VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI



tải về 1.13 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4. Dịch vụ - Thương mại – Du lịch

4.1. Thực trạng phát triển

a. Dịch vụ hậu cần nghề cá

Trên đảo hiện có 02 bến cảng, chủ yếu phục vụ cho mục đích đảm bảo an ninh quốc phòng, chưa được đầu tư xây dựng hiện đại để có thể đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu neo đậu, tránh trú các loại tàu các công suất lớn.

Các cơ sở bến cá, cảng cá, cơ khí sửa chữa, tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá hiện nay ở đảo Trần còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các tàu sửa chữa đều phải về Vân Đồn hoặc Hải Hà…để sửa chữa.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền nghề cá, dịch vụ cung cấp máy móc, thiết bị hàng hải khai thác, vật tư cho khai thác, ngư cụ các loại…chưa được xây dựng và hình thành, tự cung tự cấp là chính.

Dịch vụ cung cấp các loại nhu yếu phẩm thiết yếu (nước ngọt, lương thực thực phẩm, nước đá…) nhỏ lẻ chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao cả về chất lượng và số lượng của ngư dân.

Trong những năm gần đây, sản phẩm Sứa khu vực đảo Trần có trữ lượng tương đối lớn, trên đảo đã xây dựng 01 khu sơ chế Sứa tại khu vực Vũng bò, tuy nhiên đến nay sản xuất đã tạm ngừng do sản lượng khai thác của ngư dân nhỏ lẻ không đủ lớn, hiệu quả kinh tế từ hoạt động này không cao.



b. Dịch vụ khác

Cùng với kế hoạch di dân ra đảo, xây dựng đảo Trần thành “đảo Thanh niên”, trên đảo đã bắt đàu xuất hiện hoạt động dịch vụ đời sống không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn cho cư dân vãng lai đến đảo (số lượng tàu thường xuyên đánh bắt hải sản khu vực đảo khoảng 300 đến 400 tàu, số tàu thuyền đến neo đậu tại đảo bình quân gần 29.000 lượt chiếc/năm với gần 90.000 lượt ngư dân. Ngoài ra có hàng chục công nhân thường xuyên có mặt xây dựng các công trình trên đảo).

Hoạt động dịch vụ trên đảo hiện có 02 hộ với khoảng 06 lao động tham gia, chủ yếu là cung cấp các nhu phẩm thiết yếu, phục vụ ăn uống. Ngoài ra sự có mặt thường xuyên của các tàu thu mua hải sản và các hoạt động mua bán trao đổi đã góp phần mang lại nét sinh động cho đời sống kinh tế của đảo, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hôi của đảo. Giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ trên đảo ước đạt trên 500 triệu đồng/năm.

4.2. Tiềm năng phát triển

a. Tiềm năng Dịch vụ - Thương mại

Với vị trí trên biển, đảo Trần có các điều kiện để có thể trở thành cơ sở hậu cần dịch vụ nghề biển trong đó phục vụ đánh bắt, các dịch vụ phục vụ tàu thuyền ghé neo đậu, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, kiểm soát và dịch vụ giao thông biển, cứu hộ cứu nạn là những loại hình Dịch vụ tiềm năng thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế đảo. Khi dịch vụ hậu cần nghề cá của đảo phát triển có thể kéo dài thời gian hoạt động đánh bắt của tàu thuyền trên biển (khoảng 30 ngày/năm), mang lại hiệu quả không nhỏ cho ngư dân.

Ngoài ra dịch vụ bao gồm cả việc cung cấp nhiên liệu, cung cấp nhu yếu phẩm và dịch vụ sử chữa nhỏ cho thuyền neo đậu khu vực đảo.

b. Tiềm năng Du lịch

Đảo Trần có tính đa dạng sinh thái, là một trong 16 khu bảo tồn biển của Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khoảng cách không quá xa đất liền (khoảng 12 hải lý tính từ Mũi Ngọc – thành phố Móng Cái) để có thể tổ chức các Tour du lịch biển đảo góp phần làm phong phú và hoàn chỉnh hơn các loại hình sản phẩm của ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh trong khu vực các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng.

Đảo Trần có giá trị về sinh thái cảnh quan như một bảo tàng tự nhiênvới các bãi tắm hoang sơ nước biển trong, hệ sinh thái rừngnhiệt đới với 3 tầng cây cỏ và tầng dây leo, là hệ sinh thái rừng khá hiếm của Việt nam. Tài nguyên sinh vật biển có nguồn dược liệu và nhiều loại hải sản chất lượng cao mang tính đặc sản...Tất cả những yếu tố đó tạo nên sức hấp dẫn riêng cho đảo Trần để phát triển du lịch sinh thái biển đảo với các loại hình thức nghỉ dưỡng-nghiên cứu-thám hiểm…

Phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển Du lịch trên đảo, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác cho nhu cầu nghỉ ngơi, sinh hoạt, giải trí, tham quan và các loại hình dịch vụ khác cho du khách tham quan trên đảo.

* Đánh giá chung về tiềm năng Du lịch – Dịch vụ đảo Trần

Đảo Trần có lợi thế và điều kiện để hình thành một ngành kinh tế du lịch với nhiều loại hình sản phẩm phong phú và đa dạng gắn liền với hệ sinh thái biển đảo. Vị trí địa lý và những điều kiện tự nhiên của đảo mang lại tiềm năng cho đảo phát triển những dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh tế biển, giữ vững an ninh quốc phòng.

Du lịch – Dịch vụ hoàn toàn có thể trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đảo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội không chỉ của đảo mà còn với cả tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đảo phải gắn kết với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Hồng nói chung, trong đó phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt quan tâm.

5. Điều kiện đời sống – sinh hoạt

Có thể nói đời sống của các ngư dân cư trú trên hộ dân định cư trên đảo hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, dựa vào đánh bắt thủy sản là chủ yếu, không có nơi cư trú ổn định. Hộ dân đang định cư trên đảo có thu nhập từ cung cấp dịch vụ nhu yếu phẩm cho tàu thuyền qua đảo và khách đến làm việc trên đảo, thu nhập phần nào đáp ứng nhu cầu cuộc sống tuy nhiên xét về tổng thể cuộc sống chưa được ổn định do điều kiện khó khăn của đảo.



        1. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.

Do đặc thù không có dân sinh sống nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầu tư.

            1. Giao thông:

- Giao thông đối ngoại của đảo là hệ thống đường thủy giao lưu với bên ngoài là 2 cảng. Các cảng ngày là nơi lưu đậu tàu thuyền của ngư dân trong những ngày thời tiết xấu. Đây là 2 cảng tự nhiên được hình thành bởi các doi cát và dải đá.

- Giao thông đối nội trên đảo có tuyến đường bê tông đi từ tây bắc xuống phía nam đảo và nối liền 2 cảng chính trên đảo, tuyến đường này có độ dài khoảng 2.650 m. Tuyến đường từ cầu cảng vào khu vực đơn vị bộ đội có độ dài trên 800m và đường đi bộ lên đài quan sát có chiều khoảng 1000m. Ngoài ra còn một số đường mòn hình thành trước năm 1978.

- Phương tiện giao thông trên đảo còn nhiều hạn chế, với 02 xe điện được UBND huyện Cô Tô đầu tư năm 2014 việc đi lại trên đảo đã được cải thiện. Tuy nhiên trong thời gian tới giao thông trên đảo cần được đầu tư nhiều hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách, kịp thời triển khai các hoạt động an ninh quốc phòng trên đảo.


            1. Điện:

Nhu cầu sử dụng điện trên đảo sẽ tăng cao trong những năm tới, Tuy nhiên việc đầu tư cho xây dựng hệ thống cấp điện trên đảo còn gặp nhiều khó khăn. 06 Hệ thống phát điện bằng năng lượng sạch Skystream mới đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng điện của các đơn vị đóng quân trên đảo đã có điện sinh hoạt, nguồn điện chủ yếu là năng lượng tái tạo: Điện mặt trời, điện gió.

            1. Nước sinh hoạt:

Nguồn nước trên đảo hiện được cung cấp bởi hệ thống giếng đào cơ bản đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng sinh hoạt trên đảo (chủ yếu là các đơn vị lực lượng vũ trang). Trong thời gian gần đây, để chuẩn bị cho người dân ra định cư sinh sống tại đảo, công trình xây dựng 03 hồ chứa nước (hồ C1; C2 và C3) và 2 giếng khoan đã được hoàn thành. Tuy nhiên khả năng trữ và giữ nước của hệ thống hồ còn nhiều hạn chế đặc biệt là vào mùa khô. Trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp hệ thống các hồ chứa, phát triển hệ thống giếng khoan nhằm cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất của người dân đảo.

            1. Thủy lợi:

Do tính đặc thù trên đảo từ sau năm 1978 đến nay không có dân cư sinh sống nên hệ thống thủy lợi trên địa bàn không được đầu tư. Một số diện tích đất canh tác rau màu của quân đội chủ yếu nhờ nước trời và nước giếng do quân đội quản lý.

        1. THỰC TRẠNG VỀ XÃ HỘI

Hiện tại, trên đảo Trần có trên 300 nhân khẩu thường trú gồm các cơ quan, đơn vị sau:

  • Tiểu đoàn Đảo Trần: trên 120 người,

  • Trạm Hải quân 480: Khoảng 60 – 70 người,

  • Đồn Biên phòng Đảo Trần: Khoảng 60 – 70 người,

  • Trạm Hải Đăng Đảo Trần: Trên 13 người,

  • Dân: 1 hộ (4 người) với 2 lao động.

Do đặc thù của đảo Trần chủ yếu là đất của các đơn vị quân đội đóng quân và chưa có dân cư sinh sống nên hệ thống hạ tầng chưa có một công trình nào do dân sự quản lý được đầu tư xây dựng. Các hệ thống y tế, giáo dục, TDTT... chủ yếu là do quân đội đầu tư và quản lý sử dụng.

        1. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG.

1. Hiện trạng môi trường nước

a. Môi trường nước mặt lục địa

Theo số liệu khảo sát và quan trắc tại Đảo Trần trong năm 2013 cho thấy: Môi trường nước mặt trong khu vực đảo có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện.

Kết quả quan trắc tại 3 hồ, đập của Đảo Trần cho thấy: Nói chung nước mặt có chất lượng tốt, phần lớn số lượng mẫu quan trắc đều có chỉ số DO, pH, độ mặn, độ đục nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT (A2).

Bảng 3. Số liệu quan trắc môi trường nước hồ, đập đảo Trần huyện Cô tô


TT

Mô tả vị trí

DO

pH

Dẫn điện (mS/cm)

Độ đục (Turb)

Độ muối (‰)

1

Nước đập 1, đảo Trần

7.81

6.88

1165

5.11

0.08

2

Nước đập 2, đảo Trần

7.01

7.43

1185

52.4

0.11

3

Nước đập 3, đảo Trần

7.53

7.63

1174

7.59

0.08

QCVN 08:2008/BTNMT (A2)

6

6,0 - 8,5

-

< 20

0, 5o/oo

(Nguồn: Số liệu QTMT tháng 8/2013- tháng 11/2013, ĐH Khoa học tự nhiên)

b. Môi trường nước sinh hoạt

Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tại 3 giếng khoan trên đảo (Bảng 2) cho thấy: Các chỉ số DO, pH, độ dẫn điện nằm trong giới hạn. Độ đục có 1 điểm vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, nguyên nhân chủ yếu do quan trắc vào mùa mưa.



Bảng 4. Số liệu quan trắc môi trường nước ngầm tại một số điểm đảo Trần

TT

Mô tả vị trí

DO

pH

Dẫn điện (mS/cm)

Độ đục (Turb)

Độ muối (‰)

1

Nước giếng khoan số 2 sâu 40m

5.25

5.48

1164

1.23

0.08

2

Nước giếng khoan đã qua bể lắng tại trạm biên phòng

6.23

6.47

1174

1.81

0.08

3

Nước giếng khoan sâu 15m dưới đập 2

4.65

6.3

1174

26.7

0.14

QCVN 02:2009/BYT

-

6,0 – 8,5

-

5

< 0.25‰

(Nguồn: Số liệu QTMT tháng 8/2013 và 11/2013 - ĐH Khoa học tự nhiên)

2. Hiện trạng môi trường không khí

Môi trường không khí của đảo Trần ít chịu ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm nhân tạo (hoạt động tàu thuyền, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động giao thông) nên chất lượng môi trường không khí còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Các thông số quan trắc và phân tích được đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Điểm đo tại đồn biên phòng đảo Trần cho thấy hàm lượng bụi chỉ bằng 1/6 mức quy chuẩn và độ ồn thấp hơn mức quy chuẩn.



Bảng 5. Kết quả quan trắc môi trường không khí huyện Cô Tô tháng 8/2013

Đơn vị: µg/m3



STT

Tên địa điểm

PM1

PM2.5

PM7

PM10

TSP

Lceq

Lmin

Lmax

Ghi chú

1

Trước đồn biên phòng đảo Trần

0

4

20

24

27

50.7

43.6

87.3

Phía trước là cầu cảng lặng sóng

QCVN 26:2010/BTNMT

-

-

-

150

300

70

-

-




(Nguồn: Số liệu QTMT 8/2013 và 11/2013 – Trường ĐHKHTN)

3. Hiện trạng môi trường đất

Phân tích các mẫu đấu trên đảo Trần cho thấy các mẫu đất trên khu vực không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các giá trị về hàm lượng pHKCl, N , P, K tổng số trong đất đều nằm trong GHCP của TCVN (Bảng 4).



Bảng 6. Kết quả phân tích mẫu đất thị trấn Cô Tô

STT

Vị trí lấy mẫu

Chỉ tiêu

pHKCl

Tổng N

(%)

Tổng K2O5

(%)

Tổng P2O5

(%)

1

Đất thung lũng dốc tụ (cạnh khu vực biên phòng)

4,5

0,12

0,08

0,04

2

Đất đồi núi khu vực trước đảo

4,46

0,11

0,011

0,025

TCVN

-

0,03-0,121(*)

0,03-0,4(**)

0,03-0,06(***)

(Nguồn: Số liệu QTMT 11/2013 – Trường ĐHKHTN)

Ghi chú:(-): Không quy định;

- (*): TCVN 7373:2004._ Chất lượng đất. Giá trị chỉ thị về hàm lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam

- (**) TCVN 7375:2004._ Chất lượng đất. Giá trị chỉ thị về hàm lượng kali tổng số trong đất Việt Nam

- (***) :TCVN 7374:2004._ Chất lượng đất. Giá trị chỉ thị về hàm lượng photpho tổng số trong đất Việt Nam.

4. Hiện trạng đa dạng sinh học

Đảo Trần nằm ở khu vực giáp biên giới trên biển Việt Nam - Trung Quốc, điều kiện đi lại khó khăn nên đảo này còn ít được điều tra nghiên cứu về mọi mặt.

Thành phần loài: Kết quả khảo sát năm 1996 trên 5 mặt cắt quanh đảo đã xác định được 42 loài san hô cứng thuộc 25 giống, 9 họ. Phong phú nhất là họ Faviidae với 16 loài, 10 giống, chiếm 39% số loài và 40% số giống đã phát hiện được. Tiếp đến là họ Poritidae với 8 loài (19,5%) và 3 giống (12%), họ Acroporidae với 5 loài (12%) và 2 giống (8%). Pectinidae 3 loài (7,3%) và 3 giống (12%). Các họ Siderastreidae, Mussidae, Agariciidae, Oculinidae và Dendrophylliidae chỉ có 2 loài (4,9%) mỗi họ. Nếu xét ở cấp giống thì thấy rằng tất cả chúng đều có số loài ít chỉ 1-4 loài kể cả giống có số lượng loài thường xuyên lớn như Acropora, Montipora, Favia, Porites.Có thể thấy rằng khu hệ san hô xung quanh đảo Trần khá nghèo nàn so với các vùng khác. Nguyên nhân có thể do địa hình nông của đáy biển không thuận lợi cho sự phát triển của san hô. Mặt khác, thời gian khảo sát trùng với mùa rong phát triển rực rỡ phủ kín cả mặt rạn làm hạn chế việc điều tra chi tiết để phát hiện thành phần giống loài hiện có ở khu vực này.

Đặc điểm phân bố: Sự phân bố san hô quanh đảo Trần không đều. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng loài trên các mặt cắt dao động trong khoảng 10-35 loài. Rạn phát triển tốt nhất ở phía bắc đảo và số loài ở đây cũng phong phú nhất (35 loài). Tiếp đến là phía đông bắc có 20 loài và phía tây bắc có 17 loài. Kém nhất là phía đông đảo chỉ có 10 loài.



VI. TÌNH HÌNH QUỐC PHÒNG – AN NINH

- Với đặc thù của một đảo tiền tiêu, công tác tăng cường quốc phòng – an ninh luôn được chú trọng trên đảo. Những năm gần đây việc chuẩn bị đầu tư di dân và phát triển kinh tế - xã hội ở đảo Trần luôn gắn liền với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng – an ninh của đảo: các cơ sở hạ tầng được tăng cường như giao thông, âu tầu – bến cảng… đều mang ý nghĩa của các công trình kinh tế - quốc phòng. Đồng thời các hạng mục công trình quân sự trên đảo cũng đã được đầu tư tăng cường, kiên cố hóa từng bước đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc biển - đảo và lãnh thổ Quốc gia.

- Quá trình tổ chức di dân ra đảo định cư không chỉ góp phần khai thác, phát huy tiềm năng kinh tế biển – đảo mà còn tạo nên sức mạng của thế trận toàn dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng và đảm bảo an ninh trên biển, trên đảo và về nhân lực và tài lực. Dân cư trên đảo là nguồn nhân lực phát triển các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng còn là lực lượng sẵn sàng tham gia trực tiếp hoặc phối hợp phục vụ cho các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.

- Có thể nói, cùng với quá trình dân sự hóa, phát triển kinh tế - xã hội đảo Trần, tiềm lực quốc phòng của đảo đã không ngừng được củng cố, tằng cường, tình hình an ninh chính trị - xã hội trên đảo và vùng biển quanh đảo được giữ vững. Đảo Trần sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của thế trận quốc phòng – an ninh toàn dân, toàn diện, gắn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh lãnh thổ với phát triển kinh tế và coi phát triển kinh tế là cơ sở để tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ lãnh thổ Quốc gia.



VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Kinh tế của đảo Trần mới ở điểm xuất phát, giá trị sản xuất các ngành chưa đáng kể. Tuy nhiên, trong tương lai, quá trình dân sự hóa đảo với việc đưa dân ra đảo sinh sống và thành lập xã mới, kinh tế - xã hội của đảo sẽ có bước phát triển đột phá với những ngành nghề có lợi thế như ngành dịch vụ, khai thác hải sản, du lịch và sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.



Phần thứ hai

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ

KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢM BẢO ANH NINH QUỐC PHÒNG

ĐẢO TRẦN, HUYỆN CÔ TÔ GIAI ĐOẠN 2014 – 2020


  1. QUAN ĐIỂM:

    1. Phương án quy hoạch phải phù hợp với nội dung Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2013 – 2020.

    2. Phù hợp với các văn bản của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND và các sở ban ngành tỉnh Quảng Ninh về xây dựng đảo Thanh niên gắn với phương hướng xây dựng đảo Trần thành một đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Cô Tô.

    3. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch khác trên địa bàn đã được phê duyệt.

    4. Cuộc sống người dân ở nơi mới từng bước tốt hơn nơi ở cũ, tiến tới làm giàu ngay trên đảo.

    5. Bố trí dân cư phải theo hướng ổn định, bền vững gắn với củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

  1. MỤC TIÊU:

    1. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh Đảo Trần phục vụ cho việc thành lập xã đảo mới và thực hiện các chủ trương của Chính phủ về xây dựng đảo Thanh niên, xây dựng khu bảo tồn biển Việt Nam, góp phần giữ vững biển đảo của Tổ quốc.

    2. Trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện đặc thù của xã đảo, tuyển chọn 50 hộ dân ra sinh sống lâu dài trên đảo và tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng để đảo Trần trở thành nơi trú tránh tầu thuyền, phát triển nghề đánh bắt xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển du lịch của khu vực biển đảo Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

    3. Giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 120 lao động và gần 500 lao động thời vụ, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư trên đảo với phương châm “cuộc sống trên đảo tốt hơn nơi đi”.


  1. tải về 1.13 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương