Câu 1: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm


Câu 10: Quan điểm HCM về Nhà nước hợp pháp hợp hiến



tải về 264.62 Kb.
Chế độ xem pdf
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2022
Kích264.62 Kb.
#53960
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Đề cương học liệu

Câu 10: Quan điểm HCM về Nhà nước hợp pháp hợp hiến
Quan điểm của HCM về Nhà nước hợp pháp hợp hiến:
HCM luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền tảng pháp lý cho Nhà nước VN mới. Sau này, khi trở
thành người đứng đầu Nhà nước VN, HCM càng quan tâm sâu sắc hơn việc bảo đảm cho Nhà nước
được tổ chức và vận hành phù hợp với pháp luật, đồng thời, căn cứ và pháp luật để điều hành xã
hội, làm cho tinh thần pháp quyền thấm sâu và điều chỉnh mọi quan hệ và hoạt động trong nhà
nước và xã hội.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời (ngày 3/9/1945) HCM đã đề nghị: “chúng ta phải
có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử
với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của
dân tộc VN cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mọi người dân từ 18 tuổi trở lên đều đi bỏ
phiếu bầu những đại biểu của mình tham gia Quốc hội.
Câu 11: Quan điểm HCM về lực lượng, điều kiện của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Quan điểm HCM về lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc: bao gồm toàn thể dân nhân, tất cả những người VN yêu
nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng
bào các tôn giáo, các đảng phái. HCM còn chỉ rõ, trong quá trình xây dụng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai
cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót một lực lượng nào miễn là họ có lòng trung thành
và sẵn sàng phục vụ Tổ Quốc.
- Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
hân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó
là nền, gốc của đại đoàn kết. Trong khối đại đoàn kết dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố hạt
nhân là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội.
Quan điểm HCM về điều kiện của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
- Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc
- Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người
- Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân

tải về 264.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương