UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 02 NĂM 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007



tải về 0.54 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.54 Mb.
#1951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 02 NĂM 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007.


Các số liệu tài chính sử dụng trong bản cáo bạch này được lấy từ Báo cáo tài chính cho năm tài chính đã được kiểm toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 của MSB kiểm toán bởi Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán (AFC). Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 của MSB được kiểm toán bởi Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán (AFC).

    1. TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MSB.

      1. Kết quả hoạt động kinh doanh.

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: MSB



      1. Các chỉ tiêu khác.

        1. Thu nhập.

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: MSB



        1. Chi phí.

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: MSB



        1. Về tỷ lệ khấu hao TSCĐ.

Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian ước tính sử dụng và đảm bảo phù hợp với Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, cụ thể:

Nguồn: MSB.



        1. Hoạt động đầu tư.

Các khoản đầu tư vào chứng khoán và góp vốn đầu tư trong năm có biến động không lớn tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 đạt 1.040.369 triệu đồng tăng 1,3%.
ĐVT: triệu đồng

Nguồn: MSB



        1. Các chỉ tiêu khác.

Nguồn: MSB

    1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI NĂM 2006

Năm 2006 được coi là năm có nhiều chuyển biến đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển tương đối ổn định với mức tăng trưởng ấn tượng 8,2%/năm, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phát triển chính thức và kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức kỷ lục; cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tổ chức thành công hội nghị APEC đã tạo môi trường kinh tế và pháp lý tích cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hội nhập cũng là thách thức đối với sự phát triển của các ngân hàng, trong đó đặc biệt là các vấn đề về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Với áp lực cạnh tranh từ các định chế tài chính nước ngoài, sự mở rộng về lượng và phát triển về chất của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã đặt ra cho MSB nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng thị trường trong nước cũng như khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới (một thế mạnh trong thanh toán quốc tế của MSB).

Nếu năm 2005 đánh dấu sự hồi sinh của MSB, bằng việc chuyển Trung tâm điều hành từ TP. Hải Phòng về TP Hà Nội (tháng 08.2005), ngay từ đầu năm 2006 MSB đã chuyển mình nhanh chóng bằng việc hội nhập cùng các ngân hàng bạn trên thị trường liên hàng, hoạt động tín dụng gia tăng từng bước ổn định và phát triển cùng việc tập trung quản lý rủi ro tín dụng tại Trung tâm điều hành, công tác huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế tăng đều qua các quý, số điểm giao dịch của ngân hàng tăng từ 15 lên 20 đơn vị kinh doanh, số lượng nhân sự tăng 24% so đầu năm và đặc biệt Công chúng đã lại được biết đến MSB với một phương diện mới của một Ngân hàng thương mại đa năng.



Kết quả lợi nhuận trước thuế 109,4 tỷ là một nỗ lực lớn của toàn hệ thống trong điều kiện MSB phải thực hiện trích dự phòng rủi ro cụ thể trong năm lên tới 32,5 tỷ đồng (chiếm 23% tổng lợi nhuận kinh doanh thực của MSB); với phương châm phát triển an toàn và bền vững, ngay từ đầu năm Ban điều hành đã tập trung và nghiêm túc phân loại các khoản nợ xấu tín dụng đã tiềm ẩn từ những năm trước; thực hiện trích dự phòng lớn để lành mạnh hoá hoạt động tín dụng và tạo khả năng minh bạch về tài chính của MSB.
  1. VỊ THẾ CỦA MSB SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TRONG NGÀNH.


    1. VỊ THẾ CỦA MSB TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG.

MSB là một trong những Ngân hàng ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Việt Nam, các chỉ tiêu về thu nhập, huy động vốn, lợi nhuận có mức tăng trưởng lớn.

  • Về năng lực tài chính: Vốn điều lệ năm 2006 tăng 350% so với năm 2005, do vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định đạt 300% đã đảm bảo được các quy định về an toàn vốn như duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn mức vốn đã đăng ký; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thời điểm đạt mức quy định của NHNN; sử dụng vốn điều lệ đúng quy định.

  • Chất lượng hoạt động: Các chỉ tiêu tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có của MSB lớn hơn 75% theo quy định, chất lượng bảo lãnh và chất lượng tín dụng ngày được cải thiện, mang lại lòng tin của khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.

  • Mạng lưới hoạt động: Trên các miền Bắc, Trung, Nam MSB đã có các điểm giao dịch và ngày càng được đầu tư, phát triển.

  • Công tác quản trị, kiểm soát điều hành: Hệ thống quản tri, điều hành và cấu trúc bộ máy đã được cải tiến, chuẩn hóa theo các chuẩn mực quốc tế, đã góp phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Mô hình quản lý theo khu vực, cơ cấu tổ chức tại Hội sở, các chi nhánh cũng ngày càng được hoàn thiện và phát huy được tính hiệu quả.

  • Về hệ thống kiểm tra nội bộ: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được hình thành và tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, phục vụ công tác kiểm soát rủi ro và giúp tăng hiệu quả hoạt động của MSB.

  • Nguồn nhân lực: Đội ngũ lãnh đạo thuộc Hội đồng quản trị và Ban Điều hành là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính - ngân hàng, có kỹ năng quản lý, nắm bắt các biến động của thị trường ngày càng thể hiện được trình độ chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo cơ bản, sáng tạo, gắn bó với sự phát triển của MSB, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, những năm gần đây có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu giữa các ngành và ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đó có sự phát triển mạnh về dịch vụ tài chính ngân hàng. Tính đến tháng 12 năm 2006, có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 38 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện của các tổ chức định chế tín dụng nước ngoài và hệ thống hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân, 11 công ty cho thuê tài chính và 6 công ty tài chính. Như vậy, MSB phải chịu sức cạnh tranh rất mạnh với hệ thống ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài nhất là trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. So với một số ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá là có vị thế hàng đầu tại Việt Nam như về các chỉ số tổng tài sản, tổng mức huy động vốn, số dư nợ, lợi nhuận trước thuế thì MSB đã dần khẳng định được vị thế của mình, cụ thể:

BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÁC NHTMCP NĂM 2006

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

MSB

VP

Habubank

VIB

MB

Tổng tài sản

8.520

10.159

11.685

16.552

13.529

Vốn huy động

7.504

9.065

4.616

14.852

11.949

Dư nợ cho vay

3.445

5.006

5.983

8.966

6.195

Lợi nhuận trước thuế TNDN

109

157

248

200

253

Nguồn: Báo cáo tài chính công khai của các ngân hàng


    1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH.

- Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định trong các năm tới. Bên cạnh đó, nguồn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng cao, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế Nhà nước và những cơ hội khi đã gia nhập kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và cho MSB nói riêng.

- Việt Nam đã là thành viên của WTO, các chính sách mở cửa, thông thoáng hơn, những chuẩn mực quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Xu hướng này đòi hỏi các ngân hàng trong đó có MSB phải tăng cường việc áp dụng các quy định kế toán, kiểm toán, quản lý rủi ro,... theo các nguyên tắc của chuẩn mực quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động của các ngân hàng được quản lý tốt hơn, an toàn hơn và phát triển bền vững hơn.

- Cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng về chủng loại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.


    1. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÙ HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN CỦA MSB.

Với định hướng để phát triển và trở thành ngân hàng có uy tín, chất lượng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, MSB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng,... cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và từ lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, MSB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Các yếu tố đó thể hiện các định hướng và chiến lược kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng bước vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương