Lời giới thiệu tài liệu này được biên soạn phục vụ cho



tải về 46.13 Kb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2023
Kích46.13 Kb.
#54273
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
GVPT8 - Xây dựng VHNT trong các cơ sở GDPT

V. NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Giảng viên tổ chức hướng dẫn học viên tìm hiểu, thảo luận nhằm làm rõ khái niệm về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa công sở, văn hóa ứng xử và văn hóa nhà trường.
- Học viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hướng dẫn của GV.
- Giảng viên tổ chức, hướng dẫn học viên trao đổi, thảo luận về cầu trúc văn hóa nhà trường. Liên hệ tại đơn vị công tác.
- Học viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hướng dẫn của GV.
- Giảng viên tổ chức, hướng dẫn học viên trao đổi, thảo luận về sự cần thiết và tác động của việc xây dựng văn hóa nhà trường. Liên hệ tại đơn vị công tác.
- Học viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hướng dẫn của GV.
- Giảng viên bổ sung và cung cấp thông tin phản hồi.
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1.1. Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá (có hơn 400 định nghĩa về văn hoá), nhưng tựu chung lại có thể hiểu văn hoá theo cách tiếp cận sau:
- Tiếng Hán: Văn có nghĩa là vẻ đẹp, có giá trị; Hoá có nghĩa là giáo hoá
- Tiếng Anh: Culture (vun trồng); Culture Agri (vun trồng cây cối); Culture Animi (trồng trọt tinh thần/nuôi dưỡng tâm hồn con người).
Nghĩa gốc của văn hóa là cái đẹp. Theo cách nhìn phương đông, hình thức đẹp đẽ biểu hiện trước hết trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý,... đặc biệt trong ngôn ngữ, cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ.
Định nghĩa Văn hoá của UNESCO: “Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là một phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc hoạ lên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội v.v... Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng”.
Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hoá là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy cỏ đặc thù riêng...Văn hoá bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vô đạo đức, phải hay trái, đúng hay sai v.v...) theo cộng đồng ấy.
Một số định nghĩa khác về văn hoá: Văn hoá là dòng chảy của các chuẩn mực, các giá tri, niềm tin, các truyền thống, các nghi lễ... Văn hóa được hình thành qua thời gian khi mọi người cùng làm việc, cùng giải quyết các vấn đề, cùng đương đầu với các thách thức (Kent D. Peterson and Terrence E. Deal, 2006).
Văn hoá tượng trưng cho một hệ thống độc lập bao gồm các giá trị và cách ứng xử chung ừong một cộng đồng và cỏ khuynh hướng được duy trì trong một thời gian dài (Kotter và Heskett, 1992).

tải về 46.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương