Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm lâm sàng và VI khuẩN Ái khí CỦa viêm amiđan mạn tại bệnh viện trung ưƠng huế VÀ BỆnh việN ĐẠi học y dưỢc huế



tải về 169.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích169.31 Kb.
#26414




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN ÁI KHÍ CỦA VIÊM AMIĐAN MẠN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ VÀ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Trương Kim Tri*, Nguyễn Tư Thế**, Võ Lâm Phước***

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn ái khí và kháng sinh đồ của viêm amiđan mạn.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở 61 bệnh nhân bị viêm amiđan mạn bằng phương pháp cắt ngang, thống kê mô tả, có can thiệp.

Kết quả: Amiđan xơ teo ở nhóm tuổi >15 (83,3%), amiđan quá phát ở nhóm tuổi <31 (83,6%). Điều trị kháng sinh trước vào viện 4,9%. Bạch cầu 10.109/l (88,5%). Tỷ lệ cấy có vi khuẩn là 65,6%. Vi khuẩn hay gặp hemophilus influenza 27,7%, staphylococcus aureus 17%. Kháng sinh đồ: Vi khuẩn nhạy cảm: Gentamycin 94,1%, cefalexin 93,8%, vancomycin 91,7%, ciprofloxacin 90,5%, ofloxacin 90,0%, ceftriaxone 89,3%, cefuroxim 83,3%. Đề kháng: Tetracyclin 46,2%, ampicillin 38,1%, erythromycin 27,3%.

Kết luận: Dựa vào tần suất của các chủng vi khuẩn hay gặp trong viêm amiđan mạn để cân nhắc việc chỉ định kháng sinh và dựa vào dòng vi khuẩn được tìm thấy để chọn kháng sinh hợp lý.

ABSTRACT

Target: Researching on paraclinical and clinical characteristic, aerobic bacterial and antibiotic graph of chronic tonsilitis.

Patients and method: 61 tonsilitis patients were studied by crossing, descriptive- statistical and clinic intervention method.

Results: The tonsils appear small sized in 15 and more years old group 83,3%, hypertrophy tonsilitis in 31 and younger years old group 83,6%. Treatment with antibiotics outside hospital 4,9%. White blood cells 10.109/l (88,5%). Positive bacterial rate 65,6%. Bacterial races are often found is hemophilus influenza 27,7%, staphylococcus aureus 17,0%. Antibiotic graph: bacterial sensitize to gentamycin 94,1%, cefalexin 93,8%, vancomycin 91,7%, ciprofloxacin 90,5%, ofloxacin 90,0%, ceftriaxone 89,3%, cefuroxim 83,3%, resist to tetracyclin 46,2%, ampicillin 38,1%, erythromycin 27,3%.

Consclusions: Depend on frequencies bacterial races are often found in chronic tonsilitis afterwards considering carefully designation using antibiotic and bacterial are found in to choose suitable antibiotic.
Ghi chú:

*: Bác sỹ nội trú TMH, Trường ĐHYD Huế. Khoa TMH - BV Đa khoa Lâm Đồng - Tp Đà Lạt.

ĐT: 09 777 63 777. 00 (849) 777 63 777. Email: dalathue80love@yahoo.com.

**: PGS.TS-GVC bộ môn TMH, Trường ĐHYD Huế.

***: BSCK2-Trưởng khoa TMH, Bệnh viện Trung ương Huế.

1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm amiđan là một thuật ngữ được chỉ đến viêm amiđan khẩu cái. Đây là bệnh lý thường gặp trong lâm sàng các chuyên khoa nội nhi nói chung và chuyên khoa tai mũi họng nói riêng ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Việc điều trị viêm amiđan cũng khác nhau, có khi chỉ là điều trị nội khoa với kháng sinh, phối hợp với điều trị triệu chứng. Nhưng khi viêm nhiễm mạn tính hoặc tái phát nhiều lần gây biến chứng thì có chỉ định cắt amiđan. Ở Mỹ có khoảng 0,5-1 triệu trường hợp phải đi cắt amiđan mỗi năm [4].

Tác nhân gây viêm amiđan có thể là vi khuẩn, vi rút... Với viêm amiđan do vi khuẩn thì phổ biến vẫn là các vi khuẩn ái khí sinh mủ như phế cầu, liên cầu, tụ cầu... Cho dù loại vi khuẩn gì đi nữa thì trước khi có chỉ định phẫu thuật, vấn đề điều trị nội khoa để bảo tồn cơ quan bạch huyết họng này vẫn rất cần thiết.

Hàng năm ở Mỹ có gần 15 triệu trường hợp viêm amiđan, chiếm 5-10% ở người lớn và 15-30% ở trẻ em, làm tiêu tốn hơn 2 tỷ đô la Mỹ [7].

Việc xác định được vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ nhằm tìm kháng sinh điều trị phù hợp và xác định mức độ đề kháng kháng sinh thường dùng hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. Qua đó giúp người thầy thuốc cân nhắc sử dụng kháng sinh thích hợp, để nâng cao hiệu quả điều trị nội khoa, tránh sử dụng kháng sinh không hợp lý và hạn chế cắt amiđan không cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn ái khí của viêm amiđan mạn tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế" nhằm hai mục tiêu:



1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong viêm amiđan mạn.

2. Nghiên cứu vi khuẩn ái khí và kháng sinh đồ trong viêm amiđan mạn.

2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm 61 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm amiđan mạn đến khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung ương Huế và khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 04/2009 đến tháng 05/2010.



2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thống kê mô tả, có can thiệp.

- Phương tiện nghiên cứu bao gồm: Bộ khám tai mũi họng thông thường, bộ lấy bệnh phẩm và hệ thống máy, dụng cụ nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, thống kê chi tiết về: Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư...

- Lấy bệnh phẩm, xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ

- Tất cả được ghi lại qua phiếu nghiên cứu

- Thu thập và xử lý số liệu: Bằng chương trình toán thống kê SPSS 16.0.

3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 61)

Đặc điểm chung

 

Số lượng

Tuổi

≤15

20 32,8%




16 - 30

31 - 45


46 – 60

≥61


30 49,2%

10 16,4%


1 1,6%

0 0,0%


Giới


Nam

Nữ


29 47,5%

32 52,5%


Địa dư

Nông thôn

29 47,5%




Thành thị

32 52,5%

Nghề nghiệp

Học sinh-sinh viên

40 65,6%




Buôn bán

4 6,6%




Công nhân

3 4,9%




Nông dân

6 9,8%




Cán bộ

8 13,1%

Chúng tôi thấy tỷ lệ viêm amiđan ở nam chiếm 47,5%, nữ chiếm 52,5% (bảng 3.1), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Dương Hữu Nghị nam chiếm 49%, nữ 51% [2]. Trong 61 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi thấy tần suất mắc bệnh cao nhất là nhóm 16-30 tuổi (49,2%). Xét về nghề nghiệp (bảng 3.1) thì tỷ lệ viêm amiđan cao nhất là học sinh - sinh viên 65,6%. Có thể lý giải điều này do amiđan còn phản ứng miễn dịch mạnh, mặt khác có thẻ bảo hiểm y tế đến khám và cắt amiđan do hai bệnh viện này quản lí. Về địa dư bảng 3.1 cho thấy có 52,5% bệnh nhân sống ở thành thị và 47,5% bệnh nhân sống ở nông thôn, sự phân bố bệnh nhân ở thành thị và nông thôn gần như nhau, p > 0,05. Chúng ta biết nguyên nhân gây viêm amiđan có thể là vi rút hay vi khuẩn,... Do sự phản ứng của amiđan với tác nhân của môi trường bên ngoài và sự lớn lên của cơ thể nên hậu quả dẫn đến amiđan bị viêm dù ở thành phố hay nông thôn thì tần suất mắc bệnh gần như nhau.



3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

3.2.1. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1.1. Thống kê triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.2. Kết quả triệu chứng lâm sàng (n = 61)




Triệu chứng lâm sàng

Số lượng




Thở hôi

33 54,1%




Chán ăn

1 1,6%

Toàn thân

Mệt mỏi

0 0,0%




Ngủ ngáy

22 36,1%




Sốt

1 1,6%




Môi khô

0 0,0%




Nuốt vướng

36 59,0%

Cơ năng

Đau họng

1 1,6%




Ngứa họng

23 37,7%




Ho

20 32,8%

Thực thể

Xung huyết

7 11,5%

 

Không cân xứng

2 3,3%




Hốc bã đậu

54 88,5%

 

Giả mạc

0 0,0%

Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy trong thể viêm amiđan mạn nuốt vướng 59%, thở hôi 54,1%, ngứa họng 37,7%, ngủ ngáy 36,1% và ho 32,8% là những triệu chứng hay gặp nhất. Theo Dương Hữu Nghị và Nguyễn Tấn Định khảo sát sự cải tiến triệu chứng cơ năng của bệnh nhân trên 15 tuổi sau cắt A tại bệnh viện TMH Cần Thơ, thấy rằng tỷ lệ nuốt vướng cao 89,0%, ho vặt 78,0%, ngứa họng 43,0%, thở hôi 27% [2].



Kết quả các triệu chứng thực thể tại amiđan, ở từng thể lâm sàng (bảng 3.3) cho thấy trong thể viêm amiđan mạn, hốc bã đậu là trường hợp hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 88,5%. Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả như: Bùi Thị Hồng Yến, amiđan hốc bã đậu chiếm 88,3% [3], Dương Hữu Nghị, Nguyễn Tấn Định và cộng sự, amiđan hốc bã đậu 76% [2]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thở hôi, thở hôi cũng chiếm tỷ lệ cao trong viêm amiđan mạn 54,1%.

3.2.1.2. Phân độ amiđan theo nhóm tuổi

Bảng 3.3. Phân độ amiđan theo nhóm tuổi (n = 61)

Phân loại




15 tuổi

16-30

31- 46

46-60

Tổng

Xơ teo




1 16,7%

3 50,0%

2 33,3%

0 0,0%

6 100%

 

Độ I

1 11,1%

5 55,6%

3 33,3%

0 0,0%

9 16,4%

Độ quá phát

Độ II

4 16,0%

17 68,0%

3 12,0%

1 4,0%

25 45,5%

 

Độ III

8 57,1%

4 28,6%

2 14,3%

0 0,0%

14 25,5%

 

Độ IV

6 85,7%

1 14,3%

0 0,0%

0 0,0%

7 12,6%

Tổng

 

19 34,5%

27 49,1%

8 14,5%

1 1,9%

55 100

Nghiên cứu mức độ quá phát ở từng nhóm tuổi chúng tôi thấy amiđan quá phát độ III, IV tập trung chủ yếu ở trẻ em. Amiđan quá phát độ I, II, và xơ teo tập trung chủ yếu ở người lớn. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết, hiện tượng quá phát là do hoạt động miễn dịch của amiđan, mà hoạt động miễn dịch của amiđan mạnh nhất ở độ tuổi 3 - 10 tuổi, độ tuổi trẻ em [1]. Tỷ lệ cụ thể cho từng độ amiđan ở các nhóm tuổi thể hiện ở bảng 3.3. Cũng qua bảng phân độ amiđan (bảng 3.3) chúng tôi thấy, quá phát độ II của amiđan là hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 45,5%. Tỷ lệ amiđan quá phát độ II ở các nhóm tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cũng tương tự của Bùi Thị Hồng Yến, amiđan quá phát độ II (44,7%) [3].

3.2.1.3. Tình trạng điều trị kháng sinh của bệnh nhân trước khi vào viện

Bảng 3.4. Tình trạng điều trị kháng sinh trước vào viện (n = 61)

Thời gian

Thể lâm sàng

Chưa điều trị

<3 ngày

3-5 ngày

>5 ngày

Tổng

Viêm amiđan mạn

58 95,1%

2 3,3%

1 1,6%

0 0,0%

61 100%

p

< 0,01

Xem bảng 3.4, thời gian sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, thấy rằng hầu hết bệnh nhân chưa điều trị kháng sinh chiếm 95,1% (p<0,01). Tỷ lệ dùng kháng sinh dưới 3 ngày và 3-5 ngày chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 3,3% và 1,6%. Không có trường hợp nào dùng kháng sinh trước vào viện >5 ngày (0%).

3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng và vi khuẩn ái khí

3.2.2.1. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm amiđan mạn:

Bảng 3.5. Tỷ lệ bạch cầu (n=61)

Bạch cầu 

£10.109/l

>10-15.109/l

>15.109/l

Tổng

Thê lâm sàng










61 100%


Viêm amiđan mạn

54 88,5%

7 11,5%

0 0,0%

p

<0,01

Nghiên cứu tỷ lệ bạch cầu ở bảng 3.5 : Nhóm bạch cầu 10.109/l chiếm tỷ lệ cao nhất (88,5%), (p<0,01). Tỷ lệ thấp hơn là nhóm bạch cầu >10-15.109/l chiếm 11,5%, không có trường hợp nào bạch cầu >15.109/l. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết, khi amiđan đang viêm mạn, bệnh đang ở giai đoạn ổn định, bạch cầu không tăng.

3.2.2.2. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn

Bảng 3.6. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn (n = 61)

Kết quả nuôi cấy

Thể lâm sàng

Mọc

Tạp khuẩn

Không mọc

Tổng

Viêm amiđan mạn

40 65,6%

11 18,0%

10 16,4%

61 100%


p

<0,05

Tìm hiểu kết quả nuôi cấy vi khuẩn, chúng tôi thấy tỷ lệ vi khuẩn mọc cao 65,6% (p<0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả của Dương Hữu Nghị và Nguyễn Hữu Khôi 72,3% [2], Bùi Thị Hồng Yến 70,2% [4]. Tỷ lệ thấp hơn là tạp khuẩn 18,0%, cấy không mọc vi khuẩn 16,4%.

3.3. VI KHUẨN ÁI KHÍ VÀ KHÁNG SINH ĐỒ

3.3.1. Các chủng loại vi khuẩn ái khí mọc:

Bảng 3.7. Các chủng loại vi khuẩn ái khí mọc (n=47)




Vi khuẩn

Viêm amiđan mạn




Streptococcus α hemolytic (Strep.αH)

6 12,8%




Staphylococcus aureus (Stap.A)

8 17,0%

Gram ( + )

Streptococcus β hemo-lytic group A (Strep.βH.A)

4 8,5%

<26>

Enterococcus (Ent.co)

2 4,2%




Streptococcus pneumoniae (Strep.pneu)

6 12,8%

Gram ( - )

Hemophilus influenzae (He.ph)

Klebsiella Pneumoniae (Kleb)



13 27,7%

3 6,4%


<21>

Enterobacter Cloacae (Ent.ba)

Moraxella Catarrhalis (Mor.ca)



2 4,2%

3 6,4%



Tổng

 

47 100,0%

Trong kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7: Hemophilus influenza chiếm tỷ lệ cao nhất (27,7%), đến Staphylococcus aureus (17,0%). Một số loại vi khuẩn hay gặp của chúng tôi có tỷ lệ tương tự các tác giả khác như: Bùi Thị Hồng Yến Staphylococcus aureus 17,3% [3]. Jeong JH và cộng sự nhận xét Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm ưu thế trong thể viêm amiđan mạn [5]. Linder JA và Stafford RS gặp nhiều nhất là Hemophilus influenza, đến Staphylococcus aureus [6]. Trong thể viêm amiđan mạn có sự khác nhau về loại vi khuẩn ở các khu vực, có thể Hemophylus influenza chiếm ưu thế hay Staphylococcus aureus chiếm ưu thế nhưng nhìn chung Hemophilus influenza và Staphylococcus aureus là hai loại vi khuẩn hay gặp nhất trong thể viêm amiđan mạn.

3.3.2. Kháng sinh đồ tuỳ theo chủng vi khuẩn ái khí (n = 61)

Bảng 3.8. Kháng sinh đồ tuỳ theo chủng vi khuẩn ái khí ( n = 61)



KS

VK

AMP

CFA

CEF

CFU

CPR

ERY

GEN

OFL

TET

VAN

n

n

n

n

n

n

n

n

n

n

Gr

(+)

Str.αh

NC

0

0,0%


1

6,7%


1

4,0%





1

5,3%


3

18,8%





2

22,2%


1

7,1%


4

18,2%


ĐK

1

12,5%


0

0,0%


1

33,3%





0

0,0%


2

33,3%





1

100%


1

8,3%


1

50,0%


Sta.au

NC

1

7,7%


2

13,3%


7

28,0%


1

6,7%


8

42,1%


6

37,5%


8

50,0%





4

28,6%


8

36,4%


ĐK

0

0,0%


0

0,0%


1

33,3%


0

0,0%


0

0,0%


1

16,7%


0

0,0%





2

16,7%


0

0,0%


Str.βhgA

NC

1

7,7%


2

13,3%


2

8,0%








4

25,0%


2

12,5%


2

22,2%


0

0,0%


2

9,1%


ĐK

0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%








0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%


1

8,3%


0

0,0%


Ent.co

NC

2

15,4%











1

5,3%





2

12,5%


1

11,1%


2

14,3%


2

9,1%


ĐK

0

0,0%











1

50,0%





0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%


Str.pn

NC

1

7,7%


4

26,7%


2

8,0%


2

13,3%





3

18,8%


0

0,0%


4

44,4%


2

14,3%


6

27,3%


ĐK

0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%


1

33,3%





3

50,0%


1

100%


0

0,0%


2

16,7%


0

0,0%



Gr

(-)

He.ph

NC

7

53,8%


1

6,7%


9

36,0%


11

73,3%


5

26,3%











2

14,3%





ĐK

4

50,0%


1

100%


1

33,3%


2

66,7%


1

50,0%











6

50,0%





Kleb

NC

0

0,0%


3

20,0%


3

12,0%





2

10,5%





3

18,8%











ĐK

2

25,0%


0

0,0%


0

0,0%





0

0,0%





0

0,0%











Ent.ba

NC

1

7,7%


2

13,3%


1

4,0%


1

6,7%


2

10,5%





1

6,2%








0

0,0%


ĐK

1

12,5%


0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%


0

0,0%





0

0,0%








1

50,0%


Mor.ca

NC

























3

21,4%





ĐK
























0

0,0%





Tổng

NC

13

61,9%


15

93,8%

25

89,3%

15

83,3%

19

90,5%

16

72,7%


16

94,1%

9

90,0%

14

53,8%


22

91,7%

ĐK

8

38,1%

1

6,2%


3

10,7%


3

16,7%


2

9,5%


6

27,3%

1

5,9%


1

10,0%


12

46,2%

2

8,3%

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy, vi khuẩn nhạy cảm: Gentamycin 94,1%, cephalexin 93,8%, vancomycin 91,7%, ciprofloxacin 90,5%, ofloxacin 90,0%, ceftriaxone 89,3%, cefuroxim 83,3%. Đề kháng: Tetracycclin 46,2%, ampicillin 38,1%, erythromycin 27,3%. Kết quả của chúng tôi phù hợp các tác giả: Theo Bùi Thị Hồng Yến Hemophilus influenza nhạy cảm ceftriaxone 100%, cefuroxim 100%, gentamycin 89,5%, ampicillin 65,8%, đề kháng ampicillin 34,2%, gentamycin 10,5%. Staphylococcus aureus nhạy cảm gentamycin 100%, vancomycin 100%, erythromycin 64,3%, đề kháng erythromycin 35,7%. Streptococcus β hemo-lytic group (A) nhạy cảm vancomycin 100%, erythromycin 68,2%, đề kháng erythromycin 31,8% [3]. Theo Dương Hữu Nghị và Nguyễn Hữu Khôi Staphylococcus aureus nhạy cảm gentamycin 57,7%, vancomycin 80%, đề kháng erythromycin 60%. Streptococcus β hemo-lytic group (A) nhạy cảm vancomycin 80%, đề kháng tetracycclin 73,7%. Klebsiella pneumoniae nhạy cảm ciprofloxacin 85,7%, vancomycin 85,7%, gentamycin 85,7% [2].

4: KẾT LUẬN

+ Đặc điểm chung, lâm sàng và cận lâm sàng trong viêm amiđan mạn

- Nam 47,5% tương đương nữ 52,5% (p > 0,05).

- Độ tuổi 16-30 chiếm tỷ lệ 49,2%.

- Triệu chứng lâm sàng: thở hôi 54,1%, nuốt vướng 59%, hốc bã đậu 88,5%.

- Amiđan xơ teo ở nhóm tuổi >15 (83,3%), amiđan quá phát ở nhóm tuổi <31 (83,6%).

- Điều trị kháng sinh trước vào viện 4,9%

- Bạch cầu 10.109/l (88,5%)

- Tỷ lệ cấy có vi khuẩn là 65,6%



+ Vi khuẩn ái khí và kháng sinh đồ trong viêm amiđan mạn

- Chủng vi khuẩn ái khí hay gặp: Hemophilus influenza 27,7%, Staphylococcus aureus 17%...

- Kháng sinh đồ: Vi khuẩn nhạy cảm: Gentamycin 94,1%, cephalexin 93,8%, vancomycin 91,7%, ciprofloxacin 90,5%, ofloxacin 90,0%, ceftriaxone 89,3%, cefuroxim 83,3%. Đề kháng: Tetracycclin 46,2%, ampicillin 38,1%, erythromycin 27,3%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Khôi (2007), Viêm họng amiđan và amiđan vòm, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.06 - 16, 80 - 98, 121 - 126.

2. Dương Hữu Nghị, Nguyễn Tấn Định, Nguyễn Thị Tố Trinh (2007), Khảo sát sự cải thiện triệu chứng cơ năng của bệnh nhân trên 15 tuổi sau cắt amiđan tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ từ tháng 6/2007 đến tháng 11/2007, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2009, An Giang, 1, tr.250 - 257.

3. Bùi Thị Hồng Yến (1997), Khảo sát vi khuẩn ái khí trong viêm amiđan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng I, Luận văn Thạc sỹ khoa học Y Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.01 - 51.

4. Harzon FS (1998), peritonsillar abscess, Current therapy in Otolaryngology Head and Neck Sugery, sixth edition, pp.418 - 421.

5. Jeong JH, Lee DW et al (2008), Bacteriologic comparison of tonsil core in recurrent tonsillitis and tonsillar hypertrophy, Laryngoscope, 117(12), pp.2146 - 2151.



6. Linder JA, Stafford RS (2001), Antibiotic treatment of adults with sore throat by community primary care physicians: a national servey, 1989-1999, Journal of the American Medical Association, 286(10), pp.1181 - 1186.

7. Virtaneva K, Graham MR et al (2003), Group A streptococcus gene expression in human and cynomolgus macaques with acute pharyngitis, Infection and Immunity, 71(4), pp.2199 - 2207.

tải về 169.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương