I. MỞ ĐẦU (Mời cộng đoàn quỳ)



tải về 309.39 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2022
Kích309.39 Kb.
#53164
1   2   3   4
CHẦU-THÁNG-9

 
SUY NIỆM (Mời cộng đoàn ngồi) 
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca ghi lại một sự kiện được diễn tả tỉ mỉ 
về người phụ nữ tội lỗi tìm gặp Chúa Giê-su. Khởi đầu là người phụ nữ đáng thương bất 
lực trước tội lỗi của mình; nhưng kết thúc lại là người phụ nữ trong tâm trạng an bình, hân 
hoan vì đã được Chúa yêu thương tha thứ. 
Chúa Giê-su đến nhà một người Biệt Phái dùng bữa, cho chúng ta bài học về lòng 
bao dung của Chúa, để mời gọi chúng ta cũng phải sẵn lòng mở rộng vòng tay thân ái, 
sống yêu thương và bao dung với hết mọi người xung quanh chúng ta, bất kể họ là ai, bất 
kể họ có vị trí nào trong xã hội, bất kể họ thuộc tầng lớp hay tôn giáo nào, dân tộc nào. 
Để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em một nhà, là con cùng một Cha trên 
trời. Vì thế mọi người chúng ta có bổn phận phải cư xử với nhau trong tình bác ái. 
Nếu chúng ta luôn sống yêu thương và tha thứ thì chúng ta sẽ luôn có bình an trong 
tâm hồn. Mà bình an trong tâm hồn là điều ai ai cũng mong muốn có được. Nhưng để đạt 
được điều này, con người đã không ngừng kiếm tìm, bằng nhiều phương cách khác nhau. 
Đến khi nhân loại được ban ơn cứu chuộc, qua Ngôi lời nhập thể là Chúa Giê-su Kitô, lời 
đầu tiên của Ngài khi bắt đầu sứ vụ công khai là: "Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". 
Ngài đến là để kêu gọi lòng sám hối của con người; là để hòa giải loài người tội lỗi với 
Thiên Chúa. Ngài đã yêu thương con người bằng một tình yêu không gì đong đếm được, 
Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu bao la không bờ bến. Vì yêu thương chúng 
ta và để đền bù tội lỗi của chúng ta, Ngài đã chấp nhận cái chết đau đớn, nhục nhã trên 
thập tự giá. 
Bài Tin Mừng hôm nay kể rõ người phụ nữ đã biết mình là kẻ tội lỗi, nhận ra sự 
cần thiết của việc trở về và đã tìm gặp Chúa Giêsu. Bà đã chuẩn bị chu đáo cho việc quan 
trọng này, từ tâm hồn cho đến vật chất để thể hiện lòng mình, bất chấp những sự gièm 
pha, những lời dị nghị, bất chấp sự khinh bỉ của những người đang hiện diện xung quanh. 
Bà đã thể hiện trọn vẹn lòng sám hối ăn năn. “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, 
bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.” Chúa Giêsu đã công khai bênh vực hành động của 
người phụ nữ này bằng câu chuyện hai con nợ kể với ông Simon, Người nhấn mạnh rằng: 
càng cảm nhận được ơn tha thứ, con người càng được thôi thúc để thể hiện lòng yêu mến 
nhiều hơn. 
Trong suốt dòng lịch sử, Giáo Hội đã được tô điểm bằng lòng sám hối thể hiện qua 
tình mến của các thánh. Tỉ như Thánh Phaolô đã trở lại với Chúa khi bị quật ngã trên 
đường, một chuyện tưởng như không thể xảy ra, Thánh Phaolô đã ngày một yêu mến 
nhiều hơn, để rồi ngài thực hiện biết bao kỳ tích trong việc truyền giáo. Cuộc đời của bất 
cứ vị thánh nào cũng đều bắt đầu bằng lòng sám hối. 


Với ý thức sâu xa về tội lỗi của mình, chúng ta tìm về với Chúa, thể hiện lòng ăn 
năn và hoán cải để trong lòng, không còn tiếc nuối những gì trong quá khứ, những gì đã 
có. Dẫu là bình bạch ngọc, dầu thơm quý giá. Hành động thể hiện lòng yêu mến cách tích 
cực với Chúa. 
Cũng sám hối, nhưng như cách của ông Giu-đa thì không thể hiện được lòng sám 
hối đích thực, nó triệt tiêu đi sự trở về và lòng yêu mến cần có với Chúa. Và cũng với lòng 
sám hối, thánh Phê-rô đã không dừng lại ở thâm tâm ghét tội lỗi của mình vì đã chối thầy 
đến ba lần, mà đã xoay biến tội lỗi ấy thành lòng yêu mến nhiệt thành với Chúa đúng như 
những lần thưa lên với Chúa Giêsu : “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”. Hành 
động của thánh Phê-rô sau đó đã mạnh mẽ báo đáp với lòng tin yêu của Thầy Chí Thánh, 
lòng mến của thánh Phê-rô đã ngày một mãnh liệt hơn, và được thể hiện ra hành động đến 
tột bậc là chết vì lòng tin, cậy, mến Chúa. 
Thật đáng để chúng ta suy gẫm và lo lắng, nếu con người dần đánh mất đi nhận 
thức về tội lỗi, về lòng sám hối. Nói những lời nói, làm những hành động gớm ghê mà 
không biết xấu hổ, xem như không mảy may suy nghĩ lại. Con người ngày một hời hợt 
với ý thức về tội lỗi, thì đương nhiên con người không còn cảm nhận được thế nào là ơn 
tha thứ, tình yêu của Chúa, và thế là cũng đánh mất sự cảm thông với người khác. Lúc ấy 
sự khoan dung tha thứ cho tha nhân là điều xa vời, khó thực hiện. 
Chúa luôn mời gọi chúng ta sám hối và trở về với Người. Người sẵn lòng ban cho 
chúng ta sự bình an trong tâm hồn như lời Người phán hứa : “ Thầy để lại bình an cho anh 
em. Thầy ban cho anh em bình an của thầy”. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta lòng sám 
hối đích thực cùng sự bình an trong tâm hồn, để rồi từ đó chúng ta biết chia sẻ niềm an 
bình ấy qua lòng bao dung, thương mến cho mọi người xung quanh.
- Hát: Đâu có tình yêu thương. 

tải về 309.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương