Microsoft Word KẾ hoạch học tập kim hưƠNG


Quá trình xây dựng kế hoạch học tập



tải về 37.01 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2022
Kích37.01 Kb.
#53567
1   2   3   4
xây dựng kế hoạch học tập - Sao chép

3.Quá trình xây dựng kế hoạch học tập


Việc nhận được gì từ một kế hoạch học tập đó là dựa vào sự tìm tòi, sự cố gắng, kiên trì cùng những nhận định đúng đắn của bản thân. Như tôi đã nói ngay từ đầu, để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên xây dựng kế hoạch học tập ngay từ đầu và hãy để việc này trở thành thói quen tốt của mỗi sinh viên.

  • Giai đoạn Đăng ký khối lượng học phần

Chúng ta đến giảng đường Cao đẳng, Đại học là để thu thập kiến thức, để chuẩn bị hành trang cho công việc sau này, chứ không phải là hoàn thành tất cả các môn học của nhà trường và nhận bằng tốt nghiệp. Vì thế, bạn đừng bao giờ suy nghĩ rằng cứ đăng kí càng nhiều học phần càng tốt để có thể ra trường, đó là sai lầm. Bạn sẽ không thể nào hiểu, không theo kịp chương trình học và không thể nắm rõ kiến thức, điều quan trọng là kết quả học tập của bạn sẽ không cao, thậm chí bạn có thể không vượt qua được một số môn. Vì vậy bạn nên đăng ký khối lượng học phần theo năng lực của bản thân. Như vậy, bạn mới có thể có kết quả cao được.
Khi bắt đầu mỗi học kỳ, chúng ta sẽ được quyền lựa chọn và đăng kí khối lượng học phần cho học kỳ đó. Có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng chọn sao cũng được, cứ ghi lại những học phần mà nhà trường đưa ra là xong. Nhưng thật ra việc đăng kí
khối lượng học phần là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn rất nhiều. Bạn cần có kế hoạch cho việc lựa chọn những số học phần sẽ học:

  • Tìm hiểu các môn học sẽ được đăng kí: khi đăng kí khối lượng học tập của mỗi kỳ, nhà trường đều phát cho mỗi sinh viên một bản tham khảo những môn sẽ đăng kí, dựa vào đó bạn hãy tìm hiểu những học phần đó. Có thể tìm hiểu thông qua các anh chị học khóa trước hoặc thầy cô, Cố vấn hộc tập, sách báo, mạng internet. Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những môn học và biết được nên đăng kí khối lượng như thế nào là phù hợp với bản thân và để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

  • Là một sinh viên, ngoài việc đến lớp, bạn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh khác. Vì thế nếu bạn không nghiên cứu sắp xếp thời gian cho những công việc đó và chọn ra một thời gian hợp lý cho việc đến lớp thì thật là rắc rối. Việc lựa chọn thời gian hợp lý khi đăng kí khối lượng học tập cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

  • Đăng kí số lượng tín chỉ phù hợp với năng lực của bản thân: đối với mỗi sinh viên không phải ai cũng có khả năng giống nhau. Không phải ai cũng giỏi để hoàn thành tốt các môn học có hiệu quả, nhưng cũng không ai quá kém mà phải thi rớt các môn học. Vấn đề là nếu bạn biết cách lựa chọn số lượng học phần phù hợp với bản thân mình, thì khả năng đạt kết quả tốt sẽ cao hơn:

+ Bạn nghĩ là mình giỏi và thật sự có ngăn lực, bạn có thể đăng kí nhiều những học phần, chỉ cần bạn có một kế hoạch học tập hợp lý, bạn có sự chăm chỉ và chịu khó tìm tòi học hỏi, bạn có thể ra trường sớm. Đó là điều hoàn toàn có thể.
+ Nếu bạn nghĩ mình bình thường hay không được giỏi như những bạn khác, bạn hãy đăng kí ít lại khối lượng học phần của mình. Chỉ cần có kế hoạch học tập phù hợp bạn có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, dù có chậm hơn các bạn khác. Nhưng quan trọng là bạn có thể nắm vững kiến.
Vì vậy hãy có sự lựa chọn và cân nhắc trước khi quyết định học kỳ này bạn sẽ học bao nhiêu học phần và đó sẽ là những học phần nào. Đây là mảnh ghép quan trọng để hoàn thành một kế hoạch học tập hoàn hảo.

  • Quá trình học tập

Nhìn chung việc xây dựng kế hoạch học tập cần trải qua những bước sau

  • Xác định mục tiêu của bản thân: Việc xác định mục tiêu cần phù hợp đối với năng lực, hoàn cảnh của mỗi người, và đảm bảo tính khả thi của mục tiêu. Giả sử, bạn học lực trung bình thì không nên đặt ra mục tiêu đạt loại A ở tất các môn, vì làm như thế, bạn sẽ bị đuối và dễ chán nản. Bạn cũng không nên đưa ra mục tiêu quá thấp so với bản thân, vì sẽ làm cho bạn không có động lực để phấn đấu.

  • Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đó:

    • liệt kê những công việc cần làm

    • lựa chọn những công việc ưu tiên

    • xây dựng một bảng biểu với việc phân chia thời gian trong ngày, đồng thời sắp xếpnhững công việc sao cho thích hợp

    • thực hiện kế hoạch đó. Rút ra những ưu điểm và nhược điểm của bảng kế hoạch.

Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch học tập trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ khác nhau. Sau đây là một số trường hợp tiêu biểu”
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương