PHẬt pháp cho sinh viêN (buddha dhamma for students)


- "Xin nói vắn tắt, thông điệp của Phật giáo là gì?"



tải về 416.49 Kb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích416.49 Kb.
#8424
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

03.- "Xin nói vắn tắt, thông điệp của Phật giáo là gì?"


Có thể đáp ngay bằng lời nói vắn tắt của Ðức Phật: "Chẳng có bất cứ điều gì có thể chụp nắm và bám níu vào cả."

Lời Phật, "Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào cả" là là một câu cách ngôn, ngay trong tầm tay của ta, đâu cần mất thêm thời giờ đi tra cứu trong Tam Tạng Kinh Ðiển (các lời dạy về Giáo pháp được ghi chép lại), vì câu ngắn gọn ấy nói lên đầy đủ và rõ ràng. Trong tất cả các bản Kinh, trong toàn thể Giáo pháp, nhiều đến tám vạn bốn ngàn đề tài, tất cả đều có thể tóm gọn trong một câu duy nhứt: "Chẳng có chi để chụp nắm và bám níu vào cả." Câu ấy dạy ta rằng hễ chụp nắm sự vật và bám níu vào chúng là đau khổ (dukkha). Một khi đã hiểu rõ được lời nói ấy, thì có thể bảo là đã biết tất cả các lời Phật đã thốt ra, toàn bộ tám vạn bốn ngàn Pháp môn. Và hễ đem câu ấy ra thực hành, đó là đang thi hành trọn vẹn Giáo pháp, trong mọi giai đoạn và dưới mọi hình thức.

Lý do vì sao một người thất bại trong việc giữ gìn giới cấm, chính là vì y đã chụp nắm và bám níu vào sự vật. Nếu y biết tự kềm chế chẳng chụp nắm và chẳng bám níu vào bất cứ sự vật chi và dẹp đuợc sự thèm khát cùng sự oán ghét, thì y chẳng thể nào phạm vào giới được. Lý do vì sao tâm trí một người lại luôn xao lãng và chẳng định tâm được, là vì y đang chụp nắm và bám níu vào một điều gì. Lý do vì sao một người còn thiếu trí huệ cũng giống như vậy. Một khi anh ta đã biết tập tánh buông bỏ chẳng chụp nắm nữa, liền đó anh tiến theo Con Ðường Chánh Ðạo, đạt được Quả vị và cuối cùng chứng đắc Niết bàn (Pali = Nibbàna; Phạn = Nirvàna).

Ðức Phật là người chẳng hề nắm bắt điều chi cả. Chánh Pháp chỉ dạy sự thực hành việc buông bỏ chẳng bám níu và quả vị của sự từ khước nắm bắt. Tăng già (Cộng đồng các vị thánh đệ tử của Ðức Phật) gồm có các vị thực hành sự chẳng chụp nắm, một số vị còn đang tập luyện, một số đã hoàn tất.

Khi được yêu cầu tóm tắt Giáo pháp của Ngài trong một câu ngắn, Ðức Phật đã đáp: "Chẳng có bất cứ điều nào mà ta nên chụp nắm và bám níu vào cả."

* * *

04.- "Làm thế nào để thực hành việc chẳng chụp nắm và chẳng bám níu?"


Khi bạn gặp một người ngoại quốc hỏi, bằng cách nào mà thực hành được việc chẳng chụp nắm, thì bạn nên, một lần nữa, đem câu nói của chính Ðức Phật ra mà trả lời. Khỏi cần đưa ý kiên riêng của chúng ta ra. Ðức Phật dạy thật đầy đủ như sau:

"Khi mắt thấy một vật, chỉ thấy vật ấy. Khi tai nghe một tiếng, chỉ nghe tiếng ấy. Khi nũi nguủi một mùi, chỉ ngửi mùi ấy. Khi lưỡi nếm món gì, chỉ nếm món đó. Khi có cảm xúc trên dahay trên thân, chỉ biết đến cảm xúc ấy. Và khi một ý nghĩ, một đối tượng tâm linh, khởi lên trong tâm, như một tư tưởng xấu chẳng hạn, chỉ biết tư tưởng ấy."

Tôi xin hãy đọc trở lại lời dạy trên, để giúp những bạn chưa từng nghe đến câu ấy. Khi nhìn thấy, chỉ có sự thấy mà thôi. Nếu có thể được, khi đang thấy, chỉ thấy thôi; khi nghe, chỉ nghe; khi ngửi mùi, chỉ ngửi mùi; khi nếm vị, chỉ nếm; khi nhận một cảm giác trên da hay trên thân, chỉ thể nghiệm cảm giác ấy; và khi một đối tượng tâm linh khởi lên trong tâm thức, chỉ biết đang có đối tượng đó. Ðiều nầy có nghĩa là chẳng nên để cho tư tưởng về thân kiến (ý nghĩ về ta) khởi lên. Ðức Phật dạy, nếu một người năng thực tập như htế, cái ta (cái tự ngã) chẳng thể nào khởi sanh được; rồi thì sự vắng mặt của cái ta (tự ngã) tức là sự chấm dứt đau khổ (dukkha).

"Nhìn thấy một vật qua con mắt, chỉ thấy mà thôi." Cần giải thích thêm điều nầy. Khi có vật tiếp xúc với mắt, hãy quan sát cùng nhận ra vật ấy và biết cần phải làm điều gì khi thấy vật đó. Nhưng đừng để cho thương, thích hay ghét, chê khởi lên. Nếu bạn nổi lên thương, bạn sẽ ham muốn vật đó. Nếu bạn để cho ghét nổi lên, bạn sẽ muốn phá hủy nó. Như thế là hiện đang có mặt ở đó cả người thương lẫn kẻ ghét. Ðấy là điều được gọi là cái Ta, cái Tự ngã. Theo con đường của cái Ta là đang đau khổ và thất vọng. Khi một vật được nhìn thấy, cần phải có trí thông minh cùng sự nhận biết. Ðừng để cho các ô nhiễm trong tâm buộc bạn phải chụp nắm và bám níu. Ðào luyện trí thông minh để biết điều gì cần làm cho đúng và thích hợp. Nếu thấy chẳng cần làm gì, thì quên vật đó ngay đi. Nếu đang chờ đợi một kết quả nào về vật ấy, thì cứ tiến hành làm ngay, với sự nhận biết của trí thông minh, mà chẳng để cho thân kiến (ý tưởng vể cái ta) có dịp sanh khởi lên được. Bằng cách ấy, bạn có được kết quả bạn mong muốn mà chẳng có sự đau khổ nào xảy ra cả. Ðấy là một nguyên tắc thực hành Giáo pháp rất gọn, đáng được xem là tuyệt hảo.

Ðức Phật dạy: "Khi thấy, chỉ thấy. Khi nghe, chỉ nghe (...) Khi nhận biết một đối tượng tâm linh, chỉ nhận biết nó." Hãy ngưng lại ngay đó, và trí huệ tự nhiên sẽ chuyển động. Hãy chọn lấy lối đi đúng đắn và thích hợp. Ðừng khai sanh thêm "người thương" hay "kẻ ghét", và tùng theo đó là cái ý muốn hành động theo sự thương hay sự ghét, vì đấy chính là sự khởi sanh ra cái tự ngã trong tâm. Một tâm tư như thế trở nên náo động, chẳng được tự do. Tâm tư ấy hoạt động chẳng có chút trí huệ nào cả.

Tại sao ta lại chẳng nêu lên giới, định, huệ, tạo phước đức hay bố thí liên quan đến một công đức đầy thắng quả như thế? Các điểm ấy (giới, định, v.v.) là những trợ duyên giúp cho hành giả, chớ chúng chẳng phải là cốt tủy của Giáo Pháp, còn chưa phải là phần thiết yếu. Chúng ta tạo phước đức, bố thí, giữ giới, tập định, và phát triển trí huệ, chính là để trở thành người an định. Khi đang thấy, chỉ thấy; khi đang nghe, chỉ nghe. Thực hiện điều nầy, chúng ta trở thành an định. Chúng ta có được sự an định, sự chẳng lay chuyển và thế quân bình. Mặc dầu cảnh vật bên ngoài đến tiếp xúc với chúng ta hằng ngày, dưới nhiều hình thức qua các nẻo của giac quan, cái tự ngã (Ta) cũng chẳng sanh khởi ra được. Tạo phước đức, bố thí là những phương cách để loại trừ cái Ta ra. Giữ giới là phương thức giúp chúng ta làm chủ mà trị được cái Ta, sự luyện tập định lực cũng có hiệu lực như thế. Phát triển trí huệ dùng để tiêu diệt cái Ta. Nơi đây, chúng ta chẳng bàn đến nhiều vấn đề khác nhau, chúng ta chỉ nói đến một vấn đề khẩn cấp hằng ngày. Hằng ngày, đôi mắt chúng ta nhìn thấy vật nầy, món nọ, tai chúng ta nghe tiếng nọ, tiếng kia; mũi chúng ta ngửi mùi nầy, hương nọ, và rồi cho chí đến sáu cửa của các giác quan. Chỉ riêng có công phu thực tập nầy cũng đủ bao trùm hết mọi công phu. Nó chính là bản chất, là tinh túy, của sự thực hành Giáo pháp.

Nếu có người ngoại quốc nào hỏi bạn câu số 04 trên đây, xin hãy trả lời như vừa nói.

* * *


Thí dụ như một người ngoại quốc hay một người khác tôn giáo với bạn, đến hỏi bạn rằng:


tải về 416.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương