Nguyên lý truyền hình



tải về 1.09 Mb.
trang35/209
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.09 Mb.
#50840
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   209
bao chi truyen hinh

2, Truyền hình Việt Nam

2.1, Sự ra đời của Truyền hình Việt Nam

Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.

Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghi ký quyết định số 01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập"Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam ". Đây là một xưởng phim nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam. Năm 1971,

Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim vô tuyến truyền hình tử tổng cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực tế và có một số vốn tư liệu quý.

Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Khi nhận được thông tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng. Nhiều đoàn cán bộ, kỹ thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình. Sau một thời gian dài nỗ lực của cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày 7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro và 45 phút ca nhạc.

Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên. Chương trình ra mắt khán giả Thủ đô lần đầu tiên, lại là đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút thời sự trong nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca nhạc 30 phút dùng phương pháp playlack; chương trình phim truyện, phim tài liệu được chiếu lên tường, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.

Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã dùng hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật. Lúc đó chúng ta chưa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chưa có telecine (máy chiếu phim truyền hình).

Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian đánh phá ác liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu được thực hiện trong thời gian này như: Hà Nội - Điện Biên Phủ, Hà Nội 5 ngày đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành được nhiều giải thưởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nước.

Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976) văn hoá xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày.


tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   209




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương