ĐIỀu kiệN ĐẢm bảO ĐỘc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã HỘI Ở việt nam trong giai đOẠn hiện nay


 Kết quả giữ vững kiên định độc lập



tải về 494.69 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu17.10.2023
Kích494.69 Kb.
#55341
1   2   3   4   5   6   7
78223-Điều văn bản-183977-1-10-20230418

2.3. Kết quả giữ vững kiên định độc lập 
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam trong thời gian qua 
2.3.1. Ưu điểm 
Từ những điều kiện đảm bảo cho 
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã 
hội ở Việt Nam, ưu tiên hàng đầu và 
nhiệm vụ đặt ra, chúng ta cần làm gì và 
làm như thế nào để triển khai thực hiện 
có hiệu quả và góp phần tạo tiền đề quan 
trọng trong thực hiện mục tiêu vì một 
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, 
dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ XIII của Đảng, đã nêu 
“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc 
đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 
1991), lý luận về đường lối đổi mới, về 
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ 
nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn 
thiện và từng bước được hiện thực hóa. 
Đất nước đã gặt hái được những thành 
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển 
mạnh mẽ, toàn diện so với những năm 
trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền 
kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân 
dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất 
và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ 
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín 
quốc tế như ngày nay” [6]. Những thành 
tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi 
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 
1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện 
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 
2011) đã tiếp tục khẳng định con đường 
đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là 
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu 
thế phát triển của thời đại; sự lãnh đạo 
đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu 
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt 
Nam. 
Những ưu điểm trên, đó là sản 
phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả 
của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền 
bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn 
Đảng, toàn dân, toàn quân ta; góp phần 
tạo nên những thành tựu to lớn, có ý 
nghĩa lịch sử của nước ta, tiếp tục khẳng 
định con đường đi lên của chúng ta là 
đúng đắn, phù hợp với quy luật khách 
quan, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và 
xu thế phát triển của thời đại; đường lối 
của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự 
lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, nhân tố 
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của 
cách mạng Việt Nam; Cương lĩnh chính 
trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, 
lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng đẩy 
mạnh công cuộc đổi mới; là nền tảng để 
Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đường lối 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời 
kỳ mới. 
2.3.2. Hạn chế 
Bên cạnh những thành tựu đạt 
được, thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn 
chế, yếu kém như: Xây dựng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát 
triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước 



trong tình hình mới. Công tác xây dựng, 
chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế... 
2.3.3. Nguyên nhân chính của những 
hạn chế trên đó là: 
Về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân 
tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo 
của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc chưa được phát huy tốt. Công 
tác đổi mới nội dung và cách thức hoạt 
động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ 
chức chính trị - xã hội chưa theo kịp yêu 
cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát 
các tầng lớp nhân dân và cơ sở; chất 
lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, 
phản biện xã hội chưa đều. Một bộ phận 
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức 
chưa thực sự gương mẫu, chưa tôn trọng 
ý kiến của nhân dân và giải quyết kịp 
thời những quyền, lợi ích hợp pháp, 
nguyện vọng chính đáng của người dân. 
Quyền làm chủ của người dân có lúc, có 
nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện 
dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với 
kỷ cương, pháp luật. 
Về xây dựng Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp 
giữa kinh tế với chính trị, văn hoá, xã 
hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ 
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 
có một số mặt chưa rõ nên còn lúng túng. 
Cách thức kiểm soát quyền lực chưa 
hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân 
chưa được phát huy mạnh mẽ. 
Hệ thống pháp luật còn một số quy 
định áp dụng chưa thống nhất, chưa đáp 
ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp 
hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; 
kỷ cương, phép nước còn bị xem nhẹ, xử 
lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế 
tài xử lý chưa đủ sức răn đe. 
Tổ chức và hoạt động bộ máy 
chính quyền ở các địa phương chưa đổi 
mới mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, 
phân cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, 
hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn 
chế. Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ 
viên chức trong các đơn vị sự nghiệp 
công vẫn còn quá lớn; phẩm chất, năng 
lực, uy tín còn nhiều hạn chế, thiếu tính 
chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu 
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 
Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Thứ nhất, nhận thức về một số chủ 
trương, chính sách của Đảng và Nhà 
nước còn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất, 
do vậy một số công việc triển khai thiếu 
kiên quyết, còn lúng túng. 
Thứ hai, chỉ đạo và tổ chức thực 
hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc 
phục; năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá 
chủ trương, nghị quyết còn hạn chế, 
năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ 
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, 
làm cho nghị quyết, pháp luật chậm 
được thực hiện và hiệu quả thấp. 
Thứ ba, nhiều hạn chế, yếu kém 
trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của 
các cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán 
bộ, đảng viên ở một số nơi chậm được 
khắc phục; trách nhiệm người đứng đầu 
chưa thực sự được đề cao. Tư tưởng 
trông chờ, thụ động, ỷ lại vào cấp trên, 
tình trạng nói không đi đôi với làm, nói 
nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không 
nghiêm còn khá phổ biến; chưa tạo được 
nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp có 
tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ khó 
khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, 
huy động mọi nguồn lực cho phát triển. 
Thứ tư, nhận thức, triển khai đổi 
mới tổ chức bộ máy một số cơ quan 
Trung ương và địa phương chưa đều, 



chưa thật đồng bộ. Công tác cán bộ còn 
có mặt hạn chế, việc thực hiện một số 
nội dung trong các khâu công tác cán bộ 
ở một số nơi còn hình thức. Tình trạng 
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, 
lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích 
nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh 
thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng 
viên chưa bị đẩy lùi. 
Những hạn chế, khuyết điểm trên 
đây đòi hỏi toàn Đảng phải nghiêm túc 
nhìn nhận, nỗ lực phấn đấu để khắc 
phục, tiếp tục lãnh đạo đất nước phát 
triển nhanh, bền vững theo định hướng 
xã hội chủ nghĩa. 

tải về 494.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương