Ngành Dược phẩm



tải về 5.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/84
Chuyển đổi dữ liệu19.12.2023
Kích5.32 Mb.
#56054
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   84
BAO CAO NGANH DUOC PHAM-28042014-FPTS-VI

 
 
 
Ngành Dược phẩm
 
NGÀNH DƯỢC PHẨM
 

B.2 
Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới
 
B.2
Theo 
phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển Công nghiệp 
Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ 
phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ: 

C
ấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc. 

C
ấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu. 

C
ấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu 
được một số dược phẩm. 

C
ấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở gần cấp độ 3 
theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO 
thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản 
xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”.
Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong 
quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam 
chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản 
lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ 
phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung 
Quốc và Ấn Độ.
Về định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ dược thế giới, theo cách đánh giá phân loại của 
IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển 
(pharmerging countries). Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi là tổng tiền thuốc tiêu thụ 
hàng năm, bên cạnh đó, IMS Health cũng sử dụng các tiêu chí tham khảo khác như mức độ 
năng động, tiềm năng phát triển của thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến 
động về chính sách quản lý ngành dược tại các quốc gia này. Theo đánh giá của IMS Health, 
có tất cả 17 quốc gia thuộc nhóm “pharmerging”, chia thành 3 nhóm nhỏ: 
Nhóm 1: 
Trung Quốc, quốc gia này ghi nhận hơn 40 tỷ USD tổng tiền sử dụng thuốc trong 
năm 2013. Tăng trưởng chính chủ yếu đến từ các thuốc generic được sản xuất và tiếp thị bởi 
các doanh nghiệp nội địa, bên cạnh nhu cầu đối với các thuốc phát minh mới ngày càng tăng 
cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị. 
Nhóm 2: 
Brazil, Nga, Ấn Độ. Nhóm quốc gia này ghi nhận tổng tiền sử dụng thuốc từ 5 – 15 
tỷ USD trong năm 2013. Brazil và Nga đang đạt được mức tăng trưởng “hai con số” trong các 
năm gần đây, trong khi Ấn Độ ghi nhận sự nổi lên của nhóm dân cư thuộc tầng lớp trung lưu 
với sự cải thiện đáng kể của hệ thống cơ sở hạ tầng y tế và nhận thức về chăm sóc sức khỏe. 

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   84




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương