Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến



tải về 2.55 Mb.
trang20/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

8- Não (upāyāsa).

Chữ upāyāsa phân tích thành upa (gần, khắn khít)+ āyāsa (phiền muộn, buồn phìền).

Các Ngài có giải thích não như sau:

“Bhuso āyāsanaṃ = upāyāsa:



Rất nhiều phiền muộn, gọi là não.

Não là sự sầu khổ quá lớn, vượt trội nhất trong các sự khổ, sầu quá nhiều dẫn đến bi lụy (khóc), điểm cao tột của sầu là não.

Với người bị não xâm chiếm mạnh, có thể rơi vào bất tỉnh hay điên loạn, như bà Pātācarā bị não xâm chiếm do chồng chết, con chết, cha mẹ chết, bà rơi vào điên loạn.

Trong Mahāniddesa (Đại xiển minh) có ghi câu Phật ngôn:

“Tassa ce kāmayānassa, chandajātassa jantuno.

Te kāmā parihāyanti, sallaviddhova ruppati.

Với ai sống về dục, bị dục chế ngự tâm

Khi các dục mất đi, hắn khổ như bị tên”. (Đại đức Giác Nguyên dịch).

Bốn ý nghĩa thực tính của não:

- Trạng thái: Thiêu đốt tâm mãnh liệt (cittaparidahanalakkhaṇo)

- Phận sự: Làm tổn hại tâm ( nitthunnaraso) (chữ nitthunna nghĩa là rên rỉ, than van).

-Thành tựu: Tuyệt vọng ( visadapaccupaṭṭhāno)

- Nhân cần thiết: Có sắc ý vật (hadayavatthupadaṭṭhāno)

Ngài Buddhaghosa (Giác Âm), có giải thích:

“Cittassa ca paridanā,

Kāyassa visādanā ca adhimattaṃ;

Yaṃ dukkhamupāyāso,

Janeti dukkho tato vutto ‘ti.(2)

Đặt lên tâm và thân,



Sự tổn hại tột cùng.

Đó chính là khổ não,

Nên Ngài dạy: Não là khổ”.

Phân tích theo chi pháp thì: Sầu là thọ ưu, bi là âm thanh do tâm sân tạo ra, còn não là tâm sân.

Sách Thanh tịnh đạo có nêu lên ví dụ để giải thích ba trạng thái của sầu, bi (than khóc) và não, như sau:

Sầu ví như dầu nấu trong nồi với lửa nhỏ ngọn, bi ví như lửa mạnh làm dầu tràn ra ngoài (phát ra tiếng khóc), còn não như dầu còn lại sau khi trào ra ngoài cho đến khi khô cạn”.

Như vậy, theo ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể hiểu “não là trạng thái sầu muộn đến nỗi muốn khóc mà không khóc được”. Đức Phật dạy:

“... Sukhena phuṭṭhā athavā dukkhena

Na uccāvacaṃ paṇḍitā dassayanti .

... Dù hạnh phúc hay đau khổ, bậc thiện trí không bồng bột cũng không để tinh thần suy sụp”. (1)

9- Ghét phải gặp (apiyasampayogo).

Là gặp phải người hay vật mà mình không ưa thích. Sự gặp gỡ điều không đang ưa thích có hai:

- Đã từng gặp người, vật hay điều không ưa thích, nay gặp lại, tâm cảm thấy khó chịu.

- Chỉ mới gặp lần đầu, nhưng không hợp với khuynh hướng của tâm nên khó chịu. Như người phật tử tuy mới gặp lần đầu, nhưng nghe người nói những câu chuyện về trụy lạc thì cảm thấy khó chịu, hoặc người ngoại giáo nghe Phật tử tán dương Đức Phật thì tỏ ra bất mãn ...



Ý nghĩa thực tính của ghét phải gặp là:

- Trạng thái: Dính vào điều không thích (aniṭṭhasamodhānalakkhaṇo).



- Phận sự: Làm tâm khó chịu (cittavighātakaraṇaraso).

- Thành tựu: Có sự tai hại (anatthabhāvapaccupaṭṭhāno).

“Ghét phải gặp” là khổ, vì khi tâm khó chịu dẫn đến thân không an lạc, nó là điểm tựa cho khổ (dukkha) sinh lên.

10- Thương phải xa lìa (piyavippayoga).

Là phải lìa bỏ những người hay vật mà mình yêu mến.

- Ý nghĩa thực tính pháp của thương phải xa lìa là:

- Trạng thái: Lìa bỏ những đối tượng thương mến (iṭṭhavatthuviyogalakkhaṇo).

- Phận sự: Sanh sầu khổ (sokuppādanaraso).

- Thành tựu: Mất mát (byasanapaccupaṭṭhāno).

Thương phài xa lìa” là khổ, vì nó là điểm tựa cho sầu (soka) sinh lên.

11-“Mong muốn không được (icchitālābho).

Là mong cầu hạnh phúc mà không được, như muốn đừng xa lìa người hay vật hài lòng, đừng gặp những điều bất hạnh, đau khổ, muốn đừng già, đừng bịnh, đừng chết....

-Ý nghĩa thực tính của mong muốn không được là:

- Trạng thái: Mong mõi điều không thể có (alabhaneyyavatthūsu icchanalakkhaṇā).

- Phận sự: Tầm cầu điều đó (tappariyesanarasā).

- Thành tựu: Thất vọng (tesaṃ appattipaccupaṭṭhānā).

Muốn không được là điểm tựa cho khổ khởi lên, nên nói “muốn không được là khổ”.

12- Nắm giữ năm uẩn là khổ.

Giữa uẩn và thủ uẩn có khác nhau không? Có, Đức Thế Tôn có dạy:

“Pañca, bhikkhave, khandhe desessāmi pañcupādānakkhandhe ca.

Này các Tỳkhưu, Ta sẽ giảng năm uẩn và năm thủ uẩn, hãy lắng nghe.” (1)

Về bản chất, uẩn và thủ uẩn không có gì sai khác, điểm sai khác duy nhất là: “Không nắm giữ là uẩn”, “có nắm giữ là thủ uẩn”, (uẩn ở đây chỉ cho những thành phần có trong thân chúng sinh, không đề cập đến sắc uẩn vô sinh vật- Ns).

Nói cách khác: uẩn thành tựu từ nghiệp tham ái hay làm cảnh cho tham ái, là thủ uẩn, ngoài ra chỉ là uẩn.

Trong bộ Pháp Tụ, Tạng Thắng pháp, phần mẫu đề tam (mātikā) có ghi nhận:

“Anupādinnānupādāniyā dhammā:



Các pháp phi thành do thủ, phi cảnh thủ”.

Là những pháp thành tựu không do tham ái, tà kiến, đồng thời cũng không nhận cảnh của tham ái hay tà kiến tạo ra.

Đó là 8 tâm siêu thế (lokuttaracittaṃ), cùng 36 tâm sở hợp và Nípbàn.

Tám tâm siêu thế là thức uẩn, không là thức thủ uẩn. Tâm sở thọ trong 8 tâm siêu thế là thọ uẩn, không là thọ thủ uẩn v..v..

Trong năm uẩn, sắc uẩn là pháp thành tựu từ pháp thủ, nên sắc uẩn là thủ uẩn, cho dù sắc uẩn có hay không thành cảnh cho tham ái hay tà kiến, sắc uẩn vẫn là thủ uẩn.

Còn thọ, tưởng, hành và thức khi không nhận cảnh do tham ái hay tà kiến tạo ra, chỉ là uẩn, không là thủ uẩn.



Nắm giữ năm uẩn là khổ. Nghĩa là bao giờ còn dính mắc với tham ái (tạo nghiệp hay nhận cảnh do tham ái tạo ra) là còn khổ.

Khổ đế được bao gồm vào 7 hoặc 9 loại :

1- Khổ khổ (dukkhadukkhaṃ).

Là cái khổ thuộc về thân tâm. Khi phân tích thì khổ khổ có hai là: Khổ thân (thân thức thọ khổ) và khổ tâm (thọ ưu).

2-Biến hoại khổ (vipariṇāmadukkhaṃ):

Là khi thọ lạc thay đổi trở thành thọ khổ. Chi pháp là thọ lạc đang trụ (ṭhiti)

3- Hành khổ (saṅkhāra dukkhaṃ).

Là cái khổ sinh diệt liên tục của pháp hữu vi. Chi pháp là thọ xả trước các pháp hành trong ba cõi.

4- Ẩn khổ (paṭicchannadukkhaṃ).

Là cái khổ không lộ ra ngoài, người khác không biết được, như nhức răng, đau tai, thân uể oải... hoặc sự nóng nảy sinh lên từ sân, sự nóng nảy sinh lên từ tham...

Gọi là ẩn khổ vì hỏi mới biết được, như khi thấy vị Tỳkhưu thân xanh xao, vàng vọt, chư Tỳkhưu hỏi:

Này Hiền giả, vì sao thân hình hiền giả xanh xao, vàng vỏ như thế?”

5- Hiện khổ (appaṭicchanna):

Là cái khổ không cần hỏi cũng biết, như người bị khánh tận tài sản, tâm tư ưu sầu, người biết rõ sự kiện, thấy người bị khánh tận “mặt buồn rười rượi”, thì hiểu biết ngay, không cần phải hỏi. Hoặc các chứng bịnh được thấy rõ.

6-Ảnh hưởng khổ (pariyāyadukkha) .

Là từ cái khổ này nảy sinh cái khổ khác, như bị ngọn giáo đâm vào thân làm thành vết thương, vết thương lại tạo ra sự khổ khác.



Hành khổ biến hoại khổ là ảnh hưởng khổ, vì từ hai loại khổ này, các khổ khác sinh ra.

7- Bất ảnh hưởng khổ (nippariyāyadukkha).

Là chịu trực tiếp cái khổ phát sinh nơi thân hoặc tâm, ám chỉ 12 chi phần của khổ đế như sinh, già .... còn gọi là chánh khổ. Khổ khổ được xem là chánh khổ.

Nguyên nhân bất tri khổ đế.

Theo Sớ giải kinh Chánh tri kiến, sở dĩ không biết sự thật về khổ, do bốn lý do:

- Khổn và0 bên trong.

Là khổ ẩn mình sau lớp hỷ lạc bọc bên ngoài, như chất độc của trái cây được che dấu sau lớp vò có màu sắc xinh đẹp, như vị đắng của viên thuốc bọc đường, khổ ẩn vào bên trong hỷ lạc nên chúng sinh không thấy khổ.

Một người vượt đường xa cảm thấy mỏi mệt, y ngồi nghỉ và cho “đó là lạc”, nếu “là lạc” thì người ấy phải ngồi mãi, nhưng đến một giai đoạn nào đó y cảm thấy không thể ngồi được nữa phải đứng lên, điều này cho thấy “khổ ngồi” bị che lấp bởi cái lạc.

Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ đều có vị ngọt riêng của chúng như mắt trong sáng tinh tường, sắc xinh đẹp, tai thính, âm thanh du dương ..., chính vị ngọt này khiến chúng sinh đắm nhiễm(1) đồng thời che lấp cái khổ.

“Sukhaṃ vā yadi vā dukkhaṃ, adukkhamasukhaṃ saha;

Ajjhattañca bahiddhā ca, yaṃ kiñci āthi veditaṃ

Etaṃ dukkhanti ñatvāna, mosadhammaṃ palokinaṃ...

Với lạc thọ, khổ thọ.



Nội thọ và ngoại thọ.

Phàm có cảm thọ gì

Biết được đây là khổ.

Giả dối (mosa), bị hủy hoại (palokinaṃ) (1).

- Khổ nương tựa vào vô minh..

Như đứa bé nương tựa vào cha mẹ nó, cũng vậy khổ sinh lên từ vô minh và ái, rồi nương tựa vào đó. Một khi vô minh bị đẩy lùi hay bị trừ diệt thì khổ hiện bày, như đứabé vắng cha mẹ sẽ kêu khóc, từ đó người ta biết có nó.

- Cảnh chế định.

Chúng sinh vẫn nhận biết khổ, nhưng chỉ nhận biết qua ý nghĩa thế tục, như nghèo là khổ, giàu sang là hạnh phúc, xấu xí là khổ, xinh đẹp là hạnh phúc... còn “cái đang chịu bức bách” (thực tướng của khổ) thì không thấy.

Một số chúng sinh tìm mọi cách hưởng thụ trần cảnh với phương cách ác xấu, tuy có hưởng an lạc tạm thời nhưng sau đó nhận lấy ác quả.

Như thanh niên Nanda hành động tà vạy với vị Thánh nữ Uppalavaṇṇā (Liên hoa nữ), sau đó bị đất rút, nhân đó Đức Thế Tôn dạy:

“Madhu vā maññati bālo; yāva pāpaṃ na paccati

Yadā ca paccati pāpaṃ; atha bālo dukkhaṃ nigacchati.

Người ngu nghĩ là ngọt, khi ác chưa chín muồi.

Ác nghiệp chín muồi rồi, người ngu chịu khổ đau.”(2).

Số chúng sinh khác lại tạo thiện nghiệp bố thí, trì giới, tu thiền, để thụ hưởng những trần cảnh tốt đẹp này, tuy có khá hơn hạng trên nhưng cuối cùng vẫn chịu sinh tử triền miên, luôn trôi nỗi trong các sinh hữu để rồi nhận lãnh nỗi khổ “già, chết”.

Các sinh hữu bất luận sinh hữu nào, đều là nơi ẩn chứa nhiều bất trắc, khổ nạn. Đức Phật có dạy: “Này chư Tỳkhưu, Như Lai không tán thán bất kỳ hữu nào, dù chỉ chút ít”..

- Bị che đậy.

Là khổ này bị khổ khác che lấp. Thật ra, cả một chuỗi khổ sinh diễn nối tiếp nhau, nhưng chúng sinh chỉ thấy cái khổ trước mắt, còn các khổ khác thì không, như danh sắc cùng hoại diệt, nhưng khổ sắc pháp có thể thấy qua các hiện tượng răng long, tóc bạc... khổ danh pháp thì không hề thấy.

Mặt khác, chính sự nhầm lẫn của vô minh đã che đậy cái khổ, cho khổ là lạc(3).

Lại nữa, hầu hết chúng sinh hài lòng với “sự hiện hữu của chính mình”, chính cái “hiện hữu của danh sắc” đã che đậy tính vô thường của các pháp hữu vi. Vô thường bị che đậy, hẳn nhiên khổ cũng bị che đậy.

II- Không biết về tập khởi của khổ ((dukkhasamudaye aññāṇaṃ).


  1. Ý nghĩa từ samudaya (tập).

Ngài Buddhaghosa có giải thích từ samudaya như sau:

Saṃ + U+ Aya = Samudaya.

SAṂ là hội hợp như samāgamo ( đến nơi hội hợp), sametaṃ (nơi hội hợp).

U là phát sinh, như uppannam, (đã sinh lên), uditaṃ (đã xẩy đến).

AYA là nguyên nhân.

Như vậy, samudaya là “hội các nguyên nhân (hay duyên) để khởi lên”, dukkhe samudaye là “hội các nguyên nhân lại để sinh lên khổ”.

Thật ra khổ sinh lên chẳng phải do một mà do nhiều duyên hội lại.

Nguyên nhân chính cho khổ trong sinh tử luân hồi đó là ái (taṅhā), ngoài ra cái khổ khác (không phải là khổ sinh tử luân hồi) phát sinh do nhiều nhân khác (không phải do ái).

Tập đế có bốn ý nghĩa: Là tích lũy (āyuhana), là căn nguyên (nidāna), là trói buộc (saṃyogaṭṭho), là chướng ngại (palibodha).

Gọi là tích lũy vì huân tập nhiều đời nhiều kiếp.

Gọi là căn nguyên (hay nguồn cội), là từ đó sinh khởi các khổ, cụ thể là gì? Chính là danh sắc.

Gọi là trói buộc, là trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi, chính là ái danh sắc này.

Gọi là chướng ngại, vì không cho thoát ra khỏi sinh tử.

Ý nghĩa thực tính pháp của tập đế:

- Trạng thái: Là nguồn gốc sinh ra (pabhavalakkhaṇaṃ)

- Phận sự: Không gián đoạn (anupacchedakaraṇarasaṃ)

- Thành tựu: Tạo ra chướng ngại (palibodhapaccupaṭṭhānaṃ)

Giải.

Nguồn gốc sinh ra”. Khổ sinh ra từ nơi nào, nơi ấy gọi là nguồn gốc củakhổ.

Không gián đoạn”. Khổ này diệt, khổ khác sinh lên, gọi là (khổ) không gián đoạn.

Tạo chướng ngại”. Khổ thân là một chướng ngại của tâm, khổ tâm làm cho thân uể oải, suy nhược, là chướng ngại của thân.



2- Phân tích.

Nhân chủ yếu sinh khổ là ái (taṅhā), vì có ái mới có thân tâm.

Ái được phân tích làm ba loại: Ái dục (kāmataṅhā), ái sắc (rūpataṅhā) ái vô sắc (vibhavataṅhā) như đã trình bày ở trên (phần trí hiểu rõ về ái).

Ngoài ra, còn một số duyên hội hợp khác, đơn cử như:

- Sinh là khổ. Ngoài ái là nhân, còn có sinh hữu là duyên, nghiệp hữu là duyên, tác ý là duyên, xúc là duyên, cảnh là duyên... Như : “Do duyên tịnh tướng, tham sinh khởi”, “do duyên bất tịnh tướng, sân sinh khởi” (1). Hay:

“Kalyāṇamittasssa, bhikkhave anuppannā ceva kusalā dhammā uppajjanti..



Làm bạn với thiện, này chư Tỳkhưu, các pháp thiện chưa sinh được sinh khởi...(2)

- “Bịnh là khổ”. Bịnh sinh lên do duyên thời tiết, do duyên vật thực, do duyên bị đánh đập, do duyên phi nhân tạo ra... Đức Phật có dạy:

“.. pittasamuṭṭhānā ābādhā semhasamuṭṭhānā ābādhā vātasamuṭṭhānā ābādhā sannipātikā ābādhā utupariṇāmayā ābādhā visamaparihārajā ābādhā opakkamikā ābādhā kammavipākajā ābādhā sītaṃ uṇhaṃ jighacchā pipāsā uccāro passāvo’ti.

Các bịnh khởi lên do mật, bịnh khởi lên từ đàm, niêm dịch (semhasamutthānā), bịnh khởi lên từ gió, bịnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra (sannipātikā ābādhā), bịnh do thời tiết sinh, bịnh do làm việc quá độ (visamaparihārajā) (là do ngồi hay đứng quá lâu), bịnh do trùng hợp các sự kiện (opakkamikā ābādhā), bịnh do nghiệp thuần thục, bịnh do lạnh, do nóng, do đói khát, do tiểu tiện, do đại tiện.”(1).

- Sầu, bi, khổ, ưu, não do duyên gặp cảnh trái ý, do mất mát những vật đáng thích ý...

Trong Kinh Tập (Suttannipāta) của Tiểu Bộ kinh, bài kinh Hai pháp tùy quán (2). (Dvayatānupassanā suttaṃ), Đức Phật nêu lên nhiều loại duyên khiến khổ hiện bày, như:

“Yaṃ kiñci dukkhaṃ sambhoti, sabbaṃ saṅkhārapaccayā...

Phàm khổ gì hiện hữu. Tất cả do duyên hành...

“Yaṃ kiñci dukkhaṃ bhoti, sabbaṃ viññāṇapaccayā.



Phàm khổ gì hiện hữu. Tất cả do duyên thức....

“Yaṃ kiñci dukkhaṃ, sabbaṃ iñjitapaccayā...



Phàm khổ gì hiện hữu. Tất cả do (duyên) giao động...

Tuy duyên cho khổ sinh lên đa dạng như vậy, nhưng cội nguồn cũng chỉ từ vô minh mà thôi.

“Upadhinidānā pabhavanti dukkhā,

Ye keci lokasmimanekarūpā,

Yo ve avidvā upadhiṃ karoti

Punappunaṃ dukkhaṃ upeti mando...

Từ sinh y, sinh khổ

Với rất nhiều hình tướng,

Khác khác nhau, trong đời,

Vô minh tạo sinh y,

Khổ sinh và tiếp diễn”. (3)

Phật ngôn trên cho thấy vô minh là cội nguồn (mūla) của khổ.

Chúng ta có thể hiểu chính vô minh là gốc rễ, ái là nhân (hetu) để có danh sắc, có danh sắc thì có khổ hiện bày với nhiều hình thức đa dạng.

3- Nguyên nhân bất tri tập đế.

Bất tri tập đế có ba lý do:

- Nương tựa khổ.

Đã có danh sắc tất nhiên có khổ, nhưng hầu hết chúng sinh đều “mong mỏi được tồn tại”, chính sự mong mỏi này là ái vi tế .

Chúng sinh tạo phước lành để mong cầu có được danh sắc thù diệu, nhưng còn danh sắc là còn khổ.

Chỉ vì muốn tồn tại nên chúng sinh mong mỏi các sinh hữu, sinh hữu nào cũng bị định luật vô thường chi phối.

Có sinh hữu là có khổ, ái ước muốn cả hai: Danh sắc và sinh hữu, nên nói “ ái nương tựa vào khổ”. Đức Phật dạy:

“Anissito na catati, nissito ca upādiyaṃ:



Không nương tựa, không động,

Nương tựa, có chấp thủ”.(sđd, 757)

Và:

“... Na siyā loka vaddhano:



... Không nên nâng đở thế gian”.(1)

- “Do trần cảnh.

Với những trần cảnh tốt đẹp, chúng sinh lăn xả vào để chiếm hữu bằng ác hành cũng có, bằng thiện hành cũng có. Cho dù bằng cách nào chăng nữa, tất cả đều là nô lệ cho tham ái.

Trong kinh Đại viên tịch (Mahānibbānasuttaṃ) ở Trường bộ, có ghi nhận: Có lần Đức Thế Tôn vượt qua bên kia sông Hằng, Ngài thấy chư Tỳkhưu đang tìm thuyền để sang sông, cảm hứng Đức Thế Tôn nói lên kệ ngôn:

“Appakā te manussesu, ye janā pāragāmino

Athāyaṃ itarā pajā,tīramevānudhāvati.



Ít người giữa nhân loại, đến được bờ bên kia

Còn số người còn lại, xuôi ngược chạy bờ này”(2).

Ý nghĩa kệ ngôn trên ám chỉ rất ít chúng sinh “giải thoát khỏi sinh tử luân hồi”, đa số vẫn chìm đắm trong giòng sinh tử.

Thậm chí khi thọ dụng các trần cảnh khả ái, người thiếu trí cho là lạc, trái lại, bậc trí cho là nguy hại.

“Appassādā āvuso, kāmā vuttā Bhagavatā bahudukkhā bahupāyāsā, adīnavo etthabhuyyo.



Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói: Các dục (kāmā) vị ngọt ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hại ở đây lại nhiều hơn (3).

- Bị che đậy.

Nhân sinh khổ là ái, nhưng do sự nhầm lẫn của vô minh, đa số chủ trương do Thượng đế tạo ra, số khác lại chủ trương do nghiệp quá khứ...

Lại nữa, chính hỳ lạc của cảnh trần, của thân năm uẩn đã quyến rủ tâm rơi vào đắm nhiễm, đồng thời chính hỳ lạc ấy đã che đậy khổ lẫn nguyên nhân sinh khổ.

“Etha passath’ imaṃ lokaṃ. Cittaṃ rājarathūpamaṃ

Yattha bālāa visīdanti. Natthi saṅgo vijānataṃ.



Đến đây, hãy nhìn thế gian này, như chiếc long xa trang hoàng lộng lẫy.

Kẻ cuồng dại lặn hụp trong thế gian ấy, nhưng bậc thiện trí thì không luyến ái.”(1) (thế gian ở đây chỉ cho năm uẩn, và sáu trần cảnh - Ns).

Lại nữa, hầu hết chúng sinh đều thích thú, hài lòng với “cái hiện hữu của chính mình” và rất sợ hãi khi nghĩ đến “mất cái hiện hữu” ấy.

Cái hiện hữu ấy là nơi khổ hội tụ, cũng là nơi sinh khổ (ảnh hưởng khổ - Ns), tuy các pháp hữu vi luôn vô thường, nhưng hiện hữu này nối tiếp hiện hữu khác, nên nó che lấp hiện tượng vô thường.

III- Không biết sự diệt khổ (dukkhanirodhe aññānaṃ).

1- Ý nghĩa từ nirodha.

Phân tích từ nirodha = NI + RODHA.

Ni là không có, rodha xuất phát từ ngữ căn rudhi nghĩa là “đóng lại, bịt lại”, nirodha là “không bị đóng lại”, “không còn nhà tù”, “sự phá tan”, “sự diệt mất”.

Nirodha trong ý nghĩa cùng tột là “sự phá tan các cảnh giới (tái sinh)”.

Diệt đế (nirodhasaccaṃ) có bốn ý nghĩa: Là thoát ra (nissaraṇa), là vắng vẻ (viveka), không bị tạo ra (asaṅkhata), là bất tử (amata).

Gọi là thoát ra, là thoát khỏi sự giam cầm trong tam giới, là thoát khỏi mọi trói buộc của phiền não...

Gọi là vắng vẻ, vì không có bóng dáng của pháp hữu vi.

Gọi là không bị tạo ra, là không do pháp khác tạo ra, đồng thời cũng không tạo ra pháp khác.

Phàm cái gì tạo ra, chính cái đó sẽ bị tạo như phước cho quả an lạc thì chính phước được tạo ra...

Gọi là bất tử, vì không bị định luật vô thường chi phối.

Không có vô thường là không có khổ, nên diệt đế xem như là lạc, như Phật ngôn:

Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ:



Nípbàn là an lạc tối thượng”(2).

(Diệt đế, bất tử, vô bịnh (aroga) là những tên gọi khác của Nípbàn - Ns).

Thực tính pháp của diệt đế là:

- Trạng thái: Vắng lặng (santilakkhaṇaṃ).

- Phận sự: Bất động (accutirasaṃ).

- Thành tựu: Không hình tướng (animittapaccupaṭṭhānaṃ).

Nípbàn là một pháp rất thâm sâu, cực kỳ vi tế không thể hiểu qua ngôn từ hay trí văn hoặc trí tư.

Ngoại trừ bậc Thánh, phàm nhân chỉ có khái niệm về “nípbàn”, đó là sự diệt tắt cái khổ và cái khổ ấy không còn sinh khởi trở lại (asaṅkhata).

Phàm nhân khi chứng đắc Nípbàn lần đầu trở thành Bậc Thánh Dự lưu, chẳng những tà kiến và hoài nghi bị diệt mà cái khổ do chúng (hoài nghi và tà kiến) sinh ra cũng bị diệt.

Không những thế, ngay cả nhân sinh ra tà kiến, hoài nghi lẫn những pháp đồng sinh với chúng cũng bị diệt không còn dư sót.

Mặt khác, không những nghiệp dẫn tái sinh vào bốn khổ cảnh do tà kiến hoài nghi bị diệt, ngay cả những nghiệp dẫn xuống khổ cảnh xuất phát từ tâm tham ly tà hay tâm sân cũng bị diệt tận, cho dù bậc Thánh Dự lưu vẫn còn tâm tham ly tà và tâm sân.

Chữ nibbāna tích thành ni (không có) + varna (kết dệt).

Nibbāna nghĩa là không còn kết dệt với ái, nên được gọi là diệt khổ. Và Nípbàn chỉ có một không thể có hai để có cái tương tự.

Ông Visākha có hỏi bà Dhammadinnā:

“Nibbānassa pan’ayye kiṃ paṭibhāgo ti:

( Thưa Ni sư) Nípbàn lấy gì làm tương đương.

Bà Dhammadinnā đã trả lời:

“Accasarāvuso Visākha pañhaṃ, nāsakkhi pañhānaṃ pariyantaṃ gahetuṃ:

Này hiền giả Visākha, câu hỏi đi quá xa, vượt ra ngoài giới hạn câu trả lời.

Tiếp theo bà giải thích:

“Nibbānogadhaṃ hi āvuso Visākha brahmacariyaṃ nibbānaparāyanaṃ nibbānapariyosānaṃ:

Này hiền giả Visākha, Phạm hạnh là chứng đắc Nípbàn, đến Nípbàn, Nípbàn là tối hậu (pariyosāna).” (1)

Thanh niên Udaya có hỏi Đức Thế Tôn:

.... Kissassa vippahānena, nibbānaṃ iti vuccati?.

... Do đoạn được cái gì, được gọi là Nípbàn?

Đức Thế Tôn đáp:

.... Taṅhāya vippahānena, nibbānaṃ iti vuccati.

... Do đoạn được khát ái, được gọi là Nípbàn.(2)

Rõ ràng, ái tuy đa dạng, có nhiều thứ nhiều loại, nhưng diệt ái chỉ có một. Như một cội cây có nhiều nhánh, nhưng bứng tận gốc rễ thì tất cả đều ngã. Cũng vậy, ái có nhiều loại ví như nhánh cây, diệt ái chỉ có một là Nípbàn.



Nípbàn có phải là cõi trú của chúng sinh không? Không, Nípbàn không có danh sắc.

Có vị chư thiên bạch hỏi Đức Thế Tôn:

“Kuto sarā nivattanti, katthavattam na vattati.

Kattha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhatī ‘ti.



Chỗ nào nước chảy ngược, chỗ nào nước xoáy dừng.

Chỗ nào danh và sắc, được đoạn diệt không dư.

Đức Thế Tôn trả lời:

Yattha āpo ca pathavī, tejo vāyo na gādhati

Ato sarā nivattanti, etthavattaṃ na vattati

Ettha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhatī ’ ti.

Chỗ nào nước và đất, lửa gió không vững trú.

Do vậy nước chảy ngược, chỗ ấy nước xoáy dừng.

Chỗ ấy danh và sắc, được đoạn diệt không dư (1).

Bản sớ giải giải thích “ettha (do vậy)”, chỉ cho Vô dư Nípbàn.

Vị Thánh Alahán viên tịch thì không còn danh sắc nào cả, đã không có danh sắc thì Nípbàn không phải là cõi trú của chúng sinh.

Nípbàn là phi hữu, vậy Nípbàn là một thực tại hay hư vô?

Nípbàn là một thực tại, đó là sự diệt tận tham, sân, si.

Du sĩ Jambukhādaka có bạch hỏi Đức Sāriputta rằng:

“Nibbānaṃ, nibbānanti, āvuso Sāriputta, vuccati. Katamaṃ nu kho, āvuso, nibbānanti?

Nípbàn, nípbàn, này hiền giả Sāriputta, như vậy được nói đến. Này hiền giả, thế nào là Nípbàn?.

Yo kho, āvuso, rāgakkhayo dosakkhayo, mohakkhayo. Idaṃ vuccati nibbānanti.”



- Này hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Đây gọi là Nípbàn.”(2)

IV. Không biết con đường đưa đến khổ diệt (dukkhanirodhagāmini paṭipadāya aññāṇaṃ).

1- Ý nghĩa.

Gọi là “đạo diệt khổ” vì đối diện với diệt khổ, nói cách khác, gọi là “đạo diệt khổ vì nhận cảnh là Nípbàn”.

Chữ paṭipadā là “phương cách thực hành tiến hóa”, đạo ở đây có bốn ý nghĩa: Hướng dẫn thoát ra (niyyāna), nguyên nhân (hetu), thấy (dassana), ưu thắng (adhipateyya).

Gọi là “hướng dẫn thoát ra, như một người thoát ra khỏi khu rừng nhờ đi đúng hướng. Cũng vậy, người thoát ra luân hồi chấm dứt khổ sinh tử do thực hiện đúng phương pháp.

Tức là thực hành theo cách thức như vậy sẽ diệt khổ từng phần, cuối cùng đoạn tận tử sinh.

Gọi là “nguyên nhân, là nhân thoát ly ra mọi thống khổ.

Gọi là thấy”, vì thấy rõ các pháp: Khi có sinh lên tất có diệt, nhân nào sinh ra pháp ấy, nhân nào diệt pháp ấy, cách thức diệt nhân ấy. Tất cả đều thấy rõ.

Gọi là “ưu thắng”, vì khổ đã được thấy cùng tột (abhiñeyya), nguyên nhân sinh khổ đã được đoạn trừ, sự diệt khổ đã chứng nghiệm và phương pháp thực hành diệt khổ đã tu tiến thành đạt.

Thực tính pháp của đạo đế là:

- Trạng thái: Hướng dẫn thoát ra (niyyānalakkhaṇaṃ)

- Phận sự: Diệt trừ phiền não (kilesappahānakaranarasaṃ).

- Thành tựu: Thoát ra (khổ) (vuṭṭhānapaccupaṭṭhānaṃ).



2- Phân tích.

Đạo đế là con đường có 8 chi như Đức Phật dạy trong kinh Chuyển Pháp Luân, đó là : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Con đường 8 chi này có hai loại: Còn trong thế gian và xuất thế gian.

Còn trong thế gian là trong giai đoạn tu tiến, gọi là hữu lậu (sāsavā), xuất thế gian là khi thành tựu tâm Đạo (đạo Thánh đế), gọi là vô lậu (anāsāva) (1).

Những ý nghĩa thực tính của chánh kiến.... chánh định lần lượt giải, là nói đến thực tính pháp của 8 chi này trong tâm Đạo (maggacittaṃ).


  1. Chánh kiến (xem phần duyên khởi ở trước).

Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo) có giải thích: “Chánh kiến trong tâm đạo mang ý nghĩa: Thấy rõ con đường, đoạn trừ tà kiến...” (2).

Chánh kiến có hai loại:

- Chánh kiến còn trong thế gian, gọi là chánh kiến hữu lậu vì còn cho quả tục sinh.

- Chánh kiến xuất thế gian, là chánh kiến trong tâm siêu thế, gọi là chánh kiến vô lậu.

Tương tự như thế đối với 7 chi đạo còn lại.

b- Chánh tư duy (sammasaṅkappo). Là sự suy tư đúng.

Theo Tạng Thắng Pháp thì sự tư duy là tâm sở Tầm (vitakkacetasika).

Khi suy tư liên hệ với bất thiện thì gọi là tà tư duy, khi suy tư liên hệ với vô tham, vô sân, vô si thuộc thiện, gọi là chánh tư duy.

Tâm sở Tầm trong tâm quả hay tâm duy tác không gọi là chánh hay tà, đơn thuần là tầm vô ký (kriyavitakko), vì không cho tâm quả dị thục an lạc hay tâm quả dị thục bất lạc. Tuy nhiên, chánh tư duy trong ý nghĩa “suy nghĩ đúng”, thì tâm sở Tầm trong những tâm duy tác hữu nhân (tâm của vị Thánh Alahán) xem như là “chánh tư duy”, vì sự suy tư của các Ngài không còn liên hệ đến tham, sân, si.

Tâm sở Tầm trong tâm quả hiệp thế chúng chỉ hiện diện nhưng không hoạt động, tương tự như thế trong tâm quả Siêu thế bình thường.

Nhưng trong lộ nhập thiền quả của vị thánh Thân chứng, tâm sở Tầm trong tâm quả Siêu thế là chánh tư duy vì trở thành chi thiền.

Theo Kinh Tạng, chánh tư duy có ba chi phần là:

- Suy nghĩ cách thức thoát trần (nekkhamma vitakko).

- Suy nghĩ không thù oán (abyāpāda vitakko).

- Suy nghĩ không hãm hại (avihiṃsa vitakko).(1)

Ngược với chánh tư duy là tà tư duy. Tà tư duy là “suy nghĩ về hưởng thụ dục lạc (kāma vitakko), suy nghĩ về sự thù oán (byāpāda vitakko), suy nghĩ về hãm hại (himsa vitakko), tức là loại tâm sở Tầm đi chung với tham, sân.

Tham, sân dựa vào vô minh để sanh khởi và tăng trưởng, một khi chúng có gốc rễ (mūla) rồi thì đoạn trừ chúng rất khó khăn, đồng thời chúng trở thành một chướng ngại (sân độc cái, tham dục cái) cho sự thoát ly khỏi thế gian.

Một khi không có tham sân thì mãnh đất vô minh kia không gây nguy hiễm nhiều, chính sự suy gẫm về phương thức thoát trần đã hạn chế sức mạnh của vô minh đang tiềm ẩn trong tâm hành giả.

“Mā bhikkhave, pāpake akusale vitakke, vitakkheyyātha, seyyathidaṃ kāmavitakkaṃ, byāpādavitakkaṃ, vihiṃsāvitakkaṃ...

Này các Tỳkhưu, chớ có suy tầm các tầm ác - bất thiện như dục tầm, sân tầm, hại tầm...

“Vitakkentā ca kho tumhe, bhikkhave: Idaṃ dukkhan’ti vitakkeyyātha, ayaṃ dukkhasamudayo’ti vitakkeyyātha, ayaṃ dukkhanirodho’ti vitakkeyyātha, ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti vitakkeyyātha.

Này các Tỳkhưu, các ngươi hãy suy tầm: Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt...”(2).

Ý nghĩa thực tính của Chánh tư duy là:

- Trạng thái: Hướng tâm đúng, đặt vào (nơi) cao tột (sammācittābhiniropana lakkhanaṃ).

- Phận sự: Kiên cố (appanārasaṃ).

- Thành tựu: Diệt trừ tà tư duy (micchāsaṅkappapahānapaccupaṭṭhāṇo).(3)

Gọi là “hướng tâm đúng, đặt vào nơi cao tột”.

Nơi cao tột chính là cảnh giới Nípbàn, sự hướng tâm đến Nípbàn, là đối tượng của đạo, đó là chi phần “xuất ly tầm – nekkhamma vitakko” của chánh tư duy được phát huy cao tột.

Này các Tỳkhưu, tâm đặt đúng hướng có thể xuyên thủng vô minh”.

Gọi là “kiên cố ”, vì không rung động trước tà tư duy.

Trong thời điểm đối diện với Nípbàn chánh tư duy trở thành một chi thiền của tâm đạo, trước khi Nípbàn xuất hiện (trong những sátna: Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ - Xem bản tâm lộ đắc đạo), chi tầm này nhận một trong ba cảnh thực tướng của pháp hữu vi.

Nếu nhận cảnh là “tướng vô thường”, chánh tư duy trở thành chi thiền của định vô tướng, tâm đạo thoát ly thế gian qua cửa nảy, gọi là vô tướng giải thoát môn.

Nếu nhận cảnh là “khổ tướng”, chánh tư duy trở thành chi thiền của định vô nguyện, tâm đạo thoát ly thế gian qua cửa này, gọi là vô nguyện giải thoát môn.

Nếu nhận cảnh là “tướng vô ngã”, chánh tư duy trở thành chi thiền của định không tánh, tâm đạo thoát ly thế gian qua cửa này, gọi lả không tánh giải thoát môn.

Gọi là “diệt trừ tà tư duy”, là không cho dục tầm, sân tầm, hại tầm sinh lên làm ô nhiễm tâm. Nói cách khác là “không cho tham, sân sinh khởi”.

Chánh tư duy trong tâm Đạo mang ý nghĩa “đang hướng đến (đối tượng) của đạo(1), đoạn trừ tà tư duy....” (sđd).

Chánh kiến và chánh tư duy được gom vào tuệ uẩn. Chánh kiến có đặc tính “soi sáng”, nhưng không có khả năng phân tích, chánh kiến phân tích được tam tướng là nhờ chánh tư duy, vì đặc tính của chánh tư duy là “suy gẫm”.

Ví như người thấy viên ngọc, nhưng không thể xác định thật hay giả, nhờ bàn tay xoay viên ngọc mọi chiều, mắt quan sát được rõ ràng và xác định thật hay giả. Cũng vậy, pháp hữu vi luôn có ba tướng: Vô thường, khổ , vô ngã, chánh kiến muốn nhận rõ một trong ba tướng phải nhờ đến chánh tư duy (tức là tâm sở Tầm).



c-Chánh ngữ(sammāvācā).

Là tránh xa 4 tà ngữ, sách Thanh tịnh đạo giải thích ý nghĩa thực tính của Chánh ngữ là:

- Trạng thái: Giữ gìn (pariggahalakkhaṇā).

- Phận sự :Tránh xa (viramanarasā).

- Thành tựu: Đoạn trừ tà ngữ (micchāvācappahānapaccupaṭṭhāno).

Gọi là “gìn giữ” là gìn giữ sự thật.

Gọi là “tránh xa”, là tránh xa những điều hư ngụy.

Sách Vô ngại giải đạo có giải thích: “Trong sátna đạo, chánh ngữ mang ý nghĩa xác nhận sự thật, đoạn trừ tà ngữ....”.



d- Chánh nghiệp (sammākammanto).

Là việc làm đúng, đó là sự tránh xa những ác- bất thiện pháp thuộc về thân như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong dục ....

Sách Thanh tịnh đạo giải thích thực tính pháp của chánh nghiệp như sau:

- Trạng thái: Thực hiện việc đúng (sammāṭhāpanalakkhaṇo).

- Phận sự: Tránh xa (viramanarasā).

- Thành tựu: Đoạn trừ tà nghiệp (micchākammantappahaanapaccupaṭṭhāno).

Sách Vô ngại giải Đạo giải thích: “Trong sátna đạo, chánh nghiệp có ý nghĩa “việc làm đúng”, đoạn trừ việc làm sai”.

Việc làm đúng” là giúp các pháp đồng sinh cùng với chính mình tiến đắc Nípbàn, diệt trừ phiền não.

e-Chánh mạng (sammā ājīvo).

Chánh mạng theo đời thường là nuôi mạng đúng, tức là tránh xa cách nuôi mạng tà vạy, như người cư sĩ lánh xa 5 nghề : buôn bán người, buôn bán thú sống, buôn bán chất độc, buôn bán vũ khí (dùng để sát hại sinh vật như cung tên, giáo, đao, thương...), buôn bán chất say, cùng một số nghề sái quấy khác.

Sách Thanh tịnh đạo có giải thích ý nghĩa thực tính của Chánh mạng là:

- Trạng thái: Trong sạch (yodānalakkhaṇo)

- Phận sự:Duy trì sự sống đúng (ñāyājīvappattiraso).

- Thành tựu: Đoạn trừ tà mạng (micchājīvappahānapaccupaṭṭhāno).

Gọi là “duy trì sự sống đúng”, chữ jīva nghĩa là “sự sống”, nghĩa mở rộng là “sự tồn tại”.

Tâm đạo cùng các tâm sở đồng sanh là danh uẩn hữu vi, khi nhận cảnh Nípbàn ĐANG SÁT TRỪ PHIỀN NÃO, danh uẩn hữu vi này cần phải tồn tại, sự tồn tại phải được trong sạch hóa tuyệt đối (đúng), chính chánh mạng đãm nhận phận sự này.

Sách Vô ngại giải đạo có giải thích : “Trong sátna đạo, chánh mạng có ý nghĩa là trong sạch, đoạn trừ tà mạng (đời sống sai)”.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng được gom vào Giới uẩn.

Trong đời sống thường nhật, chúng là những tâm sở bất định không hề sanh chung với nhau, vì cảnh của chúng sai biệt.

Khi có đối tượng là “lời nói” thì chánh ngữ sinh lên để diệt trừ tà ngữ, đồng thời nói ái ngữ.

Khi đối tượng là “việc làm về thân” thì chánh nghiệp sinh lên để đoạn trừ tà nghiệp, đồng thời thực hành những việc lành như: Cung kỉnh, phục vụ...

Khi đối tượng là “sự nuôi mạng sống”, thì chánh mạng sinh lên để diệt trừ những cách thức nuôi mạng gian trá.

Trong tâm đạo ba tâm sở này cùng có mặt vì liên hệ với chánh kiến và chánh tư duy, ba tâm sở này đều có một cảnh là Nípbàn, đều có chung phận sự là “diệt trừ ác xấu thô thiển”.

f- Chánh tinh tấn (sammāvāyāmo).

Trong đời sống thường nhật, tinh tấn mang ý nghĩa “cắt đứt lười biếng”, chi pháp là tâm sở tinh tấn (viriyacetasika).

Tinh tấn có hai loại: Tà tinh tấn và chánh tinh tấn.

Tà tinh tấn là loại tinh tấn đi chung với tham sân si (ám chỉ tâm sở tinh tấn trong 12 tâm bất thiện).

Chánh tinh tấn là loại tinh tấn đi chung với vô tham, vô sân và vô si (ám chỉ tâm sở tinh tấn trong những tâm thiện), chánh tinh tấn được tu tập với bốn chi phần:

- Tinh tấn ngăn trừ các ác bất thiện pháp chưa sinh, không sinh lên.

- Tinh tấn diệt trừ các ác bất thiện pháp đang có.

- Tinh tấn làm cho các thiện pháp chưa sinh được sinh lên.

- Tinh tấn duy trì và làm tăng trưởng những thiện pháp đang có.

Sách Thanh tịnh đạo có giải thích ý nghĩa của chánh tinh tấn như sau:

- Trạng thái: Nỗ lực (paggahalakkhaṇo).

- Phận sự: Không cho điều bất thiện sinh lên (anuppanna akusalānuppādanādiraso)

- Thành tựu: Đoạn trừ tà cần (micchāvāyāmappahānapaccupaṭṭhāno).

g- Chánh niệm (samāsati).

Trong thời tu tiến, niệm (sati) là sự ghi nhớ, ghi nhận, khi nhớ chính xác gọi là chánh niệm.

Có hai loại chánh niệm:

- Chánh niệm theo chế định, là ghi nhận những danh từ chính xác có ý nghĩa thực tính pháp, như ghi nhận “đất, nước, lửa. gió...”, sự ghi nhận này mang lại lợi ích là: chứng đắc thiền hiệp thế.

- Chánh niệm theo Tứ niệm xứ, là ghi nhớ để thấy rõ một trong ba tướng vô thường, khổ, vô ngã.

Ghi nhớ được (một trong) tam tướng đó là chánh niệm theo thực tướng pháp (chánh niệm có cảnh là (một trong) tam tướng).

Chánh niệm là thành phần quan trọng trong đời sống tu tập của hành giả. Hành giả an trú tâm vào 4 nơi ghi nhận là:

- Niệm thân trong thân.

- Niệm thọ trong thọ.

- Niệm tâm trong tâm.

- Niệm pháp trong pháp.

Chánh niệm trong tâm đạo là “ghi nhớ (một trong ) tam tướng”.

Sách Thanh tịnh đạo giải thích ý nghĩa thực tính của chánh niệm là:

- Trạng thái: An trú (upaṭṭhānalakkhaṇā).

- Phận sự: Không quên lãng (asmmussanarasā).

- Thành tựu: Đoạn trừ tà niệm (micchāsetiyappahānapaccupaṭṭhāno).

Gọi là “an trú”.

Chánh niệm luôn an trú một trong bốn chỗ: Thân, thọ, tâm, pháp. Nếu nói gọn thì “an trú trong danh sắc hữu vi”.

Có hai loại chánh niệm như đã giải ở trên, chánh niệm theo thiền chỉ thì nhận cảnh là chế định, còn chánh niệm theo thiền quán thì nhận cảnh thực tướng của pháp hữu vi, cảnh thực tướng này chỉ có trong danh sắc hay 5 uẩn.

Nếu phân theo danh sắc thì: Thân niệm xứ là “ghi nhớ” sắc, thọ niệm xứ và tâm niệm xứ là “ghi nhớ” danh, pháp niệm xứ là “ghi nhớ” danh và sắc.

Nếu phân tích theo 5 uẩn thì: Thân niệm xứ là “ghi nhớ” sắc uẩn, thọ niệm xứ là “ghi nhớ” thọ uẩn, tâm niệm xứ là “ghi nhớ” thức uẩn, pháp niệm xứ là “ghi nhớ” tưởng uẩn và hành uẩn.

Chính trong danh sắc hữu vi hay 5 uẩn này, tam tướng mới hiển lộ để niệm ghi nhớ thực tướng.

Gọi là “không quên lãng”.

Hàm ý không có sự mê muội trong cách ghi nhớ.

Gọi là “tà niệm”, là ghi nhớ sai, tà niệm có thể là tà tín, tà tưởng, tà kiến (1).

Sở dĩ đoạn trừ được tà niệm vì nương theo chánh kiến thấy rõ tam tướng, những gì là vô thường không thể ghi nhớ là thường, những gì là khổ không thể ghi nhớ là lạc, những gì vô ngã không thể ghi nhớ là ngã.



h- Chánh định (sammā samādhi).

Định là tâm an trú vững chắc trong một cảnh, chánh địnhan trú tâm trong cảnh đáng an trú.

An trú tâm vào cảnh không đáng an trú (là cảnh quyến rủ tham, sân sinh khởi) là tà định. Chi pháp của tà định hay chánh định đều là tâm sở Nhất hành (ekaggatā cetasika), chỉ khác nhau về cảnh đáng an trú hay cảnh không đáng an trú.

Có hai loại chánh định:

- Chánh định hiệp thế. Là sự chứng đắc các tầng thiền Sắc giới và Vô sắc giới, hay an trú tâm vào một trong tam tướng của hành giả đang tu tập thiền quán, tức là an trú tâm trong tướng vô thường, gọi là “vô tướng định (animitta samādhi)”, hoặc an trú tâm trong tướng khổ, gọi là “vô nguyện định (apaṇihita samādhi)” hay an trú tâm trong tướng vô ngã, gọi là “không tánh định (suññata samādhi)” .

“Rāgassa bhikkhave, abhiññāya tayo dhammā bhāvetabbā. Katame tayo?

Suññato samādhi, animitto samādhi, appaṇihito samādhi.

Rāgassa, bhikkhave, abhiññāya, ime tayo dhammā bhāvetabbā”.

Này các Tỳkhưu, để thắng tri tham ái (rāgassa abhiññāya), ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?



Không định, vô tướng định, vô nguyện định.

Để thắng tri tham ái, này các Tỳkhưu, ba pháp này cần phải tu tập.”(2)

- Chánh định siêu thế. Là định trong tâm đạo và tâm quả Siêu thế, là loại định nhận Nípbàn làm cảnh.

Nên ghi nhận: Phàm định là các tầng thiền hiệp thế mà phàm nhân chứng đắc được.

Thánh định là các tầng thiền hiệp thế của bậc Thánh, và định trong tâm Siêu thế cũng được xem là Thánh định.

Sách Thanh tịnh đạo có giải thích ý nghĩa thực tính của chánh định là:

- Trạng thái: Không phân tán (avikkhepalakkhaṇo).

- Phận sự: Tập trung (samādhānaraso)

- Thành tựu: Diệt trừ tà định (micchāsamādhippahānapaccupaṭṭhāno).

Gọi là “không phân tán”, là cảnh cùng với tâm trở thành một, tâm không buông lìa cảnh, cảnh không lìa tâm.

Gọi là tập trung”, là tâm cùng các tâm sở cùng với định, chỉ là một trong cảnh.

Gọi là diệt trừ tà định, là không an trú vào những cảnh khiến cho tham sân sinh khởi.

Ba chi: Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định được gom vào Định uẩn.

Trong phần định uẩn thì Định là chủ yếu, tuy nhiên chánh định được vững mạnh phải nhờ chánh tinh tấn và chánh niệm trợ giúp.

Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có cho ví dụ như sau: Có ba người vào vườn cây, muốn hái trái chín, nhưng trái cây ở cao, bất kỳ người nào cũng không thể hái được.

Họ lập thế, một người đứng lên vai người bạn tuy vừa tầm với có thể hái được trái cây, nhưng người ở dưới không đủ lực nên người đứng trên vai bị rung chuyển đứng cũng không vững, người thứ ba kề vai vào, người kia hai chân đặt trên hai vai của hai người bạn, nên đứng vững vàng và hái trái cây.

Người đứng trên vai hai người bạn ví như Định, hai người kề vai ví như chánh niệm và chánh tinh tấn.

Trong Bát Thánh đạo, tuy chánh kiến dẫn đầu, nhưng chánh định giữ vai trò rất quan trọng, vì phận sự của chánh định là “tập trung” sức mạnh hổ trợ cho chánh kiến sát tuyệt phiền não vô minh và ái tùy miên.

Có câu hỏi: Nhân gần của từng chi đạo trong Bát Thánh Đạo là gì?”.

Đáp: Trong tâm đạo, bát chi đạo nương nhau sinh lên bằng đồng sinh duyên (sahajāta paccaya). Như trong kinh Đại Tứ Thập của Trung bộ kinh III có ghi:

“Katamo ca bhikkhave, ariyo sammāsamādhi sa – upaniso sapparikkhāro? Seyyathīdaṃ: Sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati...

Này các Tỳkhưu, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm”.

Nếu tính riêng từng chi đạo thì chi đạo sau do nương chi đạo trước bằng cách cận y duyên (upanissaya paccaya), như:

“Sammādiṭṭhissa sammāsaṅkappo pahoti:



Do chánh kiến, chánh tư duy được khởi lên.

“Sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoti:



Do chánh tư duy, chánh ngữ được khởi lên.

“Sammāvācassa sammākammanto pahoti:



Do chánh ngữ, chánh nghiệp được khởi lên.

“Sammākammantassa sammā-ājīvo pahoti:



Do chánh nghiệp, chánh mạng được khởi lên.

“Sammā-ājīvassa sammāvāyāmo pahoti:



Do chánh mạng, chánh tinh tấn được khởi lên.

“Sammāvāyāmassa sammāsati pahoti:



Do chánh tinh tấn, chánh niệm được khởi lên.

“Sammāsatissa sammāsamādhi pahoti:



Do chánh niệm, chánh định được khởi lên. (sđd).

Không thấu đáo Diệt đế và đạo đế chỉ có một nhân, đó là: (do vô minh) che đậy.



Dứt trí hiểu về vô minh.

***


Tiêu đề 16- Trí hiểu rõ về pháp ngâm tẩm (āsava).

(Xin xem đoạn trừ lậu hoặc, tức luận giải bài kinh “Tất cả lậu hoặc – sabbāsava sutta, do Ngài Achariya Buddharakkhita soạn, Việt dịch: Đại Đức Pháp Thông ).

Soạn xong vào mùa an cư 2005 – năm Ất Dậu. PL. 2549.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kinh Tạng PĀLI.

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch:



  • Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), I, II, III, IV. (1972). Sài Gòn, Viện Đại Học Vạn Hạnh.

  • Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh), I, II, III.(1973). Sài Gòn, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh.

  • Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ), I, II, III, (1987 – 1988), Tp Hồ Chí Minh, Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam.

  • Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng bộ), I, II, III, IV, V. (1982), Tp Hồ Chí Minh, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh.

  • Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh), (1982), Tp Hồ Chí Minh,Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh.

*- Suttanipāta (Kinh tập).

*- Itivuttaka (Như thị thuyết).

*- Dhammapāda (Kinh Pháp cú).

*- Jātaka atthakātha (Câu chuyện tiền thân)

  • Nguyễn Hoàng Hải (dịch) (1988), Vô ngại giải đạo (Paṭisambhidāmagga). -

  • Đại trưởng lão Pháp Minh, Chú giải kinh Pháp cú I (1997), II (1998), III (2000) (Dhammapāda – Atthakathā), Tp Hồ Chí Minh, Thành hội Phật Giáo Tp Hồ Chí Minh.

  • Đại Trưởng lão Hộ Tông, (2000), Kinh Nhật tụng cư sĩ, Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

  • Đại Trưởng lão Hộ Tông, (1995),Thập độ, Tp Hồ Chí Minh, Thành Hội Phật Giáo. Thành Phố Hồ Chí Minh .

  • Đại Trưởng lão Bửu Chơn, (1962), Kho Tàng Pháp Bảo, Sài Gòn, nhà in Nguyên Ba. Đại Trưởng Lão Bửu Chơn dịch.

  • Đại Trưởng lão Giới Nghiêm, (1962 – 1981), Mi Tiên vấn đáp I, II, III (Milindapañhā),

  • Đại Đức Thiện Phúc dịch (kn)

*- Sớ giải Therīgāthā, (Trưởng lão Ni kệ).

*- Sớ giải Theragāthā (Trưởng lão Tăng kệ).

*- Chú giải người và cõi.

- Đại Đức Giác Giới, (kn), Tầm nguyên ngữ căn.

-Đại Đức Minh Huệ (dịch), Pháp duyên khởi.

- Sư cô Thích nữ Trí Hải (dịch), (2001), Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tôn Giáo.



  • Sớ Giải Thiên cung sự …..

  • Sớ giải kinh Hemavata.

  • Sớ Giải kinh Đại Viên tịch.

***


tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương