Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 113.01 Kb.
trang31/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI.

  1. Quy luật về mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    1. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và kết cấu của chúng

      1. Tồn tại xã hội và các yếu tố cấu thành của nó

  • Khái niệm: Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ đời sống vật chất, toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là tổng thể của các quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất vật chất.

  • Các yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội

+ Hoàn cảnh địa lý: Gồm các điều kiện tự nhiên và môi trường thiên nhiên bao quanh con người. Đó là các điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tạo thành môi trường tự nhiên.

+ Dân cư – Dân số:



  • Về số lượng gồm: Số lượng dân cư, mật độ dân cư, sự phân bố đân cư, cơ cấu dân cư.

  • Về mặt chất lượng gồm: Chất lượng sống, sức khỏe, trình độ dân trí và văn hóa.

+ Phương thức sản xuất: Là cách thức con người dùng để chinh phục tự nhiên, cách thức con người dùng để tiến hành sản xuất, cách thức phát huy tính năng tác dụng của các công cụ phương tiện lao động khi con người sử dụng chúng vào quá trình tác động vào giới tự nhiên.

      1. Ý thức xã hội và các yếu tố cấu thành của nó

  • Khái niệm: Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần, toàn bộ quá trình sinh hoạt tinh thần của xã hội. Đó là tổng thể các quan hệ, các giá trị, chuẩn mực tinh thần được hình thành nảy sinh trong quá trình sinh hoạt vật chất và được duy trì trong đời sống con người.

  • Các yếu tố cấu thành của ý thức xã hội

+ Ý thức thông thường và ý thức khoa học

  • Ý thức thông thường là ý thức của con người về môi trường, điều kiện hoàn cảnh sinh hoạt, vật chất. Trong đó con người có mối liên hệ trực tiếp, quá trình sinh sống của con người xẩy ra thường nhật và luôn luôn chịu sự tác động của chúng.

  • Ý thức khoa học là ý thức của con người về mối liên hệ của các hiện tượng, các quá trình và bản chất của chúng mang tính khái quát, trừu tượng cao. Đó là những tư tưởng, quan điểm về xã hội được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết lý luận và được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù.

+ Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

- Tâm lý xã hội là toàn bộ những tình cảm, ước muốn, tâm trạng, thói quen, tập quán, truyền thống của một bộ phận xã hội hay của toàn bộ xã hội được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày, là kết quả trực tiếp của hoạt động sinh sống hàng ngày của con người.

- Hệ tư tưởng xã hội là hệ thống những quan điểm, tư tưởng làm nền tảng cho các học thuyết về kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức, thẩm mỹ, triết học, tôn giáo,.. được hình thành thông qua ý thức trực giác của cá nhân, cộng đồng người và được phổ biến, truyền bá trong xã hội trở thành những nguyên lý tư tưởng chung của xã hội.



    1. tải về 113.01 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương