Nguyễn Duy Thục MỤc lục trang trang phụ BÌA


Đóng góp của TFP với tăng trưởng kinh tế



tải về 2.1 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích2.1 Mb.
#13662
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

2.4.3. Đóng góp của TFP với tăng trưởng kinh tế

Năng suất lao động tăng chậm, trong khi hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm sút (hệ số ICOR ngày càng cao) trong suốt giai đoạn 1990-2005 đã cho chúng ta thấy chất lượng tăng trưởng thông qua hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tính toán như trên chưa tách được tác động riêng của từng nhân tố tới tăng trưởng. Để đánh giá được chất lượng của tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần xem xét năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).



Qua kết quả phân tích, xác định mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp của một số nước trên thế giới trong bốn thập kỷ cuối của thế kỷ XX, người ta nhận thấy: tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn càng nhiều thì sự phát triển kinh tế càng thiên về chiều rộng, bằng cách sử dụng các nguồn lực vật chất. Trái lại tỷ lệ đóng góp của TFP càng lớn thì tăng trưởng càng mang tính chất phát triển theo chiều sâu và yếu tố bền vững càng có cơ sở đảm bảo.

Bảng 2.26. Đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng chung

Năm

đgK

đgL

đgTFP

1991

-2.79363

0.236

3.557632

1992

3.365875

0.10817

-2.47404

1993

-0.57806

0.246059

1.332002

1994

2.655677

0.032933

-1.68861

1995

0.056966

0.056154

0.886879

1996

-0.32321

0.064425

1.258786

1997

1.050988

0.061302

-0.11229

1998

0.289044

0.085658

0.625299

1999

1.289459

0.071458

-0.36092

2000

0.20447

-0.07503

0.870556

2001

6.420799

0.323321

-5.74412

2002

-0.04924

0.13163

0.917611

2003

0.018169

0.106183

0.875648

2004

0.523301

0.091062

0.385637

2005

0.573244

0.089832

0.336924

Trung bình qua các thời kỳ

Thời kỳ

đgK

đgL

đgTFP

1991-1995

0.970406

0.087858

-0.05826

1996-2000

0.477108

0.040195

0.482697

2001-2005

0.968665

0.131386

-0.10005

1991- 2005

0.799673

0.086135

0.114192


Nguồn: Tính toán của tác giả

Ký hiệu đg là viết tắt của “đóng góp”

Như vậy, giai đoạn 1991-2005 đóng góp của vốn tới tăng trưởng rất lớn chiếm khoảng 80%, đóng góp của lao động khoảng 8,6%, năng suất nhân tố tổng hợp TFP chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn 11,4%. Nguyên nhân đóng góp của TFP giai đoạn 2001-2005 xấp xỉ -10% là vì năm 2001 Bình Định bị bão lũ nên đầu tư năm 2001 rất lớn, trong đó một phần để khắc phục hậu quả bão lũ nhưng trong số liệu thống kê không được tách riêng phần đầu tư này.

Qua kết quả tính toán, ta thấy tăng trưởng của Bình Định giai đoạn 1991-2005 chủ yếu do đóng góp của vốn, đóng góp của lao động chỉ chiếm 8,6%, đóng góp của TFP chỉ chiếm 11,4%, (cả nước giai đoạn 1991-2004 đóng góp của vốn là 46,1%, của lao động 19,21%, đóng góp của TFP là 34,69%-Nguồn Trần Thọ Đạt (2005). Hoặc theo Nguyễn Khắc Minh (2005) giai đoạn 1985-2004 đóng góp của vốn là 50,4%, lao động 26,2%, TFP là 23,4%. Như vậy so với cả nước, thì đóng góp của vốn ở Bình Định rất cao, đóng góp của lao động và của TFP thấp, điều đó chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của Bình Định chưa tốt, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, yếu tố mà Bình Định đang rất thiếu, cho nên phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư từ bên ngoài.



2.4.3. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bình Định và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Bình Định đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn diễn ra chậm chạp, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng chậm, nhất là tỷ trọng ngành dịch vụ (tăng trung bình 0,09 điểm %/năm).



Bảng 2.27. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Bình Định giai đoạn 1990-2005 (%)

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Tăng

Giảm







1990

1995

2000

2005

90-95

95-00

00-05

N-L-N

60,2

51,1

42,2

36,9

-9,2

-8,9

-5,3

CN-XD

6,6

15,0

22,6

28,2

8,4

7,6

5,6

DV

33,2

33,9

35,2

34,9

0,8

1,3

-0.3

GDP

100

100

100

100










Nguồn: Tính toán của tác giả

Tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 60,3% năm 1990, còn 36,9% năm 2005. Ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 6,6% năm 1990, lên 28,2% năm 2005. Ngành dịch vụ ít thay đổi từ 33,1% năm 1990, lên 34,9% năm 2005.











Nguồn: Kinh tế 2005 - 2006 Việt Nam & thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam.

Hình 2.9.Biểu đồ so sánh cơ cấu kinh tế Bình Định và cả nước

Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành phi nông nghiệp năm 2005 mới đạt 63,1%, mức tăng bình quân năm sau so với năm trước là 1,43 điểm %, nên làm cho mức tăng trưởng chung của nền kinh tế chậm (vì tốc độ tăng của nông nghiệp thấp hơn phi nông nghiệp).

Trong giai đoạn này, đóng góp của các ngành vào tăng trưởng theo hướng đóng góp của công nghiệp-xây dựng ngày càng tăng, từ 1,08 điểm % thời kỳ 91-95 đã tăng lên 2,3 điểm % thời kỳ 2000-2005. Đóng góp của ngành nông-lâm-ngư ngày càng giảm, từ 4,95 điểm % thời kỳ 91-95 còn 3,58 điểm % thời kỳ 2000-2005. Dịch vụ tăng từ 2,97 điểm % thời kỳ 90-95 lên 3,12 điểm % thời kỳ 2000-2005. Nếu tính chung cho giai đoạn 1991-2005, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng (trung bình 40,5%), nông nghiệp đóng góp trung bình 33,1%, khu vực công nghiệp mức đóng góp còn khiêm tốn trung bình 26,4%. Ngành dịch vụ vẫn là ngành quan trọng nhất đối với kinh tế Bình Định.

Bảng 2.28. Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng.


Chỉ tiêu

1991-1995

1996-2000

2000-2005

Tăng trưởng GDP

9,0

8,9

9,0

Nông-lâm-ngư

4,95

4,2

3,58

Công nghiệp-xây dựng

1,08

1,63

2,3

Dịch vụ

2,97

3,07

3,12

Nguồn: Tính toán của tác giả
Qua bảng 2.28, ta nhận thấy chuyển biến theo mô hình công nghiệp hoá và hiện đại hoá diễn ra quá chậm. Đặc biệt cơ cấu ngành dịch vụ chưa có chuyển biến phù hợp.

2.4.4. Vai trò của các thành phần kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế Bình Định

a. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng

Cơ cấu các thành phần kinh tế có chuyển biến, nhưng chỉ thực sự rõ nét khi có luật doanh nghiệp (tháng 6 năm 1999).



Bảng 2.29. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các thành phần kinh tế




Tỷ trọng trong GDP (giá thực tế)

Tốc độ tăng trưởng (giá so sánh)

Năm

Kinh tế

Kinh tế ngoài

Kinh tế có

Kinh tế

Kinh tế ngoài

Kinh tế có




nhà nước

nhà nước

vốn FDI

nhà nước

Nhà nước

vốn FDI

1990

12

88

0










1991

18.3

81.7

0

59.1

-3.1




1992

18.2

81.8

0

6.3

7.0




1993

18.6

81.4

0

5.6

2.8




1994

17.5

82.5

0

10.7

19.3




1995

18.5

81.5

0

19.1

11.3




1996

20.7

79.3

0

23.1

7.0




1997

21

78.7

0.3

10.8

8.4




1998

21.9

77.6

0.5

11.6

5.5

78.4

1999

23

76.6

0.4

14.9

8.0

-12.5

2000

25.2

74.6

0.2

19.4

6.1

-45.5

2001

25.7

73.9

0.4

7.9

4.8

111.6

2002

22.4

77.2

0.5

-6.1

12.5

7.7

2003

22.4

76.2

0.4

9.4

8.0

282.9

2004

22.3

77.0

0.5

10.1

11.7

-44.7

2005

22.4

76.9

0.5

11.6

11.0

11.1






Tốc độ tăng trưởng trung Bình

Thời Kỳ

Kinh tế

Kinh tế ngoài

Kinh tế có




nhà nước

nhà nước

vốn FDI

1991-1995

18.7

7.2




1996-2000

15.9

7.0




2001-2005

6.4

9.6

39.9

1991-2005

13.5

7.9

14.4

Nguồn:Niên giám thống kê Bình Định và tính toán của tác giả

Xét về tỷ trọng trong GDP, kimh tế ngoài nhà nước đóng vai trò lớn nhất. Thời kỳ 2001-2005, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 76,6%, kinh tế nhà nước chiếm 22,9%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,5% . Đây cũng là đặc điểm của Bình Định thành phần kinh tế nhà nước luôn có tỷ trọng nhỏ trong GDP, và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể ( cả nước thời kỳ 2001-2005, kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 46,94%, kinh tế nhà nước 37,77%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14,29%).

Trước năm 1999, chưa có luật doanh nghiệp thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa có điều kiện phát triển, từ năm 2002 kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng khá hơn kinh tế nhà nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Định phát triển từ năm 1997, tỷ trọng trong GDP còn rất nhỏ bé tuy nhiên tốc dộ tăng trưởng khá, trung bình đạt 14,4%/ năm.

b. Hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư thể hiện ở hệ số ICOR.



ICOR trung bình các thời kỳ




Kinh tế

Kinh tế ngoài

Thời kỳ

nhà nước

nhà nước

1991-1995

1.11

1.1

1996-2000

1.98

3.83

2001-2005

14.33

2.87

1991-2005

5.63

3.18

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ kết quả tính toán trên ta thấy trung bình giai đoạn 1991-2005 hệ số ICOR của thành phần kinh tế nhà nước là 5,63 quá cao so với 3,18 là hệ số ICOR của thành phần kinh tế ngoài nhà nước.Ở đây cũng phải thấy rằng thời kỳ 2001-2005, đầu tư của nhà nước tập trung vào công trình lớn phục vụ cho cơ sở hạ tầng của tỉnh nên hệ số ICOR chưa thực sự phản ánh hiệu quả sản xuất của kinh tế nhà nước.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoặc trên doanh thu.

Lợi nhuận thực hiện

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x100

Vốn sản xuất






tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương