Trình bày thực trạng về thương mại quốc tế của Việt Nam


Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam và 5 nước trong khu vực ASEAN năm 2020



tải về 280.15 Kb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu27.06.2023
Kích280.15 Kb.
#54909
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16
Trình bày thực trạng về thương mại quốc tế của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam và 5 nước
trong khu vực ASEAN năm 2020


2. Tình hình nhập khẩu
2.1 Tổng quan về tình hình nhập khẩu



Giai đoạn.Đơn vị tính:Triệu USD

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Tổng kim ngạch XNK

1986-1990

7.031,7

12.685,1

-5.653,4

19.716,8

1991-1995

17.156,2

22.784,0

5.627,8

39.940,2

1996-2000

52.649,1

61.057,9

-10.508,8

112.706,0

2001-2005

110.829

130.152

-19.323

240.98

2006-2010

280.405,7

343.129,7

-62.724,0

623.535,4

2011-2015

655.701,6

666.187,8

-10.486,2

1.321.889,4

2016-2020

1.182.292,35

1.141.822,5

40,469,85

2.324.114,85



  1. Giai đoạn 2007 - 2020

Trong giai đoạn 2007 - 2020, nhập khẩu (NK) hàng hóa tăng bình quân 14,2%/năm. Quy mô kim ngạch nhập khẩu (KNNK) từ 62,8 tỷ USD năm 2007, tăng lên 174,8 tỷ năm 2016, đạt 262,7 tỷ USD vào năm 2020. Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng NK bình quân là 8,9%, khu vực FDI là 18,1%.
Theo mốc thời gian, tỷ trọng NK của khu vực kinh tế trong nước so với tổng KNNK từ 65,4% năm 2007, giảm xuống 41,5% năm 2016 và đạt mức 35,7% năm 2020; tỷ trọng của khu vực FDI từ 34,6% năm 2007, tăng lên 71,5% năm 2016 và đứng ở mức 64,3% năm 2020.

Giai đoạn 2007 - 2019, cơ cấu NK hàng hóa của Việt Nam (theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương) nhìn chung đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ 73,33% năm 2007 lên 82,9% năm 2016 và đạt 80,8% năm 2019; tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế từ 24,57% năm 2007, giảm xuống 17% năm 2016 và còn 19,1% năm 2019. Năm 2020, nhóm hàng cần hạn chế NK đã tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, XK và phục vụ các dự án đầu tư trong nước chiếm gần 88%; nhóm hàng không khuyến khích NK chiếm tỷ lệ dưới 6%.
Theo thứ tự, châu Á vẫn là thị trường NK chủ yếu của Việt Nam, kế tiếp là châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương, châu Phi.
Về cơ cấu, giai đoạn 2007 - 2020, Trung Quốc chiếm tỷ trọng bình quân 32,1% tổng KNNK hàng hóa; Hàn Quốc: 17,7%; ASEAN: 11,5%; Nhật Bản: 7,8%; EU: 7,1%; Mỹ: 5,3%.
Các thị trường, đối tác có xu hướng tăng (xét về tỷ trọng so với tổng KNNK) bao gồm: Trung Quốc từ 20,3% năm 2007, tăng lên 28,6% năm 2019 và 32,1% năm 2020; Hàn Quốc từ 8,51% năm 2007, tăng lên 18,4% năm 2016, đạt mức 17,7% năm 2020; Mỹ từ 2,7% năm 2007, đạt 5% năm 2016 và 5,3% năm 2020.

  1. Tình hình nhập khẩu 2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 12 đạt 66,21 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 34,59 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước (tương ứng tăng 2,7 tỷ USD); nhập khẩu đạt 31,62 tỷ USD, tăng 3,1% (tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD).
Tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ USD. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ USD.
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2021 là 31,62 tỷ USD, tăng 3,1% về số tương đối, tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng tăng cao ở một số nhóm hàng như: dược phẩm tăng 231 triệu USD, tương ứng tăng 57,3%; hóa chất tăng 192 triệu USD, tương ứng tăng 29,6%; dầu thô tăng 143 triệu USD, tương ứng tăng 29,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 143 triệu USD, tương ứng tăng 14,9%...
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng lại giảm mạnh so với tháng trước như máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 458 triệu USD, tương ứng giảm 5,9%; ngô giảm 155 triệu USD, tương ứng giảm 48,9%...
Tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2021 là 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ USD so với năm trước. Trong đó: máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện tăng 25,3 tỷ USD; đứng thứ hai là nhập khẩu nhóm hàng sắt thép, phế liệu, sản phẩm sắt thép, kim loại thường khác và sản phẩm tăng 8,12 tỷ USD; đứng thứ ba là nhóm hàng nông sản tăng 5,57 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

tải về 280.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương