TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 4118 : 2012


Bảng 4 - Xác định trị số lấy tròn của lưu lượng



tải về 2.88 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích2.88 Mb.
#2191
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Bảng 4 - Xác định trị số lấy tròn của lưu lượng

Lưu lượng, m3/s

từ 1 đến 10

từ 10 đến 50

> 50

Trị số lấy tròn

0,1

0,5

1,0

5.2. Tổn thất lưu lượng do thấm

5.2.1. Tổn thất lưu lượng do thấm trên kênh phụ thuộc vào các yếu tố: Tính chất vật lý của đất; Điều kiện thủy lực của kênh (tiết diện của kênh, chiều sâu nước trong kênh); Điều kiện địa chất thủy văn (chiều sâu nước ngầm và hướng thoát nước ngầm đó); Chế độ làm việc của kênh (tưới luân phiên hay tưới đồng loạt); Mức độ bồi lắng trong kênh; Tình hình về mạng lưới kênh tiêu trong khu vực.

5.2.2. Phân loại và định nghĩa thấm cho các loại kênh đất, kênh xây, kênh gia cố tấm lát lắp ghép, tấm lát lớn liền tấm, kênh hộp bằng bê tông và BTCT...

5.2.3. Đề ra các trường hợp, các điều kiện, các công thức tính toán toán tổn thất do thấm cho các dạng kênh trên...

5.2.4. Tính toán tổn thất lưu lượng do thấm.

Bảng 5 - Các công thức tính toán tổn thất lưu lượng với từng loại mặt cắt kênh

TT

Tổn thất lưu lượng

Công thức tính toán

1

Khi mặt cắt của kênh đã được xác định:

1.1

Đối với kênh có mặt cắt ngang gần với dạng hình thang:

Qt = 0,0116.Kt.(B+2h) (7)

1.2

Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi ;

Qt = 0,0116.Kt..(B+2h) (8)

1.3

Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi

Qt = 0,0116.Kt.(B+Ah) (9)

2

Khi mặt cắt của kênh chưa được xác định:

Qt = 10.A1. (10)

3

Khi chưa có mặt cắt kênh xác định, tổn thất nước do thấm có thể xác định sơ bộ theo công thức:

(11)

a) Trường hợp kênh đi qua những vùng có nước ngầm ở sâu và dễ thoát nước, chế độ làm việc của kênh là liên tục.

Trong công thức (7), (8), (9):

Qt - Lưu lượng thấm trên 1 km chiều dài kênh (m3/s);

Kt - Hệ số thấm xác định theo chỉ tiêu đất nền kênh hoặc phụ lục C;

A là hệ số phụ thuộc vào tỉ số và m xác định theo bảng 6;

B là chiều rộng mặt cắt ướt của kênh ờ chiều sâu h;

h là chiều sâu nước trong kênh;

m là hệ số mái dốc kênh.

Trong công thức (10):

Qt là lưu lượng thấm trên 1km chiều dài (l/s km). Có thể lấy Qt gần đúng theo phụ lục D;

A1, m1 là hệ số ảnh hưởng của chất đất đến lưu lượng thấm xác định theo phụ lục E;

Q là lưu lượng nước trong kênh.

Trong công thức (11):

 là tổn thất nước do thấm (tính bằng % của Q) trên 1 km chiều dài của kênh;



m°,  là hệ số phụ thuộc vào loại đất, xác định theo phụ lục E.

Bảng 6 - Xác định hệ số A

B/h

Trị số A và 

m = 1

m = 1,5

m = 2

A



A



A



2

-

0,98

-

0,78

-

0,62

3

-

1.0

-

0,96

-

0,82

3

-

1,14

-

1,04

-

0,94

5

3,0

-

2,5

-

2,1

-

6

3,2

-

2,7

-

2,3

-

7

2,4

-

3,0

-

2,7

-

10

3,7

-

3,2

-

2,9

-

15

4,0

-

3,6

-

3,3

-

20

4,2

-

3,9

-

3,6

-

b) Trường hợp kênh làm việc theo chế độ định kỳ, thời gian mở nước ngắn: Trong trường hợp này Qt cũng xác định theo công thức (7), (8), (9), nhưng hệ số Kt được thay bằng Kth. Với Kth là hệ số thấm bình quân trong thời kỳ mở nước được xác định bằng thí nghiệm.

c) Trường hợp kênh có tầng nước ngầm nông và khó thoát nước: Trong trường hợp này Q’t cũng xác định theo công thức (7) đến (10), nhưng kết quả được nhân thêm với hệ số .

Q't = . Qt (12)

Trong đó:  là hệ số điều chỉnh, phụ thuộc vào lưu lượng trong kênh, chiều sâu mực nước ngầm và xác định theo phụ lục F.



5.3. Hệ số lợi dụng của kênh và hệ thống kênh

5.3.1. Khi xác định hệ số lợi dụng của kênh (hoặc hệ thống kênh, hoặc từng cấp nhánh kênh) phải xét lưu lượng tổn thất kể từ kênh đó đến mặt ruộng;

5.3.2. Trong trường hợp thiếu tài liệu thực tế, hệ số lợi dụng của kênh nhỏ (diện tích tưới không quá 300 ha, lưu lượng tưới không quá 0,3 m3/s) có thể xác định theo phụ lục G.

5.3.3. Hệ số lợi dụng của kênh và hệ thống kênh ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành xây dựng công trình đầu mối và hệ thống kênh, ảnh hưởng tới hệ số chiếm đất của kênh, do đó cần tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số này.

5.3.4. Hệ số lợi dụng của hệ thống kênh tưới không được nhỏ hơn hệ số lợi dụng cho phép []h trong bảng 7.

Bảng 7 - Hệ số lợi dụng của kênh tưới cho phép

Diện tích tưới của hệ thống 103ha

> 50

Từ 10 đến 50

Từ 2 đến 10

< 2

[]h

0,5

từ 0,65 đến 0,55

từ 0,75 đến 0,65

0,7

5.3.5. Trong trường hợp đất khu tưới có tính thấm lớn, kết quả tính toán không phù hợp với trị số cho trong bảng 5, cần có biện pháp chống thấm hiệu quả để nâng cao hệ số lợi dụng của hệ thống kênh tưới và phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật.

5.3.6. Các phương pháp xác định hệ số lợi dụng của kênh:

5.3.6.1. Hệ số lợi dụng của một cấp nhánh kênh :

- Khi kênh làm nhiệm vụ dẫn nước: = (13)

- Khi kênh vừa làm nhiệm vụ dẫn nước, vừa phân phối nước:

(14)

Trong đó: - Là tổng lưu lượng được tính đồng thời khi phân phối vào các kênh nhánh cấp dưới.

5.3.6.2. Hệ số lợi dụng của một hệ thống kênh h:

(15)

Trong đó:

Wr là lượng nước lấy vào mặt ruộng;

W là lượng nước lấy vào công trình đầu mối;

qi là hệ số tưới thiết kế của khu tưới thử i;

i là diện tích đất thực tế được tưới của khu tưới thứ i;

ti là thời gian lấy nước vào khu tưới thứ i;

Qtoàn bộ được xác định theo công thức (5) hoặc (6);

T là thời gian lấy nước vào công trình đầu mối;

5.3.6.3 Khi Qthực tế thay đổi và nhỏ hơn QThiết kế, Hệ số lợi dụng thực tế của kênh (thực tế) được xác



định theo bảng 8.

Bảng 8 - Hệ số lợi dụng thực tế của kênh





0.6

0.65

0.7

0.75

0.8

0.85

0.90

0.95

0.4

0.45

0.50

0.56

0.62

0.68

0.76

0.83

0.91

0.5

0.49

0.54

0.60

0.66

0.72

0.78

0.85

0.92

0.6

0.52

0.57

0.62

0.68

0.74

0.80

0.86

0.93

0.7

0.54

0.60

0.65

0.70

0.76

0.82

0.88

0.94

0.8

0.55

0.62

0.67

0.72

0.79

0.83

0.89

0.94

0.9

0.58

0.64

0.68

0.74

0.79

0.84

0.90

0.95

1

0.60

0.65

0.70

0.75

0.80

0.85

0.90

0.95

Với  =

5.3.6.4. Trường hợp kênh có biện pháp chống thấm, có thể xác định mức giảm bớt về tổn thất thấm (tính bằng %) theo biểu thức (16). Căn cứ vào trị số (%) đã tìm được, kết hợp với việc so sánh kinh tế kỹ thuật để lựa chọn biện pháp chống thấm thích hợp.

(%) = .100 (16)

Trong đó: 1 và 2 lần lượt là hệ số lợi dụng của kênh khi không có biện pháp chống thấm và có biện pháp chống thấm.

6. Xác định mực nước khống chế trên kênh tưới

6.1. Độ cao mực nước trong hệ thống kênh phụ thuộc vào độ cao mặt ruộng được tưới và tổn thất đầu nước dọc kênh (tổn thất dọc kênh bao gồm cả tổn thất các đoạn chuyển tiếp và đoạn cong) và qua các công trình trên kênh. Độ cao mực nước của kênh cấp trên tại đầu kênh nhánh cấp dưới được xác định như sau:

n = 'n + Zn (17)

(18)

Trong đó:

 là tổn thất đầu nước qua cống đầu kênh nhánh cấp dưới;

'n là mực nước tính toán tại đầu kênh nhánh cấp dưới ứng với lưu lượng thiết kế;

Ao là độ cao mặt ruộng cần tưới tự chảy. Khi chọn trị số Ao cần có luận chứng kinh tế kỹ thuật;

hr là chiều sâu lớp nước tưới trên mặt ruộng. Phụ thuộc vào giống đại trà của vùng dự án, qui định của từng tỉnh, tập quán canh tác ở địa phương...;



là tổng các tổn thất cột nước dọc đường của n kênh nhánh cấp dưới do ma sát;

là tổng các tổn thất cột nước cục bộ qua các công trình trên n kênh nhánh cấp dưới;

6.2. Đối với ruộng lúa nước hoặc ruộng tưới rãnh, mực nước ở kênh nhánh cấp cuối cùng ứng với lưu lượng thiết kế phải cao hơn lớp nước mặt ruộng hoặc cao hơn lớp nước cao nhất ở đầu luống từ 0,05 m đến 0,1 m.

6.3. Tổn thất cột nước qua các công trình trên hệ thống kênh tưới được xác định theo phụ lục B.

6.4. Để đảm bảo mực nước tưới cần thiết khi kênh làm việc với lưu lượng nhỏ nhất, cần có các công trình điều tiết để nâng cao mực nước.

7. Tính toán mặt cắt kênh tưới

7.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

7.1.1. Hệ số mái kênh và chiều sâu nước trong kênh phải thỏa mãn các điều kiện về ổn định, điều kiện thi công và khai thác. Trường hợp kênh được thi công bằng cơ giới, chiều rộng đáy kênh phải thỏa mãn điều kiện công tác của máy;

7.1.1.1. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, về mặt kinh tế cần xác định hợp lý giữa chiều sâu và chiều rộng đáy kênh sao cho khối lượng đất đào, đắp và diện tích chiếm đất của kênh ít nhất;

7.1.1.2. Khi lưu lượng kênh lớn hơn 1 m3/s nên thiết kế với hệ số  trong khoảng từ 2 đến 5

( = = 2 đến 5)

Trong đó:

b là chiều rộng đáy kênh (m);

H là chiều sâu nước trong kênh (m). Sơ bộ có thể xác định h theo công thức:



(19)

Vkx là vận tốc không xói cho phép, (m/s) xác định theo phụ lục I;

Q là lưu lượng thiết kế của kênh, (m3/s).

Khi lưu lượng kênh bằng hoặc nhỏ hơn 1 m3/s có thể xác định mặt cắt kênh theo phụ lục H.

7.1.2. Kênh có độ dốc đáy lớn hơn độ dốc phân giới nên thiết kế với mặt cắt kênh hình đa giác hoặc hình chữ nhật. Chỉ nên thiết kế mặt cắt đa giác đối với những kênh lớn có chiều sâu lớn hơn 4,5 m đến 5 m. Để ngăn ngừa việc tạo sóng cho các kênh có chiều dài lớn và có độ đốc đáy lớn hơn độ dốc phân giới, nên thiết kế mặt cắt kênh có chiều sâu tăng dần về phía trục kênh, thể hiện trên hình 2.



Hình 2

Khi i nhỏ hơn 0,1 lấy m bằng từ 4 đến 5; Khi i bằng 0,1 đến 0,2 lấy m bằng từ 3 đến 4.

Trong đó: i là độ dốc (dọc) đáy kênh;

m là hệ số mái kênh.

7.1.3. Hệ số mái kênh hình thang phụ thuộc điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, chiều sâu của kênh, chiều sâu nước trong kênh, cấu tạo mặt cắt ngang của kênh (kênh có bọc hay không có bọc) và điều kiện thi công. Đối với kênh đào đắp:

- Khi chiều sâu của kênh H nhỏ hơn hay bằng 5 m, chiều sâu nước trong kênh h nhỏ hơn hay bằng 3 m, lúc đó hệ số mái kênh có thể tham khảo theo bảng 9 cho kênh đào hoặc bảng 10 cho kênh đắp. Trong đó H là chiều sâu hình học của kênh tính từ đỉnh bờ kênh đến đáy kênh.



Bảng 9 - Hệ số mái cho kênh đào khi H  5 m, h  3 m

Loại đất

Chiều sâu nước trong kênh

h = 1

h > 1 đến 2

h > 2 đến 3

Đá cuội liên kết vừa

1,00

1,00

1,00

Đá cuội sỏi lẫn cát

1,25

1,50

1,50

Đất sét

1,0

1,0

1,25

Đất sét pha

1,25

1,25

1,50

Đất cát pha

1,50

1,50

1,75

Đất cát

1,75

2,00

2,25

- Khi chiều sâu kênh H lớn hơn 5 m, chiều sâu nước trong kênh h lớn hơn 3 m, phải tính toán ổn định để xác định hệ số mái kênh.

Bảng 10: Hệ số mái cho kênh đắp khi H  5 m, h  3 m

Loại đất

Lưu lượng của kênh

Q > 10

Q < 10 đến 2

Q <2 đến 0,5

Q < 0,5

Mái trong

Mái ngoài

Mái trong

Mái ngoài

Mái trong

Mái ngoài

Mái trong

Mái ngoài

Đất sét

1,25

1,00

1,00

1,00

1,00

0,75

1,00

0,75

Đất sét pha

1,50

1,25

1,25

1,00

1,25

1,00

1,00

1,00

Đất cát pha

1,75

1,50

1,50

1,25

1,50

1,25

1,25

1,00

Đất cát

2,25

2,00

2,00

1,75

1,75

1,50

1,50

1,25

7.1.4. Đối với kênh có chiều sâu H lớn hơn 5 m, cần làm thêm cơ, cứ cao từ 3 m đến 5 m làm một cơ, chiều rộng của cơ từ 1 m đến 2 m. Nếu cơ dùng để kết hợp đường giao thông thì chiều rộng của cơ sẽ xác định theo các yêu cầu của giao thông. Mặt cơ phải có độ dốc về phía rãnh thoát nước từ 0,01 đến 0,02. Trên chiều dài rãnh từ 100 m đến 200 m phải thiết kế đường tháo nước. Rãnh thoát nước và đường tháo nước phải được gia cố chống xói.

7.1.5. Trường hợp bờ kênh không kết hợp làm đường giao thông, chiều rộng bờ kênh phụ thuộc vào thiết bị thi công, nhu cầu đi lại trong quản lý vận hành và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Trường hợp thi công bằng thủ công, chiều rộng bờ kênh tối thiểu tham khảo theo bảng 11. Trường hợp bờ kênh kết hợp đường giao thông chiều rộng được xác định theo các quy định hiện hành.



Bảng 11 - Chiều rộng bờ kênh khi không kết hợp làm đường giao thông

Lưu lượng của kênh, m3/s

Chiều rộng bờ kênh, m

Nhỏ hơn 0,50

0,80

Từ 0,50 đến 1,00

1,00

Từ 1,00 đến 5,00

1,25

Từ 5,00 đến 10,00

1,50

Từ 10,00 đến 30,00

2,00

Từ 30,00 đến 50,00

2,50

Từ 50,00 đến 100,00

3,00

7.1.6. Chiều cao an toàn tính từ mực nước lớn nhất tới đỉnh bờ kênh được xác định theo bảng 12.

Khi kênh có lưu lượng lớn hơn 100 m3/s, chiều cao an toàn được xác định có xét tới sóng do gió, do tầu thuyền gây ra. Khi bờ kênh kết hợp làm đường giao thông thì ngoài những quy định trên, chiều cao an toàn phải phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành về giao thông.




tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương