ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)



tải về 0.52 Mb.
trang5/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.52 Mb.
#20107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
Muốn tất cả những gì Chúa muốn, và muốn như thế luôn luôn trong mọi hoàn cảnh và không ngập ngừng, đó là Nước Trời đang ở trong ta vậy. François Fénelon

  1. Tại sao các mối phúc lại quan trọng ?

-   Những người mong mỏi Nước Trời phải tìm đến bảng liệt kê những ưu tiên trên của Chúa Giêsu thì sẽ biết. [1716-1717, 1726]

  • Từ Abraham, Thiên Chúa đã hứa với dân Người. Chúa Giêsu đã lặp lại, cho lời hứa một giá trị vĩnh cửu và coi đó là chương trình của Người: Con Thiên Chúa làm người nghèo để chia sẻ sự nghèo khó của ta, Người vui với những kẻ vui, khóc với những kẻ khóc (Rm 12,16); Người không cần đến bạo lực, trái lại, Người giơ má bên kia (Mt 5,39); Người thương xót, tạo nên hòa bình, và chỉ cho thấy con đường chắc chắn dẫn đưa về trời.

  1. Hạnh phúc đời đời là gì ?

-  Hạnh phúc đời đời là được thấy Chúa và được tham dự hạnh phúc với Chúa. [1720-1724,1729]

  • Nơi Thiên Chúa, Cha, Con, Thánh Thần là sự sống, niềm vui và hiệp thông vĩnh cửu. Ta được tham dự sự sống đó, đối với ta là con người thì thật là hạnh phúc không thể tưởng tượng được và có tính vĩnh hằng. Hạnh phúc ấy là quà tặng thuần túy do ân sủng Chúa ban, bởi vì ta không thể nào tự mình kiếm cho mình được, cũng không thể nào nắm bắt được sự bao la của nó. Thiên Chúa muốn rằng, ngay trong đời sống ta ở trần gian, ta chọn theo hạnh phúc. Thiên Chúa cho ta tự do chọn, và yêu thích nó hơn hết mọi sự, chọn làm lành và tránh làm dữ với hết sức ta.  52, 156 – 158

  • Chúng ta sẽ thấy Người như Người hiện hữu. 1 Ga 3,2

  • Con người cao cả đến nỗi trên trái đất không gì thỏa mãn nó được. Con người chỉ thỏa mãn nếu quay về với Chúa. Bắt cá ra khỏi nước, nó không sống được. Con người không có Chúa cũng vậy. Thánh Gioan Vianney

  • Chỉ có Đấng dựng nên con người mới làm con người được hạnh phúc. Thánh Augustinô

  1. Tự do là gì và tại sao ta có tự do ?

-  Tự do là sức mạnh Chúa ban để người ta có thể tự quyết định về điều mình muốn làm. Tự do trái ngược với định mệnh. [1730-1733,1763-1744]

  • Thiên Chúa đã dựng nên ta là những người tự do và Người muốn ta tự do đem tất cả tấm lòng để chọn sự tốt, chọn sự “tốt tối cao”, đó là chọn Chúa. Ta càng làm điều tốt, ta càng là người tự do.  51

  • Người nào phó mình hoàn toàn trong tay Chúa, họ không trở nên con búp bê của Chúa, không trở nên người khắc khổ hay chỉ theo thời, họ cũng không mất tự do. Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do đích thực, tự do sáng tạo vô hạn để làm điều thiện. Người hướng về Thiên Chúa không ra nhỏ bé hơn, nhưng cao cả hơn, vì nhờ Chúa và với Chúa mà họ nên cao cả, nên linh thiêng, nên thực sự là chính mình. Đức Bênêđictô XVI, 2005

  • Tự do là làm chủ được chính mình. Henri-Dominique Lacordaire (1802-1861)

  • Các vị tử đạo thời Hội Thánh sơ khởi đã chết vì tin vào Thiên Chúa được tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô, và thực ra các ngài cũng chết vì sự tự do lương tâm và vì sự tự do tuyên xưng đức tin riêng của họ - một sự tự do được tuyên xưng đức tin mà không Nhà Nước nào có thể cướp lấy. Vị tử đạo cũng chỉ có thể tuyên xưng đức tin nhờ ơn Chúa soi sáng cho tự do của lương tâm mình. Một Hội thánh truyền giáo ý thức rằng mình được trao cho bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, phải tuyệt đối dấn thân để bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
    Đức Bênêđictô XVI 22-12-2005

  1. Ta có thể chọn sự xấu, có phải đó là ta có tự do không?

-  Sự xấu chỉ làm người ta thèm thuồng ở bề ngoài mà thôi. Chọn sự xấu cũng chỉ làm cho người ta tự do ở bề ngoài mà thôi. Sự xấu không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước đoạt điều tốt lành thật của ta. Nó xiềng xích ta lại với cái vô bổ và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta. [1730-1733,1743-1744]

  • Điều này có thể được nghiệm thấy qua các “lối sống gây nguy hại cho sức khỏe” như: bán tự do để mua một cái gì có vẻ tốt cho mình, nhưng thực ra chỉ là nô lệ nó. Chỉ khi nào ta có thể nói đồng ý với sự tốt lành; và khi ta không bị lệ thuộc, không bị cưỡng ép, không bị thói quen ngăn cản chọn lựa; và khi làm những gì là chính đáng và tốt lành, thì ta mới tự do hơn. Quyết định làm theo điều tốt luôn luôn là quyết định vâng theo ý Chúa.  51

  • Người tốt thì tự do, dầu họ là nô lệ. Người xấu là nô lệ, dầu họ là vua. Thánh Augustinô

  1. Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm không ?

-  Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm khi người ta có ý thức, có tự do và có ý muốn. [1734-1737, 1745-1746]

  • Người ta không thể (hoàn toàn) quy trách nhiệm về hành vi của một người nếu họ bị bó buộc làm, vì sợ, vì không biết, vì ma túy, hoặc do thói quen xấu. Càng biết việc tốt, càng tập luyện để hoàn thành việc tốt, người ta càng tránh xa không làm nô lệ của tội lỗi (Rm 6,17; 1Cr 7,22). Thiên Chúa mơ ước những người tự do cảm thấy mình có trách nhiệm về mình, về người thân cận mình và về cả trái đất. Nhưng tất cả lòng thương xót Chúa cũng quan tâm tới những người bị lệ thuộc, hàng ngày người đề nghị với họ tự giải thoát mình và bước đi tới tự do

  • Con đường dẫn tới mục đích, bắt đầu khi bạn đảm nhận trách nhiệm hoàn toàn về các hành vi của bạn. Dante Alighieri (1265-1321, triết gia, thi sĩ Ý)

  1. Ta có được cứ để cho một người dùng tự do theo ý họ, dù họ chọn làm điều xấu không ?

-  Sử dụng quyền tự do là quyền căn bản của con người, dựa trên phẩm giá con người của họ. Tự do cá nhân chỉ có thể bị ngăn cản hoặc giảm bớt, khi họ dùng tự do của mình gây bất lợi cho tự do của người khác. [1738-1740]

  • Tự do sẽ không còn là tự do nếu nó không cho phép ta tự ý chọn lựa dù là chọn điều sai lầm. Không tôn trọng tự do của một người là làm tổn thương phẩm giá con người của họ. Một trong các bổn phận của Nhà Nước là đảm bảo các quyền tự do của tất cả mọi công dân (tự do tôn giáo, tự do tụ tập và hội họp, tự do phát biểu, lao động…). Tự do của một người dừng lại khi có tự do của người khác bắt đầu. Tuy nhiên, việc tôn trọng người khác cũng đòi phải hành động với tình yêu, khôn ngoan, kiên nhẫn, đối với những người bị lầm lạc, và đòi phải diễn tả sự thật của Chúa Kitô trong chừng mực có thể.

  1. Thiên Chúa giúp ta thành người "tự do" thế nào?

-  Chúa Kitô muốn ta "được tự do đích thực" (Gl 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến làm cho ta tự do, được giải thoát khỏi quyền lực đời này, và thêm sức cho ta sống trong tình yêu và trách nhiệm. [1739-1742, 1748]
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương