Mùa Noel Năm 1972 Trên Thành Phố Hà Nội



tải về 21.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích21.81 Kb.
#13355
Mùa Noel Năm 1972 Trên Thành Phố Hà Nội.
Vinh Danh Chúa Cả Trên Trời. Tự Do Dân Chủ Cho Người VN.
Đầu năm 1969 ông Nixon nhận chức tổng thống thứ 37 của HK. Rồi sau đó, ông tuyên bố chính sách “VN Hóa Chiến Tranh” và ra lệnh bắt đầu rút quân ra khỏi Đông Dương.

VNHCT tức là quân đội HK và Đồng Minh rút ra khỏi VN, nhường bán đảo Đông Dương cho CS Nga Tàu, để dành ưu thế trên vùng dầu lửa Trung Đông.

Để khống chế Hà Nội, buộc Hà Nội phải ngoan ngoản tuân theo kế hoạch của HK, Nixon tìm cách dụ dỗ và mua chuộc hai nước quan thầy của CSVN. Ngày 28/2/1972 Nixon qua Trung Quốc gặp Mao, CT/ĐCS/TQ. Nixon thông báo quyết định rút quân của HK và Đồng Minh ra khỏi MN/VN, mưu tìm hòa bình trong danh dự, và thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị với Trung Cộng; bật đèn xanh cho Mao thực hiện giấc mộng xâm chiếm Hoàng Sa và Nam Hải với những túi dầu vĩ đại ở bên dưới. Nixon tiết lộ cho Mao biết hàng chục ngàn tên lửa của Liên Sô đang hướng về các thành phố kỹ nghệ quốc phòng của Trung Quốc để trả cái mối thù 200 năm mà nước Nga bị Trung Quốc cai trị, và để buộc Trung Quốc phải phục tùng Liên Sô là nước đàn anh duy nhất trong hệ thống XHCN toàn cầu mà thôi. Thêm vào đó, Nixon còn hứa giúp Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, quốc phòng, khoa học kỷ thuật và giao thông liên lạc để cho Trung Quốc đủ khả năng chống lại ý đồ bá chủ của Liên Sô.

Đúng 90 ngày sau khi bắt tay giao hữu với Mao, Nixon qua Moscow gặp Brezhnev, CT/ĐCS/LS. Nixon thông báo HK đã quyết định rút quân ra khỏi Đông Dương và ngầm hứa biếu cho Liên Sô một món quà đắt giá: đó là hải cảng Cam Ranh và hòn ngọc Viễn Đông, thành phố Sài Gòn. Nixon và Brezhnev hưởng 7 ngày tuần trăng mật tại thủ đô của đế quốc CS. Hai người bạn mới, bàn tính đủ chuyện trên đời của thế giới trần gian, đặc biệt là họ quyết số phận của VN. Rồi họ cùng nhau ký một thông cáo chung “xuống thang chiến tranh, và cùng nhau cố gắng hết sức mình tránh mọi đối đầu về quân sự. Có nghĩa là từ nay, ngày 29/5/1972, hai siêu cường Nga Mỹ không chém giết nhau nữa, thiên hạ, ai có thân thì tự lo lấy.

Sau khi kỳ kèo, bớt một thêm hai với Nga Tàu, HK đơn phương gia tăng cường độ ném bom Bắc Việt và thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng để dằn mặt CSVN. Thêm vào đó, HK gia tăng sự hỗ trợ cho QL/VNCH đánh tan lực lượng nồng cốt, tinh nhuệ của cộng quân ở chiến trường An Lộc và chiến trường Quảng Trị. Bắc Việt dưới những trận mưa bom, cảng Hải Phòng bị phong tỏa, các chuyến tàu viện trợ phải quay trở về Liên Sô, quân đội CSVN bị đánh tơi tã ở chiến trường An Lộc và Quảng Trị. Trong tình thế tang thương và thảm bại, ngày 17/10/1972 Hà Nội buộc phải từ bỏ cái đòi hỏi bố láo và ngông cuồng là đòi giải tán Chính Phủ Nguyễn Văn Thiệu, và Hà Nội phải ký với HK cái gọi là “Hiệp Ước Chấm Dứt Chiến Tranh VN” và cam kết trả tù binh cho HK. Như vậy, trên căn bản, HK đã dành được “Hòa Bình Trong Danh Dự”: tức là CSVN phải trả tù binh và hài cốt cho HK, toàn bộ quân đội của HK có thể rút ra khỏi MN/VN, và rảnh tay để làm mưa làm gió trên chiến trường Trung Đông nhiều dầu lửa.

Thế thì tại sao HK phải dùng đến 3,500 phi vụ pháo đài bay B52, đổ xuống một trận mưa bom loại 500 pounds trên thành phố Hà Nội Hải Phòng với trên 100,000 quả bom như thế. Chịu đựng 1,200 hỏa tiển SAM của Liên Sô, 15 chiếc B52 bị bắn hạ với 15 phi hành đoàn bị tổn thất vừa chết vừa bị bắt làm tù binh. Ngoài những tổn thất trên, HK còn bị nhiều quốc gia lên án về mặt đạo đức. Trận oanh kích ác liệt này diển ra từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972. Nếu Hà Nội không chịu ký hiệp định Paris, thì HK sẽ tiếp tục giội bom cho đến khi CSVN trút hơi thở cuối cùng. Vì cuộc oanh kích này diển ra suốt mùa Noel, nên được người Mỹ gọi là Christmas Bombing, nghĩa là “trận mưa bom mùa Noel năm 1972”.

Kết quả, “trận mưa bom mùa Noel năm 1972” dẫn đến một sự cưởng bức: CS Hà Nội phải chấp hai tay, lết hai đầu gối qua Paris ký Hiệp Định thừa nhận Tư Cách Pháp Lý của Chính Phủ và chế độ VNCH. Lễ ký kết hiệp định Paris đã được ông tổng biên tập Clipton Daniel diển tả trong cuốn sách “Những biến cố lớn trong thế kỷ thứ 20” như sau:

“Hiệp Định chấm dứt chiến tranh VN tuyên bố hiệu lực lúc 7 giờ sáng ngày 27/01/1973. Paris, từ mờ sáng tinh sương, ngoài trời mưa rơi lạnh lùng, trong khách sạn Majestic, bầu không khí cũng ãm đạm buồn tênh. Hai phe ký kết, VNCH và VNDCCH, không ai nở một nụ cười. Tuy người Mỹ đã thôi chiến đấu, nhưng sự xung đột ở VN vẫn không chấm dứt. Ngôn ngữ của bản hiệp định là một loại ngôn ngữ “nói một đàng, làm một nẽo”. Ngồi trong khách sạn Majestic này, HK hy vọng biến những chiến trường ở VN xa xôi kia thành những vị trí yên lành cho người dân VN đi bầu phiếu.

Có hai buổi lễ ký kết được tổ chức riêng biệt vì Chính Phủ VNCH không thừa nhận sự tồn tại của CPLT/MNVN của ông Nguyễn Hữu Thọ. Trong buổi lễ ký kết thứ nhất, vào lúc 6 giờ sáng ngày 27/01/1973, gồm có VNCH, VNDCCH và Hoa Kỳ, mà 3 bộ trưởng ngoại giao là ông Trần Văn Lắm, ông Nguyễn Duy Trinh và ông William Rogers. Và buổi lễ ký kết thứ hai được tổ chức vào chiều tối, cũng ngày 27/01/73, được ký vào một bản văn khác gồm có CPLT/MNVN, VNDCCH và Hoa Kỳ, mà 3 bộ trưởng ngoại giao là bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn Duy Trinh và ông William Rogers.”

Như thế, chúng ta thấy được rằng:



  • Hiệp Định Paris ký ngày 27/01/73 chỉ có 3 phe chính thức ký vào trước giờ có hiệu lực mà thôi. Đó là VNCH, VNDCCH và Hoa Kỳ. Vì CP/VNCH cương quyết không nói chuyện, không ngồi chung và không ký chung với cái gọi là Mặt Trận GPMN.

  • Bà Nguyễn thị Bình phải ký riêng trong một bản khác, vào buổi chiều tối, sau giờ có hiệu lực, với tư cách là CPLT/MNVN, không phải do dân bầu ra, không có thủ đô, không có hiến pháp, và không được một quốc gia nào thừa nhận cả.

  • CPLT/MNVN đã bị CSBV giết chết ngay lập tức sau khi cưởng chiếm được MNVN ngày 30/04/1975. bọn được gọi là Giải Phóng Miền Nam, một số bị thủ tiêu, một số khá đông bị tống vào các trại tù cải tạo, số còn lại phải về vườn.

  • Tổng Thư Ký LHQ và 5 nước Hội Viên Thường Trực của Hội Đồng Bảo An LHQ đã ký vào hiệp định. Hai quốc gia đại diện cho khối CS là Balan và Hungary, và hai quốc gia đại diện cho Thế Giới Tự Do là Úc và Canada. Tất cả đều ký vào Hiệp Định Chấm Dứt CTVN và cam kết thi hành hiệp định đó.

  • Yếu tố pháp lý của CP/VNCH đã được LHQ và Cộng Đồng Thế Giới thừa nhận qua việc ký kết hiệp định nói trên. Sinh mệnh của chế độ và Chính Phủ VNCH là vĩnh viễn tồn tại, Cờ Vàng, với 3 sọc đỏ quẻ Càn, là Linh Hồn của chế độ VNCH, vẫn hiên ngang sống mãi.

Đó là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao Hoa Kỳ chấp nhận chịu nhiều tổn thất, giội bom Hà Nội Hải Phòng sau khi đã ký hoà ước chấm dứt chiến tranh với Hà Nội ngày 17/10/1972”.

Tóm lại, “trận mưa bom mùa Noel năm 1972” là lòng trung thành và tận tụy của đồng minh Hoa Kỳ đối với Sinh Mệnh của CP/VNCH, người đại diện duy nhất của nhân dân Việt Nam.

Mùa Noel năm nay, năm 2003, toàn thể Cộng Đồng Nhân Loại văn minh đã nhịp nhàng cất cao tiếng hát:

Vinh Danh Chúa Cả trên trời,

Tự Do Dân Chủ cho người Việt Nam.


Westminster, 23 tháng mười hai 2003.

Nguyễn Đình Khương




Page of


tải về 21.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương