Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development


VI - PHẬT GIÁO TÍN TÂM VÀ SÙNG TÍN[1]



tải về 1.45 Mb.
trang28/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   38

VI - PHẬT GIÁO TÍN TÂM VÀ SÙNG TÍN[1] 

SỰ CHẤP NHẬN BHAKTI 


Tân Phái Trí Tuệ là phong trào của phần tử tinh hoa vì lòng từ bi vô lượng coi những lợi ích của đại chúng như của mình.  Vì vậy họ không thể tự bằng lòng với việc thiết lập siêu hình học trừu tượng cao siêu đã nói trong chương trước.  Để làm tròn sứ mạng, họ phải bổ túc học thuyết siêu hình của mình bằng một hệ thống thần thoại. 

Bồ tát được ký thác cho phương tiện thiện sảo.  Ngài không còn có thể giới hạn những hành động nhân danh sự giải thoát những người khác của ngài vào việc khuyên nhủ họ quán tưởng về không tính mà thôi.  Nếu không, quảng đại quần chúng sẽ bị gạt ra ngoài vì thiếu những khuynh hướng siêu hình, vì lo âu kiếm sống, và vì mối ràng buộc sâu xa với của cải, gia đình, nhà cửa.  Tuy nhiên, vì cư sĩ cũng bị kiềm tỏa trong khổ đau, và vì nguồn gốc thần linh, với những khát vọng và khả năng tâm linh, thiên phú, nên những lời dậy của Đức Phật cũng dành cho họ nữa. 

Yếu kém về trí tuệ, họ phải dùng Đức Tin.  Con đường siêu việt của trí tuệ được bổ túc bởi con đường của Đức tin hayBhakti.  Nàgarjuna phân biệt con đường dễ dàng của Đức Tin với con đường cực nhọc và khó khăn của Trí Tuệ.  Cả hai cùng dẫn đến cứu cánh chung, giống như người ta có thể đến cùng một thành phố hoặc bằng thủy đạo hoặc bằng đường bộ.  Một số thích phương pháp của nghị lực nhiệt thành, của khổ hạnh và của thiền định.  Những người khác có thể, bởi thực hành những phương tiện cứu độ dễ dãi của Đức Tin, bằng cách chỉ nghĩ tới Phật trong khi gợi đến danh ngài, mau chóng đạt tới một trạng thái từ đó không bị sa đọa trở lại, nghĩa là từ đó họ đi tới giác ngộ viên mãn, với niềm tin tưởng chắc chắn sẽ đạt tới. 

Đức Tin, một đức tính phụ thuộc trong Tiểu Thừa bây giờ đã được đưa lên ngang hàng với chính trí tuệ.  Khả năng giải thoát của nó lớn lao hơn Cổ Phái tưởng.  Người ta phải nhìn nhận sự xuy đồi của nhân loại càng ngày càng gia tăng.  Con đườngcực nhọc của trí tuệ mãnh liệt trong đó người ta tự luyện mình không còn có thể thực hiện được đối với nhiều người, nếu không phải đối với đa số, ngay trong đám chư tăng.  Trong những hoàn cảnh này, con đường dễ dàng của Đức Tin là con đường duy nhất mà quần chúng còn có thể noi theo. 

Từ khoảng 400 năm trước T.L. phong trào Bhakti thu lượm được một vài ưu thế ở Ấn Độ, và vào khoảng bắt đầu của công nguyên nó đã gặt hái được một sức mạnh lớn lao.  Chữ Bhakti có nghĩa là lòng sùng tín cá nhân đối với những thánh tính được sùng kính, quan niệm dưới hình thức nhân loại.  Vào thời đại kỷ nguyên Ky-tô những khuynh hướng Bhakti của đám bình dân Ấn Độ đã xâm chiếm Phật giáo trọn vẹn sau một thời gian reo rắc ảnh hưởng lâu dài.  Siêu hình học của Tân Phái Trí Tuệ đủ mềm dẻo để hấp thụ đà lôi cuốn về Bhakti và cung cấp cho nó một nền tảng triết lý.  Kết quả của sự phối hợp giữa Phật giáo của “Tân Phái Trí Tuệ” và phong trào Bhakti cho cái mà chúng ta sẽ gọi là Phật giáo Tín Tưởng. 

Đại Thừa đã nhấn mạnh tính cách phổ cập của sự giải thoát chống lại một Tiểu Thừa có vẻ bất toàn, nhất là vì nó chỉ chú trọng tới phần tử tinh hoa và có ít phương tiện hữu hiệu để trợ giúp những người căn cơ giải thoát cùn nhụt.  Đại Thừa coi trọng những bạn đồng hành thấp kém.  Phải làm sao cho chính Pháp, nếu không dễ lãnh hội được, thì ít ra cũng ngang tầm với của họ.  Luận lý nội tại của trí tuệ viên mãn đưa tới sự phủ nhận của nó trong đức tin.  Nếu sinh tử và Niết Bàn là một, nếu vạn pháp tương đồng, thì lúc đó không có sự khác biệt thực sự giữa giác ngộ và mê mờ, giữa người trí và kẻ khùng điên, giữa thanh tịnh và ô nhiễm, và tất cả mọi người đều phải có cơ hội giải thoát như nhau.  Nếu lòng từ bi của Đức Phật vô lượng, ngài phải giải thoát cả những kẻ điên khùng.  Nếu bản lai Phật có trong tất cả chúng sinh, thì tất cả chúng sinh đều gần Phật tính như nhau. Phật giáo tín tưởng của Đại Thừa từ đó rút ra những kết luận thực tiễn: nó phát triển những phương pháp tiêu trừ sự sai biệt giữa giầu và nghèo, giữa người ngu kẻ trí, giữa thánh nhân và kẻ tội lỗi, giữa thanh tịnh và bất tịnh.  Vì tất cả đều có quyền giải thoát như nhau, tất cả đều phải có thể đi đến giải thoát như nhau. 

---o0o---

LỊCH SỬ KINH ĐIỂN 


Văn học của trường phái này phối hợp những từ ngữ, câu kệ và ý niệm của Tân Phái Trí Tuệ với sự sùng bái những đấng cứu thế hữu ngã.  Nó bắt đầu ở Ấn độ vào lúc khởi đầu của công nguyên.  Bốn hay năm trăm năm nay sau nó dần dần bị tràn ngập bởi những ý niệm của Mật Tông.  Càng ngày nó càng chuyên tâm tới việc cung cấp những “thần chú”, nhờ đó, người ta có thể đến gần những thần thánh, và khiến thần thánh theo ý muốn của mình (xem chương VIII). 

Một trong những vị Phật đầu tiên trở thành đối tượng của Bhakti là Aksobhya (Bất Động Như Lai), ngự trị ở phương Đông, trong Cảnh giới Phật ở Abhirati.  Tên ngài được những kinh điển Đại Thừa đầu tiên nhắc tới rất nhiều.  Sự thờ phụng ngài chắc chắn bành trướng rất rộng rãi, nhưng thần thoại về ngài chỉ còn lại những đoạn ngắn.  Sự thờ phụng Amitàbha, chịu ảnh hưởng nặng nề của Iran, cũng bắt đầu từ thời đại đó.  Amitàbha là Phật Vô lượng (amita) Quang (àbhà) và cõi Cực Lạc của ngài ở tây phương.  Ngài cũng còn được biết dưới tên Amitàyus (vô lượng Thọ), vì sự trường thọ của ngài (àyus) Vô lượng (amita).  Một số lớn kinh văn dành cho Vô Lượng Quang Phật; cuốn kinh được biết tới nhiều nhất là Sukhavati-vyuha, Kinh Di Đà, mô tả Thiên đàng của ngài, nguồn gốc và cách cấu tạo của cõi ấy.  Ngoài ra Bhaishajyagura, Phật Dược Sư, rất phổ thông.  Ở Trung Hoa và Nhật Bản Vô Lượng Quang Phật phổ thông hơn bất cứ một vị Phật nào.  Ở Ấn Độ hình như chưa bao giờ chiếm được một vị trí độc tôn như vậy, mặc dầu Huệ Nhật một nhà chiêm bái Trung Hoa, đã đến thăm Ấn Độ giữa năm 702 và 719, kể lại rằng tất cả mọi người đều nói với ông về Vô Lượng Quang Phật và cõi cực lạc của ngài. 

Những Kinh văn khác, nói về chư Bồ tát.  Cũng như chư Phật, chư Bồ tát có rất nhiều, và chúng ta chỉ có thể kể ra một phần nhỏ.  Trong những sáng tác phẩm của óc tưởng tượng thần thoại Phật giáo Tín tâm Quán Thế Âm (Avalokitetsvara) độc đáo nhất.  Vì pháp thuật thần thông, vì sự ân cần và khéo léo tuyệt luân ngài “cứu độ tất cả những kẻ khổ đau” ChữAvalokitesvara là một chữ ghép của chữ ísvara (Thế tôn) và avalokita “kẻ nhủ lòng từ bi”, nghĩa là từ bi với những kẻ khổ đau trong thế gian này.  Quán Thế Âm là lòng từ bi nhân cách hóa.  Kinh văn và ảnh tượng cho phép phân biệt ba giai đoạn của sự phát triển của ngài ở Ấn Độ.  Trước hết, ngài là một phần của tam vị  nhất thể gồm Vô Lượng Thọ, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahàsthàmapràpta) (nghĩa là “Kẻ đã đạt năng lực vô thượng”).  Tam Vị nhất thể này có nhiều điểm tương đồng với trong tôn giáo ở Iran, nghĩa là trong sự thờ phụng Mithra, và trong tôn phái Zervan, tôn giáo Ba Tư, coi Thời gian Vô hạn (Zervan Akarana = Amita-àyus, Vô Lượng Thọ) là nguyên lý căn bản.  Được thu nhập vào Phật giáo, Quan Thế trở thành một Bồ tát vĩ đại đến độ ngài gần hoàn hảo như một Đức Phật.  Ngài có một quyền lực pháp thuật lớn lao để cứu độ chúng sinh trong mọi khó khăn và nguy hiểm.  Ở giai đoạn thứ hai, Quán Thế Âm thủ đắc một số chức vụ và tính chất vũ trụ.  Ngài “nắm thế giới trong tay”, ngài vô cùng cao lớn – “800.000 mười ngàn dậm” – “mỗi một lỗ chân lông ngài chứa đựng một thế giới hệ”.  Ngài là Chúa tể và đấng Thế Tôn của thế gian.  Từ mắt ngài phóng ra mặt trời, và mặt trăng, từ miệng ngài, gió, từ chân ngài, trái đất.  Về tất cả những phương diện này Quan-Thế-Âm giống Phạm Thiên Brahman.  Cuối cùng, ở giai đoạn thứ ba, lúc mà những yếu tố pháp thuật trong Phật giáo chiếm hàng đầu, ngài trở thành một pháp sư, có nhiều năng lực nhờ nhữngmạn-trà và thu nhận nhiều đặc tính của Siva.  Đó là Quán-Thế Âm Mật Tông.  Một cách nào đó Văn Thù Sư Lợi (Mãnjusri) cũng phổ thông như Quán-Thế Âm.  Ngài tượng trưng trí tuệ.  Một số lớn kinh điển được trước tác để ca tụng ngài, một vài kinh trước năm 250 sau T.L.  Người ta có thể kể nhiều vị Bồ-tát khác, như Bồ Tát Địa Tạng (Ksitigarbha) và Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra)[2], nhưng về chi tiết chúng tôi phải mời độc giả tham khảo cuốn sách về Phật Giáo Nhật Bản của Ch.Eliot. 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương