Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982



tải về 243.73 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích243.73 Kb.
#38296
1   2   3   4

II - Phần Chánh Tông


Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, từ nơi tướng bạch hào giửa đôi mi, phóng ra ánh sáng vàng rực rỡ soi khắp vô lượng thế giới ở mười phương. Hào quang ấy trở lại trụ trên đảnh của Phật, hoá thành đài vàng như núi Tu di. Những cõi nước trong sạch nhiệm mầu của chư Phật mười phượng đều hiện rõ nơi toà quang minh đó. Trong vô số quốc độ ảnh hiện ấy, có cõi do bảy báu hợp thành, có cõi thuần là hoa sen, có cõi tráng lệ như cung trời Đại tự tại, có cõi sáng suốt như gương pha lê.

Vô lượng tịnh độ hiện bóng nơi đài quang minh, mỗi miền một vẽ rất rõ ràng, cực nghiêm đẹp. Sau khi dùng thần thông hiển thị các cõi trang nghiêm xong, Đức Thế Tôn bảo bà Vi Đề Hy nên tùy ý mình lựa quốc độ nào mà tâm mình ưa thích.

"Bạch Hào" là tướng lông trắng giữa đôi mày của đức Phật, Hào tướng này trắng ngần như tuyết, dài một trượng năm thước ( thước tấc Trung Hoa ), có tám gốc, rỗng như pha lê, xoay quanh qua bên hữu thành hình tròn như nửa hạt châu úp xuống, bề chu vi năm tấc. Đây cũng gọi là Đại nhân tướng, Ánh sáng do nơi bạch hào phóng ra là tiêu biểu cho từ trung đạo lưu xuất các pháp. Đức Thế Tôn phóng bạch hào quang soi các cõi mười phương, rồi dùng ánh sáng ấy thu nhiếp hình bóng vô số quốc độ đem vê trụ trên đảnh; tướng trước tan sau tụ này tiêu biểu cho ý nghĩa "nhiếp nhiều về một", cũng để hiện rõ bản kinh thuộc pháp viên đốn nhứt thừa. Tu Di ( Sumeru ), Trung Hoa dịch là Diệu Cao sơn, núi này trên dưới rộng ra, khoảng giửa eo lại. Ánh sáng tụ về hóa thành đài vàng giống như hình núi Tu Di, bao nhiêu tịnh quốc đều hiện trong đó, bà Vi Đề Hy được thấy rõ ràng tất cả, là do thần lực của Phật gia bị.

Cõi do bảy báu hợp thành, chỉ cho sự tôn quý. Cõi thuần là hoa sen chỉ cho sự trong sạch. cõi như cung trời Đại Tự Tại, chỉ cho sự vui vẻ. Cõi như gương pha lê, chỉ cho sự sáng ngần. Đây là duy kể phần đại lược. Bà Vi Đề Hy thỉnh cầu chỉ miền an lạc, đức Phật không dùng ngôn thuyết giảng giải rộng ra, duy phóng ánh sáng chỉ bày các cõi trang nghiêm, đó là

hiển rõ phần ý mật của Như Lai. Bởi dù đức Thế Tôn có nói nhiều mà Vi Đề Hy không thấy, tất chưa khỏi lòng còn nghi hoặc, nên Phật mới hiển thị các Tịnh Độ cho bà sinh lòng tin tưởng ưa thích và tùy ý lựa chọn.

Bà Vi Đề Hy phu nhơn quan sát kỹ các Phật quốc rồi thưa rằng : " Bạch đức Thế Tôn ! Các tịnh độ ấy tuy đều nghiêm sạch và có ánh quang minh, nhưng nay con chỉ thích được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà. Cúi xin đức Thế Tôn dạy con phép tư duy và chánh thọ".

Bà Vi Đề Hy lựa cõi Cực Lạc trong vô số tịnh độ, bởi có ba lý do :

1- Vì nhơn duyên của bà thích hợp với cõi Cực Lạc.2- Vì do nguyện lực thù thắng của Phật A Mi Đà chiêu cảm.3- Vì phải lựa chọn một cõi để tu quán, tâm niệm mới dễ được quy nhất. Trên quán hạnh, bước phương tiện đầu tiên tác ý duyên cảnh gọi là "tư duy". Khi phép quán tưởng đã thành, tâm được tự tại khế hợp với chân cảnh gọi là "chánh thọ". Chẳng hạn như trong môn địa quán có nói:" Quán tưởng như thế gọi là thấy đất ở cõi Cực Lạc về phần thô". Đây chính là "tư duy". Và nếu được tam muội thấy đất ở An Dưỡng quốc rõ ràng mầu nhiệm, không thể dùng lời nói din tả cho hết, gọi là "chánh thọ".

Khi ấy đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ nơi miệng tuôn ra năm sắc quang minh, mỗi tia sáng đều chiếu đến đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La. Lúc đó Tần Bà Sa La vương tuy bị giam cầm song tâm nhãn không chướng ngại từ nơi xa trông thấy đức Thế Tôn liền cúi đầu đảnh l, đạo căn tự nhiên tăng tiến, chứng được quả A Na Hàm.

Vi Đề Hy phu nhơn phát lời hỏi trên đã xứng với bản tâm của Phật, lại hợp với đại nguyện của đức A Mi Đà. Với lời hỏi ấy, chẳng những riêng bà thọ phần pháp ích, mà chúng sanh đời sau cũng do đó được hưởng nhiều lợi lạc, nên đức Như Lai mới mỉm cười. Kinh Quán Phật Tướng Hải nói : "Pháp thường của chư Phật, khi cười tất có ánh sáng năm sắc từ nơi miệng chiếu ra". Nhưng khi Phật từ nơi thân phóng ra ánh sáng, tùy theo mỗi chỗ đều có ý nghĩa và sự lợi ích riêng. Như ánh sáng từ nơi chân Phật phóng ra, là chiếu ích chúng sanh ở địa ngục, từ nơi đầu gối phóng ra, chiếu ích cho chúng bàng sanh. Từ nơi âm tàng phóng ra, chiếu ích cho chúng quỷ thần. Từ nơi rún phóng ra, chiếu ích cho chúng A Tu La. Từ nơi ngực phóng ra, chiếu ích cho loài người. Từ nơi miệng phóng ra, chiếu ích cho hàng Nhị thừa. Từ giửa đôi mày phóng ra, chiếu ích cho bậc căn tánh đại thừa. Nay ánh sáng này từ nơi kim khẩu phóng ra, chiếu ngay đỉnh đầu vua Tần Bà Sa La, tức tiêu biểu Phật thọ ký cho vua chứng được tiểu quả. Nếu ánh sáng từ nơi bạch hào phóng ra rồi trở vào đảnh Phật, là đức thế tôn thọ ký cho đương nhơn quả vị Bồ Tát.

A Na Hàm, Trung Hoa dịch là Bất Hoàn. Đây là quả thứ ba của hàng Thanh Văn, người chứng quả này hoặc nghiệp sắp hết, khi xả thân sanh ngay lên cung trời Tịnh Cư, không còn trở xuống hạ giới nữa. Đức Phật phóng quang gia bị Tần Bà Sa La vương khiến cho đức vua đạo nhãn mở mang, chứng được thánh quả xem cái chết như giấc ngủ không còn lo lắng sợ hãi nửa. Vi Đề Hy phu nhơn cũng nhân ánh sáng đó, thấy vua được lợi lạc, nên không còn buồn rầu, yên tâm học đạo. Vua Tần Bà Sa La thấy Phật, đắc quả, lẽ ra cùng với phu nhơn đồng nghe quán pháp, nhưng trong phần kết ích chỉ nói đến bà Vi Đề Hy cùng năm trăm thị nữ, cứ theo đó thì biết sau khi chứng đạo vua liền xả thân qui tịch.

Bấy Giờ, đức Thế Tôn bảo Vi Đề Hy: "Ngươi có biết chăng? Phật A Mi Đà cách đây không xa, ngươi nên hệ niệm và quán sát kỹ cõi nước kia, tất tịnh nghiệp sẽ được thành tựu. Nay ta vì ngươi nói rộng các thí dụ, cũng khiến cho đời vị lai, tất cả phàm phu muốn tu tịnh nghiệp, được sanh về thế giới Cực Lạc ở phương tây.

Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước: 1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành. 2. Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi. 3. Phát lòng bồ đề tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều như thế, gọi là tịnh nghiệp.

Câu "Cõi Phật A Mi Đà cách đây không xa, có ba ý nghĩa: 1. Thế giới cực lạc tuy cách miền Ta Bà mười muôn ức Phật độ, nhưng tất cả đều ở trong chân tâm của ta không rời gang tấc, nên nói không xa. 2. Lộ trình mười muôn ức tuy rằng diệu viên, nhưng nếu người tu tịnh nghiệp thành tựu, cùng với định cảnh tương ưng, tất sẽ được thường thấy cõi liên bang, khi lâm chung trong một niệm liền đi đến. 3. Hạng phàm phu tịnh nghiệp tuy chưa được thần thông, song nhờ sức Phật tiếp dẫn nên được vãng sanh dê~ dàng. Câu "nói rộng các thí dụ", chẳng phải ý nói cõi Cực lạc không có, mà vì cảnh Tây phương vi diệu, tâm phàm phu khó nổi ược lượng, nên đức Phật mới tạm mượn một vài sự kiện ở cõi này để so sánh; chẳng hạn đất ở Cực Lạc trong suốt như lưu ly, muốn tưởng đất ấy trước phải quán tưởng một vùng băng tuyết, rồi lần lần từ phương tiện đi vào thật thật cảnh.

Vì căn cơ của chúng sanh có định và tán, nếu chỉ nói về định môn tất không thể nhiếp độ hết quần sanh, nên đoạn sau đức Phật lại mở ra tán môn, tức là dạy tu ba thứ phước để được vãng sanh. Mười nghiệp lành là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đôi chiều, không nói lời thô ác, không tham lam, không giận hờn, không si mê tà kiến. Trong đây tóm lại có ba nghiệp lành của thân, bốn nghiệp lành của miệng, và ba ba nghiệp lành của ý. "Các giới" là chỉ cho Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập giới, Cụ túc giới, Bồ tát giới; nếu người đã thọ giới nào, phải cố gắng giữ cho tròn các giới ấy. Sự thọ trì mỗi loại giới đều có chia làm ba bậc: thiểu phần, đa phần và toàn phần. Nếu Phật tử đã trì tam quy mà không giữ giới thì phước lực kém yếu, vì thế đức Như Lai khuyên nên tùy phần mà lãnh thọ. "Đừng phạm oai nghi" là nói người tu tịnh nghiệp trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, động tĩnh phải giữ cho nghiêm chỉnh đoan trang, nếu có phạm liền tự răn trách sám hối. Phát lòng Bồ Đề" là phát tâm cầu qủa Phật để độ mình độ người . Rành rẽ lý cơ cảm thiện ác cho đến trong niệm vi tế, gọi là "tin sâu nhân qủa".

Đức Phật lại bảo: "Vi đề Hy nên biết ba thứ phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của chư Phật trong ba đời: quá khứ, vị lai, và hiện tại".

Qủa đức trong ba đời do đó mà thành nên gọi là "chánh nhân". Đây là câu kết luận dẫn gương Phật, Thánh để khuyến tấn phàm phu . Nói thời gian niệm tại sau cùng là đức Thế Tôn muốn chỉ ngay cho bà Vi Đề Hy biết một cách thiết thật: y chánh của chư Phật trong mười phương hiện nay và của đức A Mi Đà đều do ba thứ tịnh nghiệp trên mà thành tựu .

Đức Thế Tôn khen Vi Đề Hy và bảo A Nan: "Lành thay, Vi Đề Hy! Hôm nay người đã khéo hỏi việc ấy! Hãy chú tâm lắng nghe và suy nghĩ kỹ. Như Lai sẽ vì tất cả chúng sanh bị giặc phiền não bức hại đời vị lai mà nói ra nghiệp thanh tịnh.

Này A Nan! ông nên ghi nhớ và thọ trì pháp này, rồi tuyên thuyết cho đại chúng cùng biết. Nay ta sắp dạy Vi Đề Hy và chúng sanh đời sau phép quán thế giới Cực Lạc ở phương tây . Do nhờ sức Phật, hành giả sẽ được thấy cõi nước thanh tịnh kia như người cầm gương sáng tự trong thấy mặt mình. Khi hành nhơn thấy sự vui rất mầu nhiệm ở cõi kia rồi, sanh lòng vui mừng, liền được trụ vào sô sanh pháp nhẫn".

Lời hỏi của bà Vi Đề Hy rất hợp với lòng từ bi lợi sanh của đấng Thiên Nhơn Sư, nên đức Phật mới khen ngợi . Câu "Hãy chú tâm lắng nghe, và suy nghĩ kỹ", là chỉ cho hai phần văn và tư huệ. "Chúng sanh bị giặc phiền não bức hại" là chỉ cho hàng phàm phu còn đủ nghiệp hoặc thiêu đốt ràng buộc. "Nghiệp thanh tịnh" tức chỉ cho mười sáu phép quán sau đây; vì khi hành giả chuyên tâm quán tưởng, trong mỗi niệm tội chướng được tiêu trừ, tâm địa lần trở thành sáng sạch, nên gọi là thanh tịnh.

Đức Phật thuyết pháp không phải lợi ích riêng cho bà Vi Đề Hy, mà chính muốn tất cả kẻ hữu duyên đồng được tế độ, nên Thế Tôn mới bảo ngài A Nan thọ trì và tuyên thuyết lại cho đại chúng nghe . "Do nhờ sức Phật" ý nói tịnh cảnh tuy nhiệm mầu , nhưng nhờ sức Phật gia bị nên khi tu quán môn này hành giả sẽ được thấy cõi Cực Lạc. Vô sanh pháp nhẫn đây theo hai ngài Thiện Đạo và Nguyên Chiếu, chỉ ước về địa vị sợ trụ. Đoạn trên là đức Phật cứ theo định môn mà khai thị quán duyên.

Phật bảo Vi Đề Hy: "Ngươi là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiên nhãn, không thể ở xa mà trông thấy cõi Cực Lạc. Chư Phật Như Lai có phương lạ khiến cho ngươi được thấy cõi kia"

Vi Đề Hy thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay con nhờ sức Phật được thấy quốc độ kia. Nếu sau khi Thế Tôn tịch diệt, những chúng sanh trược ác không lành, bị ngũ khổ bức não, phải làm t hế nào để được thấy Phật A Mi Đà và cõi Cực Lạc?

Bà Vi Đề Hy, trước nhờ Phật hiện đài quang minh nên được thấy cõi Cực Lạc. Nhưng phu nhơn vì lòng thương xót, muốn chúng sanh đời sau được sự lợi ích về Tịnh Độ nên mới thưa hỏi phương pháp để được thấy miền An Dưỡng và vị hóa chủ ở cõi ấy. Tấm lòng luôn luôn nghĩ đến sự lợi ích cho chúng sanh này, cũng là bi tâm của Bồ tát.

"Ngũ khổ" có vị cho là năm món trước của bát khổ. Nhưng thuyết này nếu căn cứ nơi đại bản Mi Đà, thì dường như đúng hơn. Theo kinh Vô Lượng Thọ, những chúng sanh thọ sự bức não của ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu gọi là ngũ khổ. Ngũ ác là phạm năm điều lỗi của ngũ giới . Khi phạm năm điều này, đương nhân phải chịu những kết qủa đau buồn do lầm lỗi của mình, gọi là ngũ thống. Và do những tội lỗi ấy, tương lai sẽ bị đọa tam đồ gọi là ngũ thiêu.

---o0o---



tải về 243.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương