PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang13/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê & Sở Công Thương.

  1. Quy mô vốn

Tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp điện – nước luỹ kế đến cuối năm 2009 là 3.693 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp toàn tỉnh, trong đó vốn trong nước chiếm 99,5%, vốn ngoài nước chiếm 0,5%.

Danh mục

Vốn SX_KD
31/12/2009


Lao động

Vốn/LĐ
(trđ/người)


Triệu đồng

CC (%)

Người

CC (%)

Toàn ngành CN

137.877.752

 

452.457

 

305

CN Điện, nước

3.693.988

2,7

1.286

0,3

2872

- Quốc doanh

3.635.097

98,4

1100

85,5

3305

- Ngoài quốc doanh

41.893

1,1

155

12,1

270

- Đầu tư nước ngoài

16.998

0,5

31

2,4

548

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống Kê & Sở Công Thương.

  1. Hiệu quả đầu tư

Ngành công nghiệp điện – nước cũng là ngành có hiệu quả sản xuất thấp hơn so với bình quân chung toàn ngành, bình quân lợi nhuận/vốn ngành đạt 0,7%, cụ thể:

- Về giá trị gia tăng (VA)/Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Tỷ lệ VA/GO (theo giá hiện hành) của ngành công nghiệp điện – nước năm 2009 đạt 45,3%, cao hơn bình quân chung của công nghiệp toàn Tỉnh (26,06%).

- Về giá trị gia tăng (VA)/lao động: GTGT(VA)/lao động đạt 1.007 triệu đồng/lao động, cao gấp 8 lần mức bình quân chung toàn ngành công nghiệp (125,7 triệu đồng/lao động). Trong các thành phần kinh tế, công nghiệp quốc doanh trung ương là khu vực có năng suất lao động cao nhất.

- Về lợi nhuận/vốn (LN/Vốn): hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp điện – nước thấp, LN/Vốn (lợi nhuận/vốn) đạt 0,7%, thấp hơn 5,96% của toàn ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai, trong đó các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận/vốn cao nhất.

- Về quy mô vốn đầu tư/lao động (Vốn/LĐ): Quy mô vốn đầu tư/lao động của ngành công nghiệp điện – nước đạt 2.872,5 triệu đồng/1 lao động, cao hơn so với bình quân chung của toàn ngành công nghiệp toàn Tỉnh (toàn tỉnh 304,73 triệu đồng), là một trong những ngành có suất đầu tư cao.


  1. Thị trường

Doanh thu của ngành năm 2000 đạt 1.699 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 680 tỷ đồng. Tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2010 giảm 8,7%/năm, trong đó tốc độ bình quân giai đoạn 2006-2010 giảm 12,5%/năm. Năm 2000, doanh thu ngành chiếm 3,8%; năm 2005 chiếm 1,3%; đến năm 2010 chiếm 0,3% trong tổng cơ cấu doanh thu của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm của ngành chủ yếu là sản xuất điện và cung cấp nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt thị trường nội địa.

  1. Lao động

- Lao động ngành công nghiệp điện - nước năm 2000 là 680 người; năm 2005 là 1.087 người; năm 2010 là 1.520 người. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn giai đoạn 2001-2005 tăng 9,8%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 6,9%/năm; bình quân cả giai đoạn 2001-2010 tăng 8,4%/năm (toàn ngành 12,5%/năm).

- Năm 2000, lao động ngành điện-nước chiếm 0,5%; năm 2005 chiếm 0,3%; đến năm 2010 chiếm 0,3% trong tổng cơ cấu lao động của công nghiệp trên địa bàn tỉnh.



II.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

II.3.1. Khu công nghiệp

Tính đến tháng 12/2010, có 30 khu công nghiệp đã có quyết định thành lập với tổng diện tích đất quy hoạch là 9.573,77 ha, diện tích dành cho thuê là 6.239,03 ha, đã cho thuê được 3.981,28 ha, chiếm tỷ lệ 62,8% diện tích đất dành cho thuê, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.059 dự án, tổng vốn đăng ký 18.772,2 triệu USD; Lũy kế giải ngân của các doanh nghiệp đến tháng 12/2010 đạt 9.510 triệu USD, đạt 50,7% tổng vốn đăng ký.



  1. Về vốn thu hút đầu tư

  1. Vốn FDI: có 817 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 12.583 triệu USD, chiếm khoảng 88% tổng vốn đăng ký, trong đó có 669 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký là 11.927 triệu USD; 33 dự án đang xây dựng với vốn đăng ký là 179 triệu USD; 65 dự án chưa triển khai xây dựng với vốn đăng ký là 455 triệu USD; 50 dự án ngưng hoạt động với vốn đăng ký là 173 triệu USD.

  2. Vốn trong nước: có 307 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 31.227 tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng vốn đăng ký (tính theo USD); trong đó có 212 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký là 21.070 tỷ đồng; 21 dự án đang xây dựng với vốn đăng ký 4.012 tỷ đồng; 74 dự án chưa triển khai xây dựng với vốn đăng ký là 6.095 tỷ đồng.

  1. Về phân bố khu công nghiệp

Phần lớn các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao đều nằm ở các vị trí thuận lợi: Tp Biên Hòa (KCN Biên Hòa 2, Loteco, Tam Phước đã cho thuê 100% diện tích, Agtex Long Bình 96%, Amata 70%); huyện Long Thành (KCN Gò Dầu 100%, Long Thành 76%); huyện Nhơn Trạch (Nhơn Trạch I 89%, Nhơn Trạch II 100%, Nhơn Trạch III gđ1 100%); huyện Trảng Bom (Bàu Xéo 93%, Hố Nai gđ1 92%). Các khu công nghiệp ở các huyện xa có điều kiện kém thuận lợi như KCN Tân Phú (lấp đầy 0%), Xuân Lộc (48%) Long Khánh (0,59%), Dầu Giây (0,63%).

  1. Về ngành nghề thu hút đầu tư

Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng Nai có nhiều ngành nghề đa dạng (trên 20 ngành nghề cấp 2) với quy mô và trình độ công nghệ rất khác nhau. Trong đó các dự án thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động như dệt may giày dép, chế biến gỗ, gia công lắp ráp linh kiện điện, điện tử…chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm khoảng trên 50% về vốn đăng ký. Các công ty hạ tầng có xu hướng muốn nhanh chóng lấp đầy khu công nghiệp nên ít quan tâm đến quy mô, ngành nghề, số lao động, hiệu quả sử dụng đất, trình độ công nghệ dự án…Chính vì vậy, ngành nghề thu hút vào các khu công nghiệp hình thành tự phát không theo quy hoạch và chưa có tính liên kết về kinh tế - kỹ thuật trong các khu công nghiệp. Có nhiều dự án đầu tư vào các khu công nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường. Các dự án công nghiệp công nghệ cao, tự động hóa chiếm tỷ trọng nhỏ phản ánh môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của việc thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao.

  1. Về tình hình xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung

Tính đến 31/12/2010, đã có 19 khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 77.100 m3/ngày đêm, trong đó có 12 khu công nghiệp đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động ổn định bao gồm: Biên Hòa I và Biên Hòa II, Amata, Loteco, Tam Phước, Long Thành, Gò Dầu, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II và Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Nhơn Trạch III, Agtex Long Bình; có 06 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình vận hành thử bao gồm: Nhơn Trạch V, Hố Nai, Sông Mây, Dệt May Nhơn Trạch, Định Quán và Bàu Xéo; có 01 khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng chưa có nước thải để vận hành; có 2 khu công nghiệp đang hoạt động là Ông Kèo và Thạnh Phú do chưa hoàn tất việc bồi thường giải tỏa nên công ty hạ tầng chưa được bàn giao đất để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra đã có 5 khu công nghiệp chưa có dự án hoạt động nhưng đã tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung gồm: Nhơn TRạch II – Nhơn Phú, Tân Phú, Long Khánh, Giang Điền, Dầu Giây.

II.3.2. Cụm công nghiệp

Tổng số cụm công nghiệp đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn các huyện, TX Long Khánh và TP Biên Hòa là 47 cụm, với tổng diện tích quy hoạch là 2.485,39 ha. Trong đó:

- Tổng số cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết, đang triển khai thủ tục đầu tư hoặc đã đầu tư hạ tầng là 32 cụm, với tổng diện tích đã được quy hoạch là 1.714,89 ha. Trong đó có 02 cụm công nghiệp đã xây dựng hạ tầng gồm: 01 cụm công nghiệp Vật liệu xây dựng Hố Nai 3 đã hoàn thành hạ tầng phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gạch ngói; 01 cụm công nghiệp Gốm Tân Hạnh phục vụ di dời các cơ sản xuất gốm mỹ nghệ. Các cụm công nghiệp còn lại mới hoàn thành lập quy hoạch chi tiết và đang thực hiện thủ tục về đất đai.

- Tổng số cụm công nghiệp chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết, triển khai thủ tục đầu tư là 15 cụm với tổng diện tích 770,5 ha.

Nhìn chung, quá trình phát triển cụm công nghiệp trong thời gian qua còn rất chậm do khó khăn vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, huy động vốn đầu tư hạ tầng, một số cụm công nghiệp đã có các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trước khi quy hoạch cụm công nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng chưa đầu tư hoặc đầu tư chưa đồng bộ.

II.3.3. Đánh giá về tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, các khu công nghiệp tại Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Đồng Nai nhanh và bền vững. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, đến năm 2010 thu hút được 370.000 lao động, tăng bình quân giai đoạn 1997-2010 là 21%/năm. Doanh thu năm 2010 của doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp đạt 9.100 triệu USD, tăng bình quân giai đoạn 1997-2010 là 21,96%/năm, trong đó xuất khẩu đạt 5.100 triệu USD, chiếm 56% tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 20,15%/năm. Nộp ngân sách năm 2010 của các khu công nghiệp là 322 triệu USD, tăng bình quân 23,37%/năm.



Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, việc quy hoạch và phát triển các khu cụm công nghiệp tại Đồng Nai trong giai đoạn sắp tới đã và đang đặt ra một số vấn đề khó khăn tồn tại sau:

    • Vấn đề phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu cụm công nghiệp. Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu cụm công nghiệp như giao thông, khu đô thị, dân cư, cung cấp điện, cấp thoát nước… và các dịch vụ hỗ trợ khác chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu cụm công nghiệp. Một số khu công nghiệp tại các huyện vùng xa như khu công nghiệp Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán và Long Khánh gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư do nằm ở vị trí không thuận lợi về giao thông, cung cấp lao động và các dịch vụ hỗ trợ khác.

    • Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp đã bắt đầu thiếu lao động và ngày càng gay gắt do các địa phương trong nước đều có xu hướng phát triển các ngành thâm dụng lao động, mặt khác vấn đề thiếu lao động có trình độ cao đang là một nhân tố cản trở thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao. Do đó, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới sẽ ngày càng gặp khó khăn về cung cấp lao động.

    • Vấn đề khó khăn trong việc chuyển hướng thu hút đầu tư các dự án thâm dụng lao động sang thu hút các dự án thâm dụng vốn và công nghệ. Trong thời gian tới, để thực hiện xúc tiến đầu tư hướng tới các dự án công nghệ cao, cần phải tạo ra điều kiện môi trường đầu tư đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư các dự án công nghệ cao.

    • Thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng là một vấn đề trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư phát triển các khu cụm công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển mạnh và có trình độ công nghệ cao là điều kiện thuận lợi cơ bản để thu hút các nhà đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp chế tạo như điện, điện tử, cơ khí chế tạo máy… Nếu thiếu điều kiện này sẽ rất khó giữ chân các nhà đầu tư chứ chưa nói đến tăng sức cạnh tranh thu hút đầu tư.

    • Vấn đề bồi thường giải tỏa thu hồi đất: Trong thời gian gần đây giá đất tăng làm cho công tác bồi thường giải tỏa khó khăn. Các công ty đầu tư hạ tầng sẽ phải tăng chi phí đầu tư khu cụm công nghiệp, giá cho thuê lại đất trong các khu cụm công nghiệp sẽ tăng lên, làm cho sức cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của các khu cụm công nghiệp bị giảm đi. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế về vốn, năng lực cạnh tranh nên rất khó có khả năng thuê lại đất tại các khu cụm công nghiệp.

    • Phát triển các cụm công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tại địa phương, phát triển công nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương phần lớn quy mô nhỏ, nguồn lực rất hạn chế, trong khi đó cụm công nghiệp dưới 75 ha tương tự như một khu công nghiệp nhỏ, suất đầu tư hạ tầng cho một đơn vị diện tích đất công nghiệp cao nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng gặp khó khăn khi đầu tư vào các cụm công nghiệp địa phương.

    • Phát triển khu cụm công nghiệp đặt ra vấn đề phải bảo vệ môi trường. Hoạt động của một số khu cụm công nghiệp chưa giải quyết tốt vấn đề môi trường đòi hỏi phải tăng cường quản lý môi trường trong quá trình phát triển khu cụm công nghiệp trên địa bàn.

II.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian qua không những thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh mà còn có vai trò rất lớn hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động ở nông thôn Đồng Nai. Tác động cụ thể ở những lĩnh vực đó là:



II.4.1. Kết quả đạt được

  1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa mục tiêu và thực hiện

- Tăng trưởng GDP công nghiệp: Năm 2010, GDP công nghiệp (giá so sánh) đạt 23.554 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 14,9%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP toàn tỉnh (GDP toàn tỉnh tăng bình quân 13,5%/năm). Điều này cho thấy, thời gian qua ngành công nghiệp đã có đóng góp chủ yếu trong sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, so sánh với mục tiêu Quy hoạch công nghiệp giai đoạn 2006-2010 (mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 15,5%/năm) thì kết quả tăng trưởng 14,9%/năm là chưa đạt mục tiêu.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng và đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu GDP theo ngành được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010 (đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội VIII). Điều này cho thấy ngành công nghiệp ngày càng có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai.

- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng bình quân GTSXCN giai đoạn 2001 - 2010 là 18,4%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch, mục tiêu QH tăng 16,6%). Trong đó: Tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2001 - 2005 là 18,8%/năm (mục tiêu QH tăng 17,2%/năm); Tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2006 - 2010 là 18%/năm (mục tiêu QH tăng 16,0%/năm).

Các ngành công nghiệp chủ lực (công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp hóa chất, cao su, plastic, công nghiệp dệt may - giày dép, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng nền kinh tế địa phương. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ ngành công nghiệp từng bước được nâng cao. Đến nay, công nghệ tự động hóa và bán tự động hóa chiếm trên 30,2%, công nghệ cơ khí và bán cơ khí chiếm 42,2%.



  1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

Với sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến nay đã thu hút lực lượng lao động khá lớn vào làm việc, nổi bật là khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn ngành công nghiệp Đồng Nai hiện thu hút 520.159 lao động, trong đó tỷ trọng lao động trong thành phần công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 72,4% còn lại công nghiệp trong nước chiếm 27,6%, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp không những cho Đồng Nai mà cho các địa phương khác. Từ sự tăng nhanh của lao động công nghiệp đã thúc đẩy cơ cấu lao động ngành công nghiệp trong tổng số lao động xã hội tăng nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng nhanh cơ cấu lao động công nghiệp, giảm cơ cấu lao động nông nghiệp, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

  1. Hình thành hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ và phát triển đô thị

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất kỹ thuật nhất định, nhất là cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, hệ thống giao thông, cung ứng điện, thông tin liên lạc… Thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã có bước phát triển mạnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 30 khu công nghiệp được hình thành và phát triển với tổng diện tích 9.573,77 ha, có 6.239 ha đất dùng cho thuê, diện tích đất đã cho thuê là 3.918 ha, chiếm 62,8% diện tích đất cho thuê khu công nghiệp, với tổng số dự án thu hút đầu tư vào khu công nghiệp là 1.103 dự án, trong đó có 810 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 293 dự án có vốn đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn hình thành 47 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 2.485,39 ha, nâng tổng diện tích đất cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 12.059,16 ha.



  1. Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát huy các thành phần kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu

Trong thời gian qua môi trường đầu tư tại Đồng Nai được cải thiện tốt, nên công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả khá tích cực. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút trong 5 năm đạt trên 11 tỷ USD, chiếm trên 60% tổng vốn FDI từ năm 1991 đến nay (trong đó 80% vốn đăng ký là các dự án thuộc ngành dịch vụ, 5% là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao). Thu hút vốn đầu tư trong nước đạt trên 128 ngàn tỷ đồng (tương đương 7 tỷ USD). Nhìn chung, thu hút đầu tư 5 năm qua có bước chuyển biến tích cực và đúng định hướng nghị quyết, tăng dự án thuộc ngành dịch vụ, dự án đầu tư hạ tầng, dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao...; giảm dần các dự án gia công, sử dụng nhiều lao động.

Công tác thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai theo đúng mục tiêu, định hướng. Cụ thể, các ngành như Cơ khí; Điện – điện tử; Hoá chất, cao su, plastic; Điện nước là những ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật đã có sự chuyển dịch cả về cơ cấu vốn đầu tư (có tỷ trọng vốn đầu tư từ chiếm 36,9% năm 2005 lên 45% năm 2009), giá trị sản xuất công nghiệp (có tỷ trọng từ chiếm 36% năm 2005 lên 40,7% năm 2010), năng suất lao động (từ 151,8 triệu đồng/người năm 2005 lên 202,5 triệu đồng/người năm 2009. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các ngành thuộc nhóm ngành này còn thấp hơn so với một số ngành công nghiệp khác nhưng nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng nhanh, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong thời gian qua theo đúng mục tiêu, định hướng mà tỉnh đã đề ra là tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp thâm dụng vốn, kỹ thuật và giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động, tài nguyên khoáng sản, đây là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao trong thời gian tới.

Công nghiệp phát triển đã xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hoá ra nước ngoài, góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung của toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp năm 2010 đạt 6.109,9 triệu USD, tăng gấp 4,3 lần so với mức của năm 2000, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2001-2010 là 15,6%/năm. Đến cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chiếm tỷ trọng trên 80% kim ngạch xuất khẩu toàn Tỉnh. Điều này cho thấy sự đóng góp đáng kể của công nghiệp đối với xuất khẩu của toàn Tỉnh thời gian qua.

II.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 chịu sự tác động bởi một số nguyên nhân sau:

- Nhìn chung, các ngành công nghiệp còn mang nặng gia công, lắp ráp, các ngành sử dụng nhiều lao động nhu dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ nhằm tận dụng lao động rẻ để thực hiện gia công xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhằm khai thác lợi thế về lao động và tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên lợi thế giá nhân công rẻ, tài nguyên khoáng sản đang giảm dần trong thời gian tới. Điều này cho thấy các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao chưa thật sự hấp dẫn, vượt trội đối với các nhà đầu tư, đây là một khó khăn rất lớn của tỉnh đối với phát triển công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao trong thời gian tới.

- Trong điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa được sản xuất đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới. Tình hình kinh tế thế giới có những biến động khó lường, mức độ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Những biến động về giá vàng, xăng dầu, tài chính thế giới đã tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng cao. Lực lượng lao động hiện nay còn yếu về trình độ kỹ thuật, khả năng nắm bắt, vận hành công nghệ hiện đại; trình độ quản lý còn yếu kém, chưa bao quát, cập nhật kịp thời thông tin, tình hình cải tiến công nghệ.

- Trong nước công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển mạnh, chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nhà cung ứng với nhau trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để nâng cao quy mô sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu.

- Các nhà đầu tư hiện nay vẫn còn chú trọng đầu tư theo hướng khai thác lợi thế nhân công rẻ, các lĩnh vực ít rủi ro, sử dụng ít vốn nhưng thu lợi nhuận nhiều trong thời gian ngắn nhất.

- Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối vùng còn yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

II.4.3. Bài học kinh nghiệm

Qua 05 năm nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, Đồng Nai đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tạo đà thuận lợi cho bước đường tiếp theo của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đích đến của Đồng Nai là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đang dần hiện rõ. Để thực hiện đạt mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn tới cần khắc phụ những hạn chế, tồn tại trong thực hiện quy hoạch giai đoạn trước, đồng thời phát huy những kết quả đã được.

Từ kết quả thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn trước, hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai, rút ra một số bài học sau:

1. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại để nâng cao tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Rà soát, điều chỉnh, lựa chọn ngành nghề thu hút đầu tư đối với các khu, cụm công nghiệp chưa lắp đầy để thống nhất điều chỉnh danh mục ngành nghề, dự án thu hút đầu tư vào từng khu, cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn (gồm các ngành công nghiệp điện-điện tử, cơ khí, công nghệ sinh học, hóa chất, cao su, plastic).

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: tăng cường cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thực tế của nền kinh tế; khuyến khích phát triển các hình thức liên kết hợp tác giữa các trường đại học, cơ quan, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực và khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Tập trung phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh chuyên môn hóa, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm; có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn và chủ lực; đẩy nhanh tiến độ triển khai hình thành khu công nghệ cao: hình thành khu công nghệ cao sinh học tại huyện Cẩm Mỹ và khu công nghệ cao tại huyện Long Thành.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất chi tiết linh kiện, phụ tùng và vật liệu - đây là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Tăng cường cải cách thể chế để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; có cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản phẩm, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ về phát triển thị trường...

2. Trong tiến trình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại cần lựa chọn công nghệ ngay từ khâu thu hút đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển những ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả cao, có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh.

3. Khai thác tối ưu lợi thế của địa phương kết hợp với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tiếp cận nhanh với khoa học - công nghệ hiện đại. Đi liền với hướng đó, cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao mới có thể vận hành, khai thác có hiệu quả công nghệ tiên tiến, hiện đại.

4. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại phải mang tính bền vững. Vấn đề quan trọng không đơn thuần chỉ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh những ngành hiện đại mà phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương