UỶ ban nhân dân tỉnh bình phưỚC


Giải quyết trợ cấp hàng tháng hoặc một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng. Mã số hồ sơ: T-BPC-259383-TT



tải về 6.53 Mb.
trang38/40
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích6.53 Mb.
#4802
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40

47. Giải quyết trợ cấp hàng tháng hoặc một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng. Mã số hồ sơ: T-BPC-259383-TT


a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Cá nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định gửi tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

+ Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.

- Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận một cửa UBND cấp xã.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân (Mẫu CC1).

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Quyết định khen thưởng.

- Số lượng hồ sơ: 1 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách đề nghị.

h) Lệ phí (nếu có): Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :Bản khai cá nhân (Mẫu CC1).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động TB&XH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

Mẫu số 10 - CC1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày..... tháng..... năm 200...

BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên........................………..............………..... Năm sinh:................................

Nguyên quán:..............................................................................................................

Trú quán:.....................................................................................................................

Đã được Nhà nước tặng:

- Bằng “Có công với nước” theo Quyết định số:.......... ngày..... tháng...... năm…….của Chủ tịch nước.

- Huân chương kháng chiến hạng:.................. theo Quyết định số:.................... ngày........ tháng...............năm...........

- Huy chương kháng chiến hạng:............................ theo Quyết định số:............................ ngày............tháng...............năm...........

Các chế độ chính sách đã hưởng:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

- Kháng chiến




Chứng nhận của UBND xã (phường).......

Chứng nhận nội dung kê khai trên và chữ ký của ông (bà):..................... là đúng sự thật.


Ngày..... tháng..... năm.....

(Ký tên, đóng dấu)


Người khai

(ký, ghi rõ họ tên)

48. Cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật. Mã số hồ sơ: T-BPC-259386-TT


a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Người bị thương thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không phải là quân nhân, công nhân viện quốc phòng; công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân; người bị thương thuộc cơ quan Trung ương, cơ quan cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương.

- Bước 2. UBND cấp xã xác nhận đối với người bị thương thuộc địa phương trong khi chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá như: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

Đối với trường hợplàm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương thì phải có Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; Giấy xác nhận trường hợpbị thương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.

+ Trường hợp bị thương khi trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong bộ luật hình sự thì phải có một trong các giấy tờ: Kết luận của cơ quan điều tra; trường hợpkhông xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án; trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can; trường hợpán kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra; trường hợpngười thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.

+ Trường hợp bị thương khi dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.

+ Trường hợp bị thương khi trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính nguy hiểm phải có biên bản xảy ra sự việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền; quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

+ Trường hợp bị thương trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.

+ Trường hợp bị thương khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao thì phải có: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; Biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đoàn (đội) quy tập lập.

+ Trường hợp bị thương khi hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể thị việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong những giấy tờ được xác lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận tù đày và vết thương thực thể sau đây: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế độ BHXH

+ Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận vết thương thực thể: Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bệnh án điều trị; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; trường hợplý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương để cấp giấy chứng nhận bị thương.

- Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận một cửa UBND cấp xã.



b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Tùy theo từng trường hợp yêu cầu về thành phần hồ sơ giải quyết

- Số lượng hồ sơ: 1 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận bị thương.

h) Lệ phí (nếu có): Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Bị thương thuộc 1 trong những trường hợp sau:

- Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và Các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

- Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

+Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

- Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động TB&XH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm

Mẫu TB5



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ

Kính gửi: ………………………………………….. (1)

Họ và tên: ………………………………………

Sinh ngày ... tháng ... năm ………………… Nam/Nữ: .......................................................  

Nguyên quán: ..........................................................................................................................

Trú quán: ................................................................................................................................

Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ... tháng ... năm ...

Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ...............................................................................................  Bị thương ngày ... tháng ... năm ...

Nơi bị thương: ........................................................................................................................

Các vết thương thực thể: .........................................................................................................

...............................................................................................................................................  

Sau khi bị thương được điều trị tại: .........................................................................................

Ra viện ngày ... tháng ... năm ...

Kèm theo các giấy tờ: ………………………………2).........................................................

Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận bị thương và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.

 

.... ngày... tháng... năm...

Xác nhận của xã, phường …………….

Ông (bà) …………………………….

hiện cư trú tại …………………………



TM. UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

.... ngày ... tháng ... năm ...
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ.

(2) Giấy tờ chứng minh bị thương trong khi làm nhiệm vụ.

 

VIII. LĨNH VỰC GIÁO DỤC:



01. Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Mã số hồ sơ: T-BPC-258336-TT

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 01: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cơ sở vật chất, có nhu cầu thành lập lớp mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình, làm đơn gửi UBND cấp xã về việc xin thành lập lớp mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình.

- Bước 02 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Sau khi kiểm tra, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nếu tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì tiến hành ra Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân được thành lập lớp mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình.

- Bước 03: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục;

+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

+ Sổ hộ khẩu, giấy CMND (bản pho to), kèm bản chính để đối chiếu .

+ Giấy chứng nhận đất đai, tài sản hợp lệ;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:

- Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được thành lập chỉ nhằm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, phù hợp với nhu cầu của địa phương, góp phần cùng Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;

- Có đủ số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn quy định:Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em; sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Nhân viên y tế, kế toán có bằng trung cấp theo chuyên môn được giao;đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số, ng­ười nuôi dạy trẻ phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc;đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lý giáo dục địa phương tổ chức. Điều đó phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, và điểm đ Khoản 1 Điều 19 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục;

- Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu bảo đảm theo quy định tại Điều 30 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục;

- Người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (sau đây gọi chung là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) phải đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, có bản cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ khi trẻ ở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

- Số lượng trẻ em trong 1 (một) cơ sở giáo dục mầm non tư thục không quá 50 (năm mươi) trẻ;



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Quyết định số 14/2008/ QĐ-BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non;

- Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;

- Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

- Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng bọ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động củ trường mâm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

02. Sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Mã số hồ sơ: T-BPC-258337-TT

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 01: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cơ sở vật chất, có nhu cầu sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, làm đơn gửi UBND cấp xã về việc xin sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

- Bước 02 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Sau khi kiểm tra, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nếu tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì tiến hành ra Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân được sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

- Bước 03: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã.



b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp tại tại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của giáo viên, chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

- Sổ hộ khẩu, giấy CMND (bản pho to không cần công chứng), kèm bản chính để đối chiếu .

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phư­ơng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học;

- Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Điều 29 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Quyết định số 14/2008/ QĐ-BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non;

- Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;

- Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

- Thông tư số 28/1011/TT-BGDĐT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng bọ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động củ trường mâm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo


Каталог: 3cms -> upload -> tthc -> File
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-cp ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ
File -> Số: 2057/QĐ-ubnd
File -> Phụ lục 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/tt-bxd ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Xây dựng) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/tt-btc ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính
File -> QuyếT ĐỊnh thay đổi, bổ sung thành viên Tổ công tác thực hiện
File -> BIỂu thống kê ĐẶC ĐIỂm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi rừNG
File -> Mẫu số 04 của Nghị định số 59/2015/NĐ-cp
File -> Mẫu số 1 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> Mẫu 65: ban hành theo tt số14./2010/tt-bnn ngày 19 tháng 3

tải về 6.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương