Lời giới thiệu tài liệu này được biên soạn phục vụ cho


Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa nhà trường ở các cơ sở giáo dục phổ thông



tải về 46.13 Kb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2023
Kích46.13 Kb.
#54273
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
GVPT8 - Xây dựng VHNT trong các cơ sở GDPT

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa nhà trường ở các cơ sở giáo dục phổ thông
3.2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình học sinh
Bởi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là những người trực tiếp tham gia xây dựng văn hóa nhà trường, vì vậy cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức xây dựng văn hóa nhà trường. Mặt khác gia đình và xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh nhất là việc hình thành và phát triển nhân cách, văn hóa. Nếu môi trường giáo dục của gia đình không nề nếp, không văn hóa; môi trường xã hội không lành mạnh, thì khó có thể tạo ra những học sinh có nhân cách, văn minh và lịch sự.
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương
Điều kiện kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường bởi kinh tế địa phương phát triển, đồng nghĩa với điều kiện kinh tế gia đình cũng phát triển, học sinh có điều kiện học tập rèn luyện tốt hơn.
Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa của mỗi nhà trường, mỗi học sinh vì nhà trường và học sinh không thể đứng trong môi trường khép kín, mà luôn vận động, chịu sự tác động bên trong lẫn bên ngoài của môi trường sống
3.2.3. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục
Văn hóa nhà trường có điều kiện phát triển mạnh khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo. Mặt khác, công tác này sẽ được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục.
3.3. Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ sở giáo dục phổ thông
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
Nhận thức có ý nghĩa định hướng cho hoạt động của mỗi cá nhân, để hình thành được những hành vi, cử chỉ, giao tiếp, trang phục có văn hóa trong môi trường giáo dục. Do đó, công việc trước tiên trong xây dựng văn hóa ứng xử là hình thành nhận thức cho các thành viên trong toàn đơn vị trường học, từ những hiểu biết về yêu cầu văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân mới hình thành được thái độ, hành vi và thói quen hành vi ứng xử có văn hóa trong công việc và cuộc sống.
Ngày nay các thành viên làm việc, học tập trong môi trường giáo dục tương đối đa dạng và phong phú về truyền thống văn hóa (vùng miền, dân tộc, tôn giáo, quốc gia…). Do đó, việc giao tiếp hay có hành vi ứng xử tốt trong môi trường “đa văn hóa” là một việc không hề dễ dàng đối với mỗi thành viên, điều này đặt ra vấn đề là cần phải trang bị cho mỗi thành viên trong nhà trường hiểu rõ đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo, quốc gia…để họ ứng xử với nhau cho phù hợp và không có xung đột diễn ra.
Ngoài những yêu cầu chung về văn hóa ứng xử của con người Việt Nam, của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo và ứng xử chung trong môi trường giáo dục, mỗi một cấp bậc giáo dục khác nhau còn cần có những yêu cầu về văn hóa ứng xử khác nhau. Sự khác biệt đó thể hiện ở đặc trưng của từng môi trường giáo dục, theo những sứ mạng, tầm nhìn và hệ thống giá trị của từng trường đã xác định. Muốn vậy, trước hết mỗi cơ sở giáo dục phải xây dựng được bộ qui tắc ứng xử của riêng mình. Bộ qui tắc này là nền tảng chính để hình thành và phát triển nhận thức cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường trước hết là phải xây dựng bộ qui tắc ứng xử trong cơ quan.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ứng xử của mỗi trường cần được đa dạng về hình thức, điều này được thể hiện rõ trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Đề án số 1299/QĐ-TTg về “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”, cụ thể:
- “Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin khác của trung ương, địa phương, nhà trường.
- Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền”.
- Bên cạnh đó, trong môi trường giáo dục, công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân có thể được lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên qua quá trình sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, khối chuyên môn trong trường. Đưa văn hóa ứng xử là một chuyên đề sinh hoạt trọng tâm của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên
- Để giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, người giáo viên có thể thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử cho họ thông qua hoạt động giảng dạy các tiết lồng ghép, tích hợp, đặc biệt là các học phần về nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, kĩ năng mềm, giáo dục giá trị, cơ sở văn hóa…Đặc biệt, người giáo viên cần phải là một hình mẫu mô phạm về văn hóa ứng xử cho học sinh noi theo.
- Dựa vào bộ qui tắc ứng xử đã có, mỗi trường xác định đây phải là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ công việc, học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân.

tải về 46.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương