Nguyễn Lân Dũng, Chung Chí Thành I. Tuổi thơ không suông sẻ


VII. Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính



tải về 0.53 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.53 Mb.
#38185
1   2   3   4   5   6   7   8   9

    VII. Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính


    Khi cuốn”Nguồn gốc các loài” được xuất bản, thuyết tiến hóa được nhiều người chấp nhận, thì giữa loài người và động vật, vẫn còn một rãnh sâu ngăn cách, đó là trí trí khôn và linh hồn. Động vật chịu tác động của quy luật tiến hóa, còn loài người là hoàn toàn tách biệt, phải nhờ đến”bàn tay của Thượng Đế”. Với tuổi già sức yếu, không thể đi dã ngoại được, nhưng bằng những cố gắng phi thường, năm 1871, ông đã xuất bản cuốn” Xuất xứ của loài người và sự chọn lọc liên quan đến giới tính” (The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex). Với điều kiện chúng cứ rất hạn chế, lại thiếu hẳn nhiều khâu trung gian quan trọng, ông đã tiên đoán loài người với các loài linh trưởng bậc cao như hắc tinh tinh, đười ươi, khỉ đột có chung một tổ tiên mà tổ tiên đó ngày nay đã tuyệt chủng. Nơi phát sinh loài người là vùng rừng nhiệt đới, có thể là châu Phi. Darwin cho rằng con người cũng sinh ra dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên. Hoạt động chức năng và chọn lọc giới tính đã làm xuất hiện một số đặc điểm riêng ở người. Chẳng hạn sự phát ra âm thanh để thách thức địch thủ hoặc để biểu lộ tình cảm đối với phái nữ…Từ đó mà dẫn đến tiếng nói. Ông cho rằng sự khác biệt giữa con người và con vật chỉ ở mặt số lượng , còn thì mầm mống ý thức, tình cảm đều đã có ở các loài khỉ bậc cao. Darwin xác nhận: “điều kiện văn minh đã tác động đối lập về nhiều mặt vơi ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên.”

    Rất nhiều động vật, nhất là những loài ”đa thê”, ngoài đặc trưng giới tính thứ nhất (khác biệt giữa cơ quan sinh dục đực và cái), còn có đặc trưng giới tính thứ hai. Chẳng hạn như con đực thường to con hơn, sư tử đực có bờm, tiếng hót và bộ lông sặc sỡ của chim trống…Darwin đã giải thích sự hình thành đặc trưng giới tính thứ hai bằng ”chọn lọc giới tính”. Những con đực có những đặc điểm riêng dễ dàng lọt qua “mắt xanh” con cái hơn, có cơ hội giao phối lớn hơn và để lại con cháu nhiều hơn. Những đặc điểm nhỏ nhặt ban đầu được tích lũy dần lại và hình thành nên đặc trưng giới tính thứ hai. Trên thực tế nhiều đặc trưng giới tính thứ hai đã trở thành của dư thừa trong tiến hóa. Chẳng hạn bộ lông sặc sỡ của nhiều loài chim trống dễ làm cho kẻ thù phát hiện. Chọn lọc giới tính của loài nai dẫn đến con đực có cặp sừng quá cỡ, khó di chuyển trong rừng, dẫn đến một số loài nai cổ ở Bắc Mỹ bị tuyệt chủng. Về chọn lọc giới tính Darwin viết: “ Đây là dạng chọn lọc được xác định không phải bởi cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể với các loài khác và với điều kiện thiên nhiên, mà là cuộc đấu tranh giữa các cá thể cùng giới tính (thường là con đực) để chinh phục các cá thể thuộc giới tính khác. Do đó không đưa đến cái chết của cá thể thất bại mà chỉ làm giới hạn hoặc làm mất đi sự tồn tại con cái”. Sự chọn lọc theo hướng vũ lực (tranh giành nhau) và hấp dẫn con mái bằng màu lông, tiếng hót… Đối với sự tiến hóa của loài người, Darwin cho rằng chọn lọc giới tính đóng vai trò quan trọng. không chỉ dẫn đến nam giới có có râu, hạch cổ, hệ cơ bắp phát triển hơn, mà còn dẫn đến có khối lượng óc lớn hơn, do đó có năng lực dũng cảm hơn và sáng tạo hơn so với nữ giới. Điều này rất giống với quan điểm của Aristotle thời cổ Hy lạp.

    Nhũng quan điểm không rõ ràng của ông về các nhóm cấu thành loài người, khiến những những luồng tư tưởng khác nhau đều có thể lợi dụng để làm chỗ dựa cho các quan điểm của mình. Đó là từ chủ nghĩa hòa bình đến lái buôn chiến tranh, từ chủ trương bình đẳng giữa các chủng tộc đến phân biệt chủng tộc, từ nam nữ bình quyền đến phân biệt giới tính...

    Năm 1872 Darwin cho xuất bản cuốn “Biểu đạt cảm xúc ở người và động vật” (The Expression of Emotion in Man and Animals), đặt nền móng cho Khoa học tính cách . Những phương pháp nghiên cứu của ông như quan sát nét mặt của trẻ sơ sinh, của người tâm thần, của nhà giám đinh khi thưởng thức các danh họa, các tác phẩm điêu khắc, so sánh nét mét mặt giữa các dân tộc khác nhau, tất cả đều đã trở thành những phương pháp nghiên cứu kinh điển.

    Darwin cũng đã chúng minh sư tiến hóa của hành vi cũng như sự tiến hóa của các cơ quan, có thể trở thành ”hành vi thoái hóa” hoặc ”hành vi dấu vết”. Giống như động vật thủy sinh khi lên cạn, khe mang thứ nhất biến thành lỗ tai, động tác ”gào thét” của loài người thoát thai từ động tác “cấu xé” của động vật khi muốn tấn công kẻ thù.

    VIII. Darwin và Wallace


    Từ chuyến đi lịch sử trên tàu Beagle, năm 1842 và năm 1844 ông mới viết 2 bài luận văn ngắn về tiến hóa nhưng chưa hề phát biểu. Mãi đến năm 1854 Darwin mới từ từ chỉnh lý những tài liệu cao ngập đầu mà mình đã sưu tầm được. Ông dự định viết một pho sách đồ sộ.

    Một sự kiện xẩy ra khiến ông choáng váng và thay đổi tất cả. Ông đã nhận được một bản luận văn ngắn ”Bàn về khuynh hướng ly khai vô hạn khỏi mô thức ban đầu của các biến chủng” của nhà khoa học kém ông 14 tuổi là Alfred Russel Wallace (1823 – 1913) gửi từ Malay, xin ý kiến của ông. Quan điểm của Wallace gần như hoàn toàn giống với quan điểm của ông. Ông viết: ”Trên đời lại có hai sự kiện trùng hợp đến mức kỳ lạ vậy sao?”, ông nói, thậm chí ông muốn buông xuôi nhường quyền tác giả cho Wallace.  


 



Alfred Russel Wallace

    Giáo sư Charles Lyell (1797-1875) và Joseph Dalton Hooker (1817-1911) nắm biết rất rõ công việc của Darwin ròng rã trong 20 năm trời, cho nên hai ông đã đứng ra xử lý vụ tranh chấp khoa học này một cách công minh. Darwin đã viết quan điểm của mình thành một luận văn cô đọng, cùng với bài của Wallace gửi lên Học hội Linné London (Linnean Society of London) và đồng thời phát biểu trên nội san của Hội vào tháng 8 năm 1858. Tiếp theo ông đã mất hơn 13 tháng để hỏa tốc hoàn thành và xuất bản cuốn”Nguồn gốc các loài”. Trong cuốn sách đó, ông nói: ”Tôi ít khi quan tâm đến vinh dự lớn lao về quyền phát minh thuộc về tôi hay về Wallace”.



 

Charles Lyell   



Joseph Dalton Hooker

    Được sự hỗ trợ ngấm ngầm nhưng đắc lực của bè bạn, quyền ưu tiên cuối cùng đã thuộc về Darwin. Wallace ý thức được nếu chỉ dựa vào luận văn của mình thi ảnh hưởng cũng rất hạn chế, nên ông đã coi đây là một trong những chuỗi sư kiện bất hạnh của mình, tiếp nhận địa vị phụ thuộc một cách rất phong độ. Ông đã sáng tạo ra nhóm từ “Chủ nghĩa Darwin” (Darwinism) để suy tôn Darwin và phân biệt với những người đi tiên phong khác theo thuyết tiến hóa. Chính Darwin cũng thấy Wallace đã khiêm tốn quá mức, ông nói: ”Ông ấy là người tôi chưa từng thấy”. Wallace về sau đã viết nhiều tác phẩm như “Phân bố địa lý của động vật” ( The Geographical Distribution of Animals, 1876), “Quần đảo Malay” (The Malay Archipelago,1869), “Đóng góp vào lý thuyết Chọn lọc tự nhiên” ( Contributions to the Theory of Natural Selection, 1870) , ” Thiên nhiên nhiệt đới và các khảo nghiệm khác” ( Tropical Nature, and Other Essays,1878),” Sự sống trên đảo” (Island Life, 1881). Tất cả đều là những tài liệu quý giá về địa động vật và khu hệ động thực vật trên hải đảo. Ông cũng viết nhiều sách phổ biến khoa học, phổ cập kiến thức về Thuyết tiến hóa của Darwin, chẳng hạn như cuốn “Một thuyết trình về thuyết Chọn lọc tự nhiên, với một số ứng dụng của chúng” (Darwinism: An Exposition of the Theory of Natural Selection, with Some of Its Applications 1889) … Wallace tin vào thuyết duy linh, nhưng lại có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, như ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ, chủ trương quốc hữu hóa đất đai v.v…Nhiều người đương thời đã trêu ông là “Một nửa thiên tài, một nửa điên khùng”. Từ năm 1908 Học hội Linnean đã đặt ra Huy chương Darwin-Wallace (Darwin-Wallace Medal) để kỷ niệm 50 năm công bố các công btrình về Chọn lọc tự nhiên của Darwin và Wallace.



    

Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương