TrưỜng đẠi học bách khoa nguyễn văn tuâN


 Tình hình nghiên cứu ở trong nước



tải về 0.76 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/36
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2022
Kích0.76 Mb.
#51240
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36
Ảnh hướng nước vỉa lên hiệu quả khai thác thân dầu móng mỏ Sư Tử Đen - LATS
Đánh giá các công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu mỏ Đại Hùng dựa vào tính toán hiệu quả kinh tế
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 

Do ngành công nghiệp dầu khí ở trong nước còn non trẻ, các công trình nghiên 

cứu  mỏ  dầu  khí  nói chung  mới  được  bắt đầu từ  những  năm  1960  của  thế  kỷ 



10 

 

trước, còn các nghiên cứu về đá móng kết tinh chứa dầu chỉ thực sự bắt đầu khi 



tình cờ phát hiện ra dầu trong đá móng kết tinh ở mỏ Bạch Hổ và các nghiên 

cứu chỉ tập trung vào  mỏ  Bạch Hổ sau này là các mỏ Rồng, Rạng Đông, Ru 

Bi,….  

Các kết quả nghiên cứu cho thấy thân dầu trong đá móng granitoit là thân dầu 

không tiền lệ về mặt cấu trúc, về đặc trưng  thấm chứa, về cơ chế hình thành 

cũng như về mức độ và phân bố sản phẩm. Trong đó thân dầu móng granitoit 

có tầng nước vỉa có áp cung cấp năng lượng trong quá trình khai thác như mỏ 

STĐ sau này là Rạng Đông, Nam Rồng Đồi Mồi là chưa có tiền lệ. Do đó các 

công trình nghiên cứu nước vỉa mỏ dầu chưa nhiều và tập chung chủ yếu cho 

các đối tượng là trầm tích cát kết còn cho các thân dầu móng còn rất hạn chế. 

Mặc dù các công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt  Nam cũng đã thực hiện các 

công tác có liên quan đến nước trong các mỏ dầu: LDDK Vietsovpetro, Công 

Ty Cửu Long JOC, BHP, BP, JVPC, Petronas, Talisman thể hiện trong các báo 

cáo sản xuất nhưng chỉ dừng ở mức độ coi nước vỉa như là một thể chất lưu 

đồng hành bất đắc dĩ nên các công tác điều tra nghiên cứu rất hạn chế và thiếu 

tính hệ thống. 

Tuy nhiên công tác nghiên cứu nước vỉa mỏ dầu khí đáng kể phải kể đến công 

trình  do  PGS.TS  Hoàng  Đình  Tiến  và  Nguyễn  Thuý  Quỳnh  công  bố  trong 

tuyển  tập  báo  cáo  khoa  học  15  năm  XN  LDDK  Vietsovpetro,  năm  1996  đã 

đánh giá được các đặc trưng cơ bản của điều kiện ĐCTV mỏ Bạch Hổ, các tác 

giả đã nêu được các đặc điểm cơ bản của nước mỏ dầu Bạch Hổ. 

Năm 1999 trong các công trình nghiên cứu sự hình thành thành phần hoá học 

nước  dưới  đất  và  đặc  điểm  địa  chất  thuỷ  văn  các  mỏ  dầu  khí,  Nguyễn  Kim 

Ngọc và các cộng sự đã thiết lập được nguồn gốc, điều kiện, các quá trình ảnh 

hưởng đến hình thành thành phần hoá học nước dưới đất các mỏ dầu khí, lập cơ 

sở phân loại nước mỏ DK theo các điều kiện khác nhau. 

Đặc biệt năm 2001, Hoàng Đình Tiến và Nguyễn Thúy Quỳnh đã công bố kết 

quả nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của nước vỉa mỏ Bạch Hổ qua kết quả 

nghiên cứu nước khai thác đồng hành từ giếng khai thác GK-110, kết quả phân 

tích chỉ ra nước vỉa tồn tại trong móng Bạch hổ độ sâu 4385m ở vòm Bắc với 




11 

 

độ khoáng hóa thấp (4-5g/l) thuộc loại nước Clorucanxi. Tuy nhiên nghiên cứu 



chưa đánh giá trữ lượng cũng như đề cập đến ảnh hưởng của tầng nước vỉa này 

tới khai thác. 

Năm 2004 PGS.TS Trần văn Xuân trong đề tài luân án tiến sỹ đã công bố đặc 

điểm địa chất thuỷ văn bồn trũng Cửu long, có phân chia chi tiết các tầng địa 

chất thuỷ văn, Các đơn vị chứa nước trong bồn trũng, đặc điểm địa chất thuỷ 

văn mỏ Bạch hổ cũng như ý nghĩa của nghiên cứu địa chất thủy văn trong tìm 

kiếm dầu khí.  

Gần đây trong đề tài luận văn tiến sĩ của mình Đặng Ngọc Quý có đề cập đến 

các yếu tố địa chất ảnh hưởng tới hệ số thu hồi dầu cho mỏ Sư Tử Đen và Sư 

Tử Vàng trong đó phân tích các yếu tố địa chất như đặc điểm thạch học, thành 

phần đá xâm nhập (granit, granodiorit), thành phần đá đai mạch, các quá trình 

biến đổi thứ sinh (phong hóa, thủy nhiệt), đặc điểm đứt gãy và khe nứt, các chế 

độ năng lượng vỉa (Khí hòa tan, giãn nở, nguồn nước có áp…) ảnh hưởng tới 

chất lượng thấm chứa của tầng đá móng và đánh giá sơ bộ ảnh hưởng tới hệ số 

thu hồi dầu cuối cùng . Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu vào phân tích các dấu 

hiệu nhận diện sự tồn tại của tầng nước vỉa nhằm kịp thời hiệu chỉnh chế độ vận 

hành  khai  thác,  sơ  đồ  công  nghệ  khai  thác,  làm  tiền  đề  áp  dụng  thiết  kế  phát 

triển cho các mỏ mới tương tự, luận văn cũng chưa mô tả được đặc điểm thành 

phần  hóa  lý  của  nước  vỉa  thân  dầu  móng  STĐ,  chứng  minh  nguồn  gốc,  điều 

kiện hình thành, cơ chế vận động, qui mô phân bố, mức độ biến đổi cũng như 

ảnh hưởng của tầng nước vỉa tới hiệu quả khai thác nhằm xác định đánh giá ảnh 

hưởng các yếu tố đến hiệu quả khai thác. 

Tóm lại các công trình nghiên cứu về nước vỉa trong tìm kiếm, thăm dò và khai 

thác dầu  khí  cũng  như  ứng  dụng  nó  trong  thiết  kế  khai thác đặc  biệt  với  các 

thân  dầu  trong  móng  granit  nứt  nẻ  chưa  nhiều  và  mới  chỉ  dừng  ở  mức  độ 

nghiên  cứu  chung  hoặc  đánh  giá  đơn  lẻ  chưa  hệ  thống  hoá  hoặc  và  đúc  kết 

thành qui luật, chưa xác định ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác…cũng như đề ra 

hệ phương pháp luận nhằm giảm các tác động xấu và tối đa các ảnh hưởng tích 

cực. Có thể do sự tồn tại của nước vỉa trong móng granit còn khá mới mẻ, phức 



12 

 

tạp nên hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm các giải pháp 



khai thác và phát triển các mỏ dầu trong thân đá granit nứt nẻ. 


tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương