Căn cứ Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.12 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.12 Mb.
#1899
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

II. TỰ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tổng số giáo viên tự xếp loại

2. Tổng hợp kết quả tự xếp loại của giáo viên

Phòng GD&ĐT

Loại xuất sắc

Loại khá

Loại trung bình

Loại kém

Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn - loại kém

Phòng GD&ĐT

Lĩnh vực xếp loại kém

Ghi chú

Lĩnh vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Lĩnh vực II: Kiến thức

Lĩnh vực III: Kĩ năng sư phạm

Vi phạm khác

Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

Tỷ lệ

(%)


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày . . . . . tháng . . . . .năm . . . .

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)



 

PHẦN V: HƯỚNG DẪN CÁC NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

CẤP TIỂU HỌC

(Báo cáo viên: Dương Hồng Minh)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Giúp học viên nhận thức đầy đủ về sự cần thiết dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học

- Hiểu và vận dụng phù hợp với thực tiễn dạy học của bộ môn, của đơn vị đồng thời có định hướng nâng cao chất lượng dạy học của môn học được phân công, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đem lại không khí thân thiện trong nhà trường..

B. NỘI DUNG:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

1. Mục tiêu của giáo dục tiểu học

Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học lên THCS.



2. Yêu cầu về nội dung

GDTH đảm bảo cho học sinh có:

- Hiểu biết đơn giản, cần thiết về TN-XH-CN

- Có kỹ năng cơ bản về: Nghe, nói, đọc,viết và tính toán

- Có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh

- Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật



3. Phương pháp giáo dục tiểu học

Phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh



4. Chương trình

- Chương trình là một chỉnh thể bao gồm 5 thành tố:

+ Mục tiêu (Phát triển con người)

+ Nội dung (Cơ bản + phát triển)

+ Yêu cầu cần đạt (Mức độ - chuẩn)

+ Phương pháp dạy học (Con đường đạt đến mục đích)

+ Đánh giá: Kết hợp đánh giá và tự đánh giá; Kết hợp định tính và định lượng; Kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

5. Khái niệm về chuẩn kiến thức kỹ năng

- Là các yêu cầu: cơ bản, tối thiểu về KT, KN mà mọi học sinh phải đạt được.

- Được cụ thể trong các chủ đề ở các môn, lớp

- Là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả dạy học

- Đảm bảo tính thống nhất, khả thi, chất lượng, hiệu quả GDTH

6. Xác định dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Mục tiêu GDTH (chung)

- Toàn diện ( đức, trí, thể, mỹ,dạy chữ - dạy người)

- Cân đối hài hoà các môn học.

- Góp phần hình thành nhân cách, có giá trị bền vững lâu dài.

GDTH là cơ hội tốt nhất hình thành vững chắc phẩm chất, bản sắc con người Việt Nam cho HS tiểu học

Mục tiêu môn học: (Riêng)

- Kiến thức, kỹ năng

- Phát triển khả năng học sinh

Không nên chú trọng quá mức mục tiêu riêng, vượt quá yêu cầu của chương trình -> Quá tải, mệt mỏi. Xa rời mục tiêu chung. Phá vỡ cân bằng, ổn định. Chán học (môn học đó). Không còn tham gia học môn học khác -> phát triển mất cân đối



7. Thực trạng dạy học và căn cứ biên soạn tài liệu chuẩn KTKN.

Dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên (nhầm lẫn SGK là pháp lệnh)

-> Khó, dài, nặng

-> Quá tải (GV và HS)

Học sinh phải học quá tải, không tiếp thu được kiến thức và kỹ năng cần đạt. ( Gây mệt mỏi cho HS và bức xúc cho xã hội)

GV -> Lãng phí thời gian vì chủ yếu dựa vào SGK, SGV, PPCT. Chưa quan tâm đến chuẩn KT,KN hoặc có quan tâm nhưng xác định chuẩn KT,KN chưa chính xác. Dạy học vượt chuẩn hoặc thấp hơn chuẩn.

Căn cứ để biên soạn SGK là ch­ương trình (cụ thể là Chuẩn):

+ Mục đích, yêu cầu của Chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung bài học trong SGK

+ Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối t­ượng HS với những khả năng và điều kiện học tập không giống nhau. Vì vậy, trên cơ sở Chuẩn, SGK còn có một số nội dung kiến thức, kĩ năng có tính “mở rộng, phát triển”

Công văn 896/ BGDĐT- GDTH ngày 13/2/2006 về hướng dẫn, điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dạy theo phân phối chương trình (C.trình là pháp lệnh)

- Đảm bảo nội dung

- Dạy theo chuẩn + đánh giá theo chuẩn

Thấy được sự khác nhau giữa SGK, SGV và Chuẩn: Nếu như nội dung dạy học cho học sinh có cơ bản; phát triển; SGK: Đảm bảo các phần phát triển, cơ bản; Chuẩn KT, KN: Cơ bản + tối thiểu, mọi HS phải đạt được)

-> Điều chỉnh mục tiêu chương, bài -> mục tiêu tiết học

-> Lựa chọn, cụ thể hoá:

- Kiến thức

- Kĩ năng cơ bản nhất

- Bài tập

Chúng ta đã có:

Công văn 896/ BGDĐT- GDTH ngày 13/2/2006 về hướng dẫn, điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QĐ số 16/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chuẩn kiến thức kỹ năng của Tiểu học.

Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/09/2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5.

Công văn số 624/BGDĐT- GDTH ngày 05/02/2009 về việc thực hiện chuẩn

kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học.

Bộ tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học.

Các văn bản chỉ đạo khác của Bộ GD và của Sở GDĐT phù hợp với từng bộ môn và đối tượng học sinh.



8. Cấu trúc tài liệu

Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN của mỗi môn, mỗi khối lớp đều có 2 phần: Hướng dẫn chung và hướng dẫn cụ thể

Phần hướng dẫn chung: Giới thiệu về cách sử dụng tài liệu Chuẩn; yêu cầu, mức độ cần đạt ở 4 giai đoạn ( gắn với 4 lần KTĐK trong năm học)

Phần hướng dẫn cụ thể: Tài liệu gồm 4 cột:



  • Tuần Tên bài dạy yêu cầu cần đạt Ghi chú

- Yêu cầu cần đạt: Cụ thể hoá các yêu cầu về chuẩn KTKN, yêu cầu tối thiểu phải đạt đối với tất cả học sinh. Là căn cứ để GV xác định mục tiêu tiết học. Giúp GV tập trung vào những mục tiêu chính.

- Phần ghi chú chủ yếu ở các môn nêu những yêu cầu với học sinh khá giỏi. Là căn cứ để giáo viên giới thiệu cho cả lớp và hướng dẫn riêng cho học sinh khá giỏi

- Đây không phải là yêu cầu đối với tất cả học sinh trong lớp

- Đối với môn toán là những yêu cần đạt về kỹ năng thực hành, cột ghi chú đề cập tới những bài tập học sinh cần làm ở mỗi tiết học để đạt chuẩn KTKN. GV cần giới thiệu và hướng dẫn để học sinh khá giỏi làm được tất cả các bài tập trong SGK.

VD: Tài liệu chuẩn lớp 3, môn Tiếng Việt, tuần 11 bài tập đọc: Vẽ quê hương; cột yêu cầu cần đạt đối với học sinh là bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài). Cột ghi chú giải thích thêm yêu cần cần đạt ở mức cao hơn với học sinh khá giỏi: Học sinh thuộc cả bài thơ.



II. VẬN DỤNG THỰC HÀNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

1. Lập kế hoạch dạy học:

- Nắm chắc chuẩn KT, KN các môn học

- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn, kết hợp các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tổ chuyên môn: Tổ chức thảo luận, dạy thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm

VD: Lập kế hoạch dạy học của môn Tiếng Việt

+ Phần 1: Nêu MĐYC ( Mục tiêu) của bài học ( Nội dung gắn với yêu cầu cần đạt có trong tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng) cụ thể với học sinh đại trà và với đối tượng học sinh khá giỏi. Có những bài ở một phân môn mục đích yêu cầu giống nhau thì tài liệu chuẩn chỉ đưa vào MĐYC ở tuần 1, các tuần sau không nhắc lại.

+ Phần 2: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy học

của giáo viên và học sinh; Dự kiến hình thức tổ chức hoạt đông học tập nhằm đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh

+ Phần 3: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần học đối với học sinh, kể cả đối với học sinh yếu kém.( Lưu ý: Để soạn tốt phần này, gv cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học, nắm được khả năng học tập của từng học sinh trong lớp và yêu cầu cần đạt ghi trong tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong sách giáo khoa. Không đưa thêm nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt, xác định cách thức hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh

2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:

Căn cứ yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên tổ chức các hoạt động trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với những đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt hiệu quả sau mỗi tiết dạy.

VD: Tiếng Việt 3, tuần 21, luyện từ và câu: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

Cột yêu cần cần đạt ghi: Nắm được 3 cách nhân hoá (BT2)

Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT3)

Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/c)

Cột ghi chú giải thích thêm: Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ BT4.

Như vậy giáo viên cần xác định nội dung và cách tổ chức cho học sinh tham gia học tập phù hợp với khả năng của từng nhóm trình độ trong lớp.



3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nguyên tắc đánh giá: Kết hợp đánh giá định lượng và định tính trong đánh giá xếp loại; công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lĩnh hội, tự đánh giá, hình thành tự tin cho học sinh

Hình thức đánh giá: Kết hợp đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét; Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá ( kết hợp kiểm tra hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, đảm bảo điều kiện của địa phương; Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn ( học sinh khuyết tật, học sinh lang thang cơ nhỡ, lớp học tình thương)

Yêu cầu về đề kiểm tra định kỳ: Nội dung bao quát chuẩn KT, KN, yêu cầu thái độ của chương trình môn học đã học; Đảm bảo tính chính xác, khoa học; phù hợp với thời gian kiểm tra; đánh giá khách quan trình độ học sinh

Chuẩn kiến thức kỹ năng là cơ sở xác định nội dung để đánh giá kết quả học

tập của học sinh.Việc kiểm tra, đánh giá trước hết đảm bảo đạt yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng ( chiếm khoảng 80-90% nội dung kiểm tra); đồng thời có những yêu cầu phát triển nhằm đáp ứng sự đa dạng về trình độ nhận thức của học sinh và đặc điểm vùng miền ( chiếm khoảng 10 -20% nội dung kiểm tra)

Việc đánh giá học sinh:

+ Đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét:

Có bộ đề kiểm tra (căn cứ theo chuẩn, tuy nhiên không tránh khỏi sơ suất) có thể:

- Khó


- Dài

- Chưa hay

- Bộ đề chỉ có giá trị tham khảo

- Căn cứ thực tế: tập hợp, lựa chọn, điều chỉnh phù hợp



+ Đánh giá bằng nhận xét:

- Bám sát chuẩn

- Giảm bớt tiêu chí, minh chứng

- Giảm bớt yêu cầu cần đạt



4. Đánh giá giờ dạy của giáo viên

Việc đánh giờ dạy căn cứ vào yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học; lấy hiệu quả dạy học và việc tổ chức dạy học sát đối tượng học sinh làm tiêu chí cơ bản.

Cán bộ chỉ đạo các cấp, đặc biệt:

- Hiệu trưởng, hiệu phó

- Giáo viên cốt cán

- Cán bộ chỉ đạo chuyên môn phòng GD

- Thống nhất đánh giá giờ dạy theo chuẩn.

- Không đánh giá giờ dạy theo SGK, SGV (đánh giá theo yêu cầu cần đạt)



III. THỰC TẾ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC LẠNG SƠN NĂM HỌC 2009-2010.

Tháng 2 năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các tỉnh thành phố triển khai tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học. Giáo dục tiểu học Lang Sơn đã nghiêm túc thực hiện và trực tiếp trong tháng 4/2009 mời các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học

đồng thời cũng là chủ biên của tài liệu lên Lạng Sơn tập huấn cho hơn 400 cán bộ, giáo viên tiểu học

Tiếp đó trong hè 2009-2010, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập huấn cho cán bộ giáo viên cốt cán Phòng Giáo dục các huyện để cốt cán các huyện triển khai tới toàn thể giáo viên các đơn vị về nội dung này;

Công văn số 1306/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo v/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010 đã chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo dạy học đó là triển khai thực hiện nghiêm túc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình theo tinh thần công văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 5/2/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tháng 2/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thành phố nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng tại Hải Phòng.

Như vậy, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng được truyền đạt bằng các hình thức sâu rộng trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Đối với tỉnh Lạng Sơn, theo quyết định số 301/2006/ QĐ-UBDT ngày

27/11/2006 của Uỷ ban dân tộc: Số xã khu vực I: 39; khu vực II: 127; xã khu vực III: 60; Xã thuộc diện đầu tư chương trình 135: 68;

Chúng ta có khoảng

+ 20% trường thuận lợi

+ 30% trường khó khăn

+ 50% trường trung bình

+ Mỗi loại trường có mục tiêu khác nhau và kế hoạch phấn đấu khác nhau.



Nhóm trường khó khăn

  • Học sinh yếu vì không biết tiếng Việt

  • Học sinh có thể hay bỏ học, nghỉ học

  • Nhiệm vụ nhà trường:

+ Huy động học sinh đi học

+ Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh. Tiếng Việt là quyết định chất lượng GDTH ở vùng dân tộc. Dạy đọc viết phải dạy chậm, dạy kỹ, học đâu được đấy; học gì biết nấy (Dạy tiếng Việt lớp 1 trong khoảng 500 tiết, hết lớp 1 phải đọc viết được)



Nhóm trường vùng thuận lợi

Học sinh có nhu cầu học các môn tự chọn, các môn năng khiếu

Học sinh mong muốn được tham gia nhiều các hoạt động tập thể.

Nhiệm vụ của nhà trường

+ Tăng cường bồi dưỡng các môn học tự chọn, năng khiếu

+ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, bổ ích, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Kết quả xếp loại giáo dục tiểu học năm học 2009-2010 phản ánh bức tranh vận dụng dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng ( Biểu đính kèm)

So sánh vị trí chất lượng HLMN các môn đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét đạt được của các huyện, thành phố:

Xếp loại giỏi: Thành Phố, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Đình Lập

Xếp loại yếu: Bình Gia ( 8,5 %); Tràng Định (4,5 %)

Xếp loại giỏi môn Tiếng Việt: TPhố, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Đình Lập

Xếp loại giỏi môn Toán: TPhố, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Tràng Định, Lộc Bình,Văn Quan, Đình Lập, Bắc Sơn + Văn Lãng, Bình Gia,



Tóm lại:

Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học thực sự đem lại không khí thân thiện trong nhà trường, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Bài học không khó, không dài, kiến thức không là gánh nặng sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập, chăm học và học tốt các môn học; giáo viên không bị nhiều sức ép, tập trung đầu tư, đổi mới phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh học tập hiệu quả hơn. Học sinh yêu trường, yêu lớp,yêu bạn bè, thích đến trường, thích học và học tốt chính là lợi ích thiết thực của việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học.

ALBERT EINSTEN đã nói: “ Đối với Hiệu trưởng của một trường học, điều tồi tệ nhất có lẽ là làm việc theo phương pháp tạo ra sự sợ hãi, áp lực và uy quyền giả tạo. Cách làm việc như vậy huỷ hại những tình cảm lành mạnh, sự chính trực và lòng tự trọng của học sinh”

“Nếu sống với chỉ trích, em chỉ biết chê bai; nếu sống với thù hận, em chỉ biết gây gổ; nếu sống với bao dung em có lòng kiên nhẫn; nếu sống trong khích lệ; em có lòng tự tin; nếu sống trong ca ngợi em biết cách tặng khen; nếu sống trong công bằng; em có lòng độ lượng; nếu sống trong bình an; em mang lòng tin cậy; nếu sống trong tình thương em biết yêu chính mình.



Nếu trẻ em được lớn lên với sự đón nhận và tình yêu thương các em sẽ tìm thấy tình yêu thương trong đời.” (Theo Chúng ta có thể làm được: Dạy con với cả tự tin” – Dorothy Law Notle)

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Anh (chị) hiểu Chuẩn kiến thức kỹ năng như thế nào? Căn cứ để xây dựng tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng?

2. Việc vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng của anh chị khi soạn bài, tổ chức dạy học và KT, ĐGKQ học tập của học sinh?

3. Nhận thức của cán bộ quản lý tại đơn vị trong việc đánh giá giờ dạy giáo viên theo chuẩn kiến thức kỹ năng? Anh (chị) đánh giá sơ bộ việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở đơn vị mình? (ưu điểm, hạn chế, bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị)
HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG

ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC; CÔNG TÁC PCGD TIỂU HỌC; QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI HỒ SƠ SỔ SÁCH TRƯỜNG TIỂU HỌC; KỸ NĂNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP BÁO CÁO SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

(Báo cáo viên: Nguyễn Văn An)

PHẦN II. ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác (mục tiêu; nội dung; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; quản lý, tổ chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

Đánh giá góp phần rất quan trọng vào việc quản lý hiệu quả quá trình dạy và học. Bất kỳ một hoạt động quản lý dạy học nào cũng bao gồm đánh giá. Chúng ta không thể điều hành một cách thích hợp một hoạt động dạy học nào đó nếu mình không theo dõi, thu thập thông tin, nhận xét và ra quyết định. Do vậy, trong một kía cạnh nào đó, giáo viên là một nhà quản lý giáo dục, một nhà đánh giá giáo dục.



I. CHỨC NĂNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học gồm có 3 chức năng cơ bản sau:


1.1. Chức năng 1: Chức năng quản lý.

Chức năng quản lý của đánh giá được thể hiện qua hai phương diện:

+ Xếp loại hoặc tuyển chọn người học;

+ Duy trì và phát triển chuẩn chất lượng.

Phân loại người học là mục đích phổ biến của việc đánh giá kết quả học tập. Người học được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất thái độ trên căn cứ hệ thống các tiêu chí mà chương trình đào tạo đã đề ra. Sự phân loại này có thể phục vụ cho những mục đích khác nhau từ những việc lớn như xét lên lớp, khen thưởng, xét tham gia các đội tuyển của nhà trường, đến việc nhỏ như chia học sinh thành nhóm cho môn học hoặc tổ chức các nhóm cùng nhau học tập hay làm bài tập, hoặc chọn học sinh tham gia học bồi dưỡng học sinh giỏi hay phù đạo học sinh yếu kém.

Duy trì và phát triển chuẩn chất lượng dạy học là một yêu cầu rất quan trọng của quá trình thực hiện một chương trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập nhằm mục đích tiến trình xem xét một chương trình dạy học hoặc một nhóm đối tượng học sinh có đạt được yêu cầu tối thiểu các mục tiêu dạy học đã được xác định hay không.


1.2. Chức năng 2: Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Quá trình giảng dạy ở một lớp học thực sự đòi hỏi việc kiểm tra và ra quyết định thường xuyên để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy học trong lớp. Mỗi ngày giáo viên sắp xếp, tổ chức lớp học, giảng bài, chọn lựa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, hướng dẫn học sinh hoạt động, nhận xét đánh giá các hoạt động của học sinh...Chẳng hạn, vào một thời điểm trong ngày, giáo viên có thể phải thay đổi cách dạy ở giữa bài học khi thấy lớp mình đang tiến hành không làm cho học sinh hào hứng tiếp thu bài. Cũng có khi giáo viên phải ngừng một nội dung dạy học nào đó để ôn lại một phần bài học cũ khi qua việc học sinh trả lời câu hỏi hay làm bài tập, giáo viên nhận thấy các em đã không nắm vững bài đã học. Cứ như vậy, kiểm tra và đánh giá luôn được thực hiện song hành, đan kết với nhau trong lúc giáo viên tiến hành giảng dạy, giúp cho quá trình giảng dạy đạt đến hiệu quả và việc học của học sinh đạt kết quả.

Mặt khác, khi thực hiện quá trình giảng dạy, hoặc tự phát hoặc tự giác, người giáo viên luôn có nhu cầu đánh giá tài liệu giảng dạy, đánh giá các phương pháp dạy học được sử dụng, các hoạt động học tập hay làm bài tập của học sinh, nội dung và cách giảng giải để lên kế hoạch giảng dạy cho những ngày học, tiết học kế tiếp tốt hơn.

Điều quan trọng trong tiến trình kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nhằm kiểm soát và điều chỉnh việc dạy học, đó là giáo viên phải biết chắc là họ đang kiểm tra cái gì, để làm gì và phải thực hiện chúng một cách hệ thống và nhất quán. Nhờ vậy, họ có thể nhận ra quá trình dạy học có phù hợp với học sinh hay không, có đáp ứng được mục tiêu dạy học, cũng như nhận ra kết quả học tập của học sinh phản ánh việc giảng dạy đáng tin cậy đến mức độ nào. Trên cơ sở đó, họ đưa ra những phán đoán về người học và quyết định điều chỉnh hoặc cải tiến hoạt động dạy học.

Nói tóm lại, đối với nhà trường và giáo viên, chu trình: Dạy học rồi kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm soát việc dạy học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với học sinh, thông tin đánh giá nhận được (điểm số và đặc biệt là nhận xét) từ giáo viên và tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình được tốt hơn.


Каталог: gddt -> sites -> default -> files
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 28
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ- sở TÀi chíNH
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 430 /bgdđt-ngcbqlgd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương