Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

KẾT LUẬN


  1. Kiến thức và hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp

    1. Kiến thức về HIV/AIDS

Tỷ lệ người có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS tăng rõ rệt đáng kể so với trước thời điểm can thiệp (năm 2006):

- Tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái (15 đến 49 tuổi) có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS sau can thiệp là 72,5% so với trước thời điểm can thiệp là 25% (tăng 47,5%). Tỷ lệ nam giới có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS là 67% so với trước can thiệp là 19,1%; tỷ lệ này đối với nữ là 68,8% so với trước can thiệp là 19,5% (p < 0,001).

- Trong nhóm thanh niên 15 đến 24 tuổi: Tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS thay đổi sau can thiệp tăng hơn 50,8%. Tỷ lệ này tăng mạnh từ 23,6% lên 73,2% đối với nam; và tăng từ 19,9% lên 71,9% đối với nữ (p<0,001).

- Tỷ lệ người dân không hiểu sai về HIV/AIDS cũng tăng mạnh sau can thiệp: Tỷ lệ người cho rằng muỗi đốt không lây truyền HIV tăng từ 57,9% lên 95,3% (p < 0,001, OR = 15,8; 95% CI = 10,9-22,9); tương tự tỷ lệ tăng từ 71,8% lên 94% cho ăn uống chung với người nhiễm HIV không bị lây nhiễm HIV (p<0,001, OR = 6,0; 95% CI = 4,3-8,3); và tăng từ 67,8% lên 88,1% cho việc một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm HIV (p < 0,001, OR = 3,6; 95% CI = 2,7-4,7).

- Tỷ lệ trả lời đúng ba đường lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng tăng từ 61,1% lên 86,6% (tăng 25,5%); Tỷ lệ nam, nữ trả lời đúng cả ba đường lây truyền tăng theo thứ tự từ 58% lên 80% và 55,6% lên 84,5% sau can thiệp (p < 0,001).

- Riêng đối với thanh niên 15-24 tuổi, tỷ lệ trả lời đúng ba đường lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng tăng từ 64,1% lên 89,2% sau can thiệp (tăng 25,1%). Trong đó, nam giới tăng từ 62,1% lên 88,9% và nữ giới tăng từ 66% lên 89,4% (p<0,001).

- Tỷ lệ người dân biết có thuốc điều trị DPLTMC trước can thiệp là 24,4%, sau can thiệp là 81,1% (tăng 56,7%). Tỷ lệ người dân biết có thuốc điều trị ARV cho người nhiễm cũng tăng từ 40,9% lên 89,3% sau can thiệp (tăng 48,4%) (p<0,001).


      1. Hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS

- Tỷ lệ người dân sử dụng ma túy và tiêm chích ma túy đều giảm sau can thiệp với tỷ lệ tương ứng là 1,9% giảm xuống 1,1% và 93,3% giảm xuống 88,9% (p>0,05).

- Tỷ lệ có quan hệ với bạn tình bất chợt năm 2012 (7 người tương đương 1,8%) cao hơn năm 2006 (2 người tương ứng 0,5%). Trong đó tỷ lệ sử dụng BCS lần gần nhất và thường xuyên là 50% (năm 2006); 57% (năm 2012). Năm 2006 không có nam giới QHTD với GMD, năm 2012 có 3 người (chiếm 0,8% nam giới tham gia điều tra). 100% nam giới sử dụng BCS với GMD trong lần gần nhất và thường xuyên trong 12 tháng qua.

- Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần gần nhất với vợ/chồng thay đổi khá tích cực: tăng từ 7,9% lên 22,5% trong người dân 15-49 tuổi (p < 0,001, OR = 3,4; 95% CI = 2,4-4,7).

- Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV tăng từ 3% lên 25,7% sau can thiệp (p < 0,001, OR = 10,6; 95% CI = 6,8-16.5). Tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm và biết kết quả cũng tăng từ 2,2% lên 42,7%.

- Tỷ lệ tiếp cận thông tin phòng, chống HIV/AIDS qua ti vi tăng từ 89,4% năm 2006 lên 98,6% năm 2012 (p<0,001).


    1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở đồng bào dân tộc Thái từ 15 đến 49 tuổi năm năm 2006 là 3,3%. Sau 6 năm can thiệp tỷ lệ nhiễm HIV là 1% (giảm 2,3%) (p<0,01, OR=0,3, 95% CI = 0,1-0,6). Riêng nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi, tỷ lệ nhiễm HIV năm 2012 là 0,4% so với 5,8% năm 2006 (giảm 5,4%).

Trên đây là những kết quả quan trọng khẳng định các hoạt động can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong 6 năm (2006-2012) cho đồng bào dân tộc Thái tại Thanh Hóa là có hiệu quả.


  1. KHUYẾN NGHỊ


Từ kết quả đạt được sau 6 năm triển khai các hoạt động can thiệp với sự tài trợ của "Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam" đã được khẳng định, chúng tôi xin được khuyến nghị tiếp tục duy trì hoàn thiện một số mô hình phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa như sau:

1. Duy trì đội truyền thông lồng ghép với tư vấn xét nghiệm tự nguyện lưu động, chăm sóc và điều trị ở các xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, ít có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

2. Lấy mô hình truyền thông qua già làng trưởng bản là hạt nhân của phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư ở các bản làng người dân tộc Thái.

3. Lồng ghép nội dung truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào nội dung giáo dục giới tính học sinh cuối khóa của các trường THCS và PTTH.

4. Tăng cường hoạt động can thiệp giảm hại, mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

5. Tăng chính sách và nguồn lực ưu tiên cho cán bộ y tế, mạng lưới cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng, người nhiễm HIV, phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Bộ Y tế (2008). Chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  2. Bộ Y tế và các cộng sự. (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), Hà Nội

  3. Bộ Y tế, (2007) “Tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam”.

  4. Bộ Y tế, Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS. Giai đoạn báo cáo: Tháng 2/2006 đến tháng 12/2007.

  5. Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2011). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS quý I/2011.

  6. Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2012). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012. Số 755/NC-BYT ngày 04/09/2012.

  7. Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS (2008). Cập nhật tình hình dịch HIV/AIDS tháng 8/2008.

  8. Chu Thái Sơn, Cầm Trọng, Người Thái, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội; (2005).

9a. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Thanh Hoá (2009). Báo cáo điều tra bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp về hành vi kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng tại các huyện dự án tỉnh Thanh Hóa.

  1. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Thanh Hoá (2009). Báo cáo điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và Giang mai trong nhóm nghiện chích ma tuý tại một số huyện trong tỉnh năm 2008.

  2. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Thanh Hoá (2009). Báo cáo điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và Giang mai trong nhóm Gái mại dâm tại một số huyện trong tỉnh năm 2009.

  3. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Thanh Hoá (2009). Báo cáo điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm trên những cặp vợ chồng có chồng là nghiện chích ma túy tại 2 huyện Mường Lát và Quan Hóa năm 2010.

  4. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Lai Châu (2009). Báo cáo kết quả điều tra: Hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc H.Mông tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu năm 2009.

  5. Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Yên Bái (2009). Hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Dao tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái năm 2009.

  6. Thanh Hóa (2009), Các dân tộc thiểu số Thanh Hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

  7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004, về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; (2004).

  8. Tổng Cục thống kê Việt Nam (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: các kết quả chủ yếu.

  9. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hoá (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2007.

  10. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hoá (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm 2006-2010 hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa.

  11. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hoá (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2010.

  12. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hoá (2012), Báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa từ 1995-2011.

  13. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hoá (2012), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS 27 huyện, thị tỉnh Thanh Hoá tháng 6/2012.

  14. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, WHO, Viện Pasteur Nha Trang (2008) Giám sát trọng điểm kết hợp điều tra hành vi trong nhóm NCMT và GMD ở một số huyện trong tỉnh năm 2011.

  15. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, WHO, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2011) Giám sát trọng điểm kết hợp điều tra hành vi trong nhóm NCMT và GMD ở một số huyện trong tỉnh năm 2011.

  16. Trung tâm y tế Lang Chánh (2012) Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011.

  17. Trung tâm y tế Quan Hóa (2012). Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011.

  18. Trương Minh, Cậy cửa, ngủ thăm, nằm mới biết, Vietnamnet.vn; 2007.

  19. UNAIDS, Cập nhật tình hình dịch AIDS - Báo cáo đặc biệt về HIV/AIDS tháng 12/2006; (2006).

  20. UNDP (2005). Việt Nam-một cái nhìn tổng quan về phát triển con người. Các dữ liệu cơ bản về Việt Nam.

  21. Uỷ ban Quốc gia Dân số, Gia đình và Trẻ em, Cục Y tế Dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS, Báo cáo đánh giá hiệu quả dự án Cộng đồng hành động phòng chống AIDS, Hà Nội; (2005).

  22. Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2010). Báo cáo đánh giá chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh

  1. ADB (2008) Reta 6247: HIV/AIDS vulnerability and Risk Reduction among ethnic minority groups through communication strategies in the Greater Mekong subregion.

  2. Elford Jonathan et al (2010). Sexual heatlh and ethnic minority MSM in Britain (MESH project): design and methods.

  3. External Review Mission (2002). Prevention of HIV/AIDS among Ethnic Minorities of the Upper mekong Region through community-based Non-formal and formal education.

  4. Health services research & Development service (HSR&R) (2011). Interventions to improve minority health care and reduce racial and ethnic disparities.

  5. Minority Youth and Families in Vietnam (2007). Changing transitions to adulthood in Vietnam’s remote northern uplands: A focus on ethnic minority youth and their families. “Hanoi: Population Council”.

  6. Population Council (2009). Poverty, gender and youth ethnic fertility differentials in Vietnam and their proximate determinants.

  7. Ross, Essien, and Isabel Rorres (2006). Conspiracy beliefs about the Origin of HIV/AIDS in four racial/ethnic groups.

  8. UNAIDS, (2009), Report on the global AIDS epidemic, Geneva, UNAIDS.

  9. Unicef Vietnam, VAAC-MOH, MCH Dpt-MOH (2010). Study on access to Care, Treatment, and Support for Children and Women with HIV and AIDS among communities with higher numbers of ethnic minorities people in Dien Bien, Kon Tum and An Giang province.

  10. WHO, Health and Ethnic Minorities in Viet Nam; (2003).

  11. WHO, UNAIDS, UNICEF (2011). Global HIV/AIDS response – Epidemic update and health sector progress towards Universal Access, Progress report 2011.

  12. Wu Feng, Zhang Kong-lai and Shan Guang-liang (2010). An HIV/AIDS intervention programme with Buddhist aid in Yunnan province. Chinese Medical Journal 123 (8): 1011-1016.



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương