Suy Niem Tin Mung Chua Nhat Le La Nam B


Cuộc khải hoàn của Người Tôi Trung



tải về 416.3 Kb.
trang20/46
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích416.3 Kb.
#39413
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   46

14. Cuộc khải hoàn của Người Tôi Trung


(Suy niệm của Đức ông James M. Reinert – Đan Quang Tâm dịch)

Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!”

Cũng như Thánh Mátthêu và Thánh Luca, Thánh Máccô sử dụng lời ngôn sứ của Dacaria mô tả việc Đức Giêsu vào Giêrusalem. Điều lý thú về lời ngôn sứ này là sự tương phản: “Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” (9,9).

Ta có thể hỏi liệu có thể nào vừa khải hoàn và chiến thắng mà đồng thời vừa khiêm tốn. Bằng cách chọn đi vào Giêrusalem theo phương cách Người đã làm, Đức Giêsu cho người ta thấy Người thực sự thuộc loại vua nào. Người khải hoàn nhưng không đắc thắng. Người đã giảng dạy như một mục tử, chứ không phải như một vị tướng quân. Những ai nghe Người nói hoặc chứng kiến phép lạ Người làm thì bây giờ được gọi để làm chứng về các kinh nghiệm của họ. Họ làm chứng bằng cách tuyên xưng Đức Giêsu là “Con của Đavít”, ca tụng Thiên Chúa Cha đã gửi đến đấng cứu thế mà người ta mong đợi từ lâu.

Theo Thánh Máccô, Đức Giêsu chắc chắn biết ý nghĩa của điều Người chuẩn bị làm. Người sai các môn đệ đi tìm con lừa con, giải thích một cách chi tiết điều sẽ xảy ra. Khi ta đồng hành với Đức Giêsu và các Tông đồ trong mấy ngày sắp tới, ta sẽ thấy một số hình ảnh sẽ nhắc nhở ta về sự kiện Đức Giêsu, Con Đavít, đã đến cứu chúng ta và giải thoát chúng ta.

Điều lý thú cần ghi nhận là, theo các Phúc âm Nhất lãm, câu truyện thương khó không trực tiếp theo sau việc đi vào thành Giêrusalem. Trong Phúc âm Máccô có hai chương tách việc vào thành với trình thuật Bữa Tiệc Ly.

Chương khải hoàn vào Giêrusalem dịu giọng một chút và lại tập trung vào Sách Ngôn sứ Isaia. Ta nghe về “Người Tôi Trung của Chúa” – lời tiên tri thứ hai trong ba lời tiên tri của Isaia nói về Đấng Mêsia. Trong những đoạn này, ta đi đến chỗ nhận biết bản chất đích thực của Đấng Mêsia – Người xuất hiện không phải như một vị vua vinh quang mà như người tôi tớ khiêm tốn.

Trong Thư gửi Tín hữu Philípphê, Thánh Phaolô kiện toàn sự nhận biết đó. Trong “bài thánh ca Philípphê”, ông bảo ta rằng Đức Giêsu này thực sự là ai và Người đã làm gì cho ta: “…Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự!” Tất cả điều này cho ta thấy rằng đây là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa. Những lời hứa trong Cựu Ước được thành sự và chúng ta trở thành các nhân chứng. Với tư cách là người làm chứng, ta được kêu gọi hãy đáp ứng lại.

“Nơi Người, luôn luôn có thể nhận ra dấu chỉ sống của tình yêu khôn lường và siêu việt đó của Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta, Đấng mang lấy những thương tích tật bệnh của dân mình, đồng hành với họ, cứu thoát họ và hợp nhất họ nên một. Trong Người và nhờ Người, có thể tái khám phá cuộc sống trong xã hội, dù cuộc sống còn đầy mâu thuẫn đối kháng và nhập nhằng tranh tối trang sánh, như một nơi chan chứa sự sống và hy vọng: đó là dấu hiệu của ân sủng không ngừng được đề nghị ban tặng cho mọi người, và đó cũng là lời mời gọi hãy vươn đến những hình thức chia sẻ ngày càng cao hơn và tích cực hơn.

Đức Giêsu Nadarét đã làm cho mối dây liên kết giữa liên đới vào bác ái sáng chói trước mặt mọi người, chiếu sáng toàn bộ ý nghĩa của mối dây liên kết này: “Dưới ánh sáng đức tin, liên đới tìm cách vượt qua chính nó, mang lấy các chiều kích Kitô giáo cụ thể là trao ban một cách hoàn toàn vô điều kiện, tha thứ và hoà giải. Lúc ấy, người gần bên chúng ta không những chỉ là một con người có những quyền lợi và về cơ bản, bình đẳng với hết mọi người, mà còn là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, đã được máu Đức Giêsu Kitô cứu chuộc và được đặt dưới tác động trường kỳ của Thánh Thần. Thế nên, phải yêu thương tha nhân, cho dù đó là kẻ thù, bằng cùng một tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương họ; và chính vì ích lợi của người ấy mà ta hãy sẵn sàng hy sinh, thậm chí hy sinh đến mức cuối cùng: hy sinh tính mạng vì anh em (x. 1 Ga 3,16)” (Sách Tóm lược HTXHGH, 196).

Khi nghe trình thuật Thương Khó theo Thánh Mátthêu, bắt đầu với việc thoả thuận phản bội Đức Giêsu và chấm dứt với việc Philatô lệnh cho chính quyền canh gác ngôi mộ, ta nhìn các lời tiên tri trong Cựu Ước dưới một ánh sáng mới. Ta cũng thấy diễn tiến của các biến cố xoay quanh cuộc thương khó, bắt đầu với trình thuật Bữa Tiệc Ly và việc thiết lập Bí tích Thánh Thể theo đúng sứ mạng mục vụ của Đức Giêsu. Người đã đến với chúng ta và đã đề nghị tặng ban một món quà vĩ đại. Nếu ta chấp nhận món quà đó, ta được mời gọi đáp trả lại Người trong cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Người.


Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201503
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 416.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương