Đinh Khắc Thuân Hiện trạng bia và văn bia Phật giáo thời Lê sơ


Hình thức và đặc điểm trang trí



tải về 1.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2022
Kích1.17 Mb.
#53059
1   2   3   4   5   6
Bia Phat giao. Dinh Khac Thuan

Hình thức và đặc điểm trang trí
Bia thời Lê sơ phổ biến là bia cung đình, tức là bia do triều đình sai khắc, như cụm bia 
lăng mộ vua và hoàng tộc nhà Lê ở Thanh Hóa. Số còn lại là bia dân gian, do địa phương 
tạo dựng, trong đó có bia Phật giáo. 
Đối với bia cung đình, hình thức và đặc điểm trang trí được quy định hết sức chặt chẽ. 
Bia nào cũng có kích cỡ lớn, trang trí đẹp đẽ. Tuy nhiên, có những khác biệt ở mức độ, quy 
mô bia tùy thuộc vào địa vị nhân vật được đề cập trong bia. Chẳng hạn, bia lăng mộ vua Lê 
Thái Tổ được thể hiện đặc sắc hơn cả. Trán bia chạm hai rồng chầu vào một hình rồng trung 
tâm trán bia, xung quanh có hình tròn nằm gọn trong một ô vuông ở giữa. Bia của các vị vua 
khác tuy cũng có hai rồng chầu vào một hình rồng ở giữa, nhưng không có hình vòng tròn 
và ô vuông. Ý nghĩa của biểu trưng trên chính là thể hiện quan niệm về trời đất, vũ trụ “Trời 
tròn, đất vuông”, mà vua là con trời - “Thiên tử”. Ở trung tâm của trời đất, vũ trụ ấy chính 
là ông vua được biểu hiện qua hình tượng rồng. 
Đề tài trang trí trên diềm bên và diềm chân bia cũng hoàn toàn là hoa văn rồng. 
Trán và diềm chân bia Kính Lăng, niên đại 1505


74
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Quy cách trang trí này không xuất hiện trên bia dân gian, trong đó có cả bia công thần 
nhà Lê. Đối với bia bình dân thường là bia ở làng xã cũng không có hình rồng trang trí mà 
chủ yếu là hoa mây, thậm chí trán bia miếu Thanh Lục chỉ là một vầng hào quang.
Trán bia miếu Thanh Lục, niên đại 1507
Trong khi rồng là đề án trang trí chủ đạo trên bia cung đình của triều đình Nho giáo, thì 
chữ Phật hoặc tên bia là đề án trang trí chủ đạo trên bia Phật giáo thời Lê sơ. Trong số bia 
Phật giáo thời Lê sơ, có tới 5 bia được thể hiện theo quy cách này. Đó là bia chùa Đại Bi, 
nay là chùa Kim Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội khắc năm 1445, hai bia Tam bảo ở Thanh Hóa
Trán bia chùa Kim Liên, niên đại 1445
Trán và diềm chân bia Phật, niên đại 1487


75
Thông báo khoa học 2017**
Trán bia Tam Bảo, niên đại 1509
Trán bia và diềm chân bia chùa Chuyết Sơn, năm 1491
Trán bia và diềm chân bia chùa Vô Vi, năm 1491
Hoa văn trên diềm bia cung đình phổ biến là hình rồng, thì trên diềm bia dân gian và 
bia chùa lại chủ yếu được khắc hình dây leo với kỹ thuật khắc nổi và chìm. Kỹ thuật khắc 
chìm tạo nên hình dây uốn lượn trổ ra hai bên dây leo đối xứng, mềm mại. Phong cách này 
được duy trì và trở nên phổ biến trong đề án trang trí bia thời Mạc thế kỷ 16 sau đó, được 
bắt nguồn từ trang trí bia dân gian và bia chùa thời Lê sơ. Còn hoa văn hoa dây thì cũng 
tương tự hoa văn dây leo với một hình dây uốn lượn, nhưng hai bên điểm thêm hoa lá. Đề 
án trang trí này trở lên phổ biến trên diềm bia thời Lê Trung hưng thế kỷ 17-18, nhưng thân 
dây thường mập hơn và có nhiều bông hoa mãn khai, điểm thêm hình chim thú sinh động.
Hoa văn dây leo hay hoa dây đều có dải dây uốn lượn làm chủ đạo. Dải dây uốn lượn 
đó chính là biểu trưng cho sự trường tồn và phát triển liên tục, dài lâu. Đồ án này thường có 
cuống dài, biểu thị số nhiều (đại, cũng là triều đại), chỉ vạn đại. Còn thân dây thì đan bện 
vào nhau biểu thị sự trường tồn. 


76
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Như vậy, trong khi hoa văn trang trí trên bia cung đình thời Lê sơ phản ánh tư tưởng 
chính thống sùng Nho của triều đình, thì đề án trang trí trên bia Phật giáo thể hiện ý chí tự 
tôn Phật giáo của những tín đồ Phật giáo song hành trong xã hội chủ trương Nho giáo này
(Đinh Khắc Thuân 2016). 

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương