Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch


Ở Việt Nam - những mốc lịch sử và những sự kiện môi trường



tải về 0.97 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.97 Mb.
#25515
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2.2.2. Ở Việt Nam - những mốc lịch sử và những sự kiện môi trường

Khi nói đến lịch sử nghiên cứu và phát triển của lĩnh vực môi trường thì có thể nói rằng chúng ta đi sau thế giới cả một thập kỷ. Năm 1982, lần đầu tiên chúng ta tổ chức Hội nghị Khoa học về “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Năm 1985, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ra đời, đánh dấu bước ngoặt có một trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầu tiên ở nước ta.

Bảng 1.3. Những sự kiện quan trọng về môi trường ở Việt Nam

Năm

Sự kiện

1972

- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ rừng, thành lập lực lượng Kiểm lâm nhân dân.

1979

- Tham gia INFOTERRA - hệ thống đầu mối thông tin môi trường của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP).

1980

- Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ.

- Thành lập Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chất diệt cỏ và làm trụi lá cây Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10 - 80).

- Vụ Điều tra cơ bản lấy tên giao dịch quốc tế là Vụ Tài nguyên và Môi trường.

1981

- Công bố Hiến pháp năm 1980, trong đó có Điều 36 thuộc Chương Chế độ kinh tế qui định trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Ban hành Luật Bảo vệ Sức khoẻ của nhân dân.

- Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất, tài nguyên và môi trường, quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ …

1982

- Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn - Thành phố Hà Nội.

- Tham gia công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá và Tự nhiên thế giới (HERITAGE).

1983

- Thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn rừng - biển đầu tiên của Việt Nam.

- Tiến hành Hội nghị quốc tế về Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chương trình Tài nguyên và Môi trường.

1985

- Ban hành nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về “Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”.

- Tổ chức Hội nghị Khoa học về biển với tiêu đề “Hướng ra biển”.

- Tham gia Tổ chức Đăng ký các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC).

1987

- Ban hành Luật Đất đai.

- Tiến hành Hội thảo quốc gia “Bảo vệ môi trường bằng pháp luật”.

- Tham gia Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân.

- Tham gia Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ.

1988

- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

- Hội thảo đầu tiên về Đánh giá tác động môi trường.

1990

- Ban hành Pháp lệnh về Thuế Tài nguyên.

- Tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững tại Hà Nội.

- Xây dựng hàng loạt các dự án về bảo vệ môi trường.

1991

- Thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Thông qua kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991 - 2000.

- Tham gia Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR).

1992

- Thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

- Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (RIO 92), ký các văn kiện và công ước chính về môi trường đã thông qua tại Hội nghị.

1993

- Ngày 27/12/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ Môi trường (15 ngày sau bắt đầu có hiệu lực).

- Thông qua Luật Dầu khí, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật.

- Thành lập Cục Bảo vệ Môi trường.

- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IUCN.

- Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

1994

- Ban hành Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

- Trình Báo cáo Hiện trạng môi trường đầu tiên của Việt Nam cho Quốc hội.

- Các Công ước sau đây chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam: Công ước về Buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzon, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học.



1995

- Thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học.

- Thông tư 2262/TT-MTg hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu.

- Hình thành trên thực tế mạng lưới Monitoring quan trắc và phân tích môi trường.

- Tham gia Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng (Công ước BASEL).

- Việt Nam tham gia ”Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn”.

1996

- Thông qua Luật Khoáng sản.

- Thông qua Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.

- Ban hành Nghị định 26/CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

- Ban hành Nghị định 07/CP và 78/CP của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chỉ thị 359/TTg và 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã và bảo vệ và phát triển rừng.

- Thông tư 2781/TT- KCM và 2891/TT-KCM hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Môi trường và Bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.

1997

- Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư (một dạng đánh giá tác động môi trường “chiến lược”).

- Ban hành Chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Thành lập Văn phòng GEF Việt Nam.

- Tham gia Mạng thông tin Môi trường toàn cầu UNEPnet.

- Tổ chức Triển lãm môi trường toàn quốc lần thứ nhất.

1998

- Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36 - CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.

- Thông qua Luật Tài nguyên nước.

- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất.

- Tham gia Công ước chống sa mạc hoá.

1999

- Phê duyệt Chiến lược quản lý Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và phê duyệt Quy chế Quản lý chất thải nguy hại.

- Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội theo sáng kiến của Việt Nam.

- Ban hành thông tư Liên Bộ về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33).

- Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn.

2000

- Quốc hội thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi, trong đó có Chương XVII - Các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ 1/7/2000.

- Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2010.

- Năm Môi trường ASEAN.

- Thực thi Chiến lược Bảo tồn rừng tự nhiên và Trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quỹ cải thiện môi trường của TP.HCM phát huy hiệu lực.

2001

- Chính phủ thông qua đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

- Tham gia Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP).

2002

- Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam.

- Xây dựng Chương trình Nghị sự Agenda 21 của Việt Nam.

- Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững.

- Tổ chức Hội nghị Việt - Mỹ đầu tiên về hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường.

- Ký biên bản Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường (ISGE).

2005

- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ hai.

- Quốc hội khoá XI thông qua Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi.

2006

- Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).

- Ngày 29/11/2006 thành lập Cục Cảnh sát Môi trường thuộc Bộ Công an.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/9/2006 về việc thành lập Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.



Chương 2

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH LÊN MÔI TRƯỜNG

2.1. Dự báo và xu hướng phát triển du lịch

2.1.1. Dự báo phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam

Trong ấn phẩm Tourism 2020 Vision, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra các dự báo về sự phát triển ngành du lịch thế giới trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI. Trong tài liệu này, năm 1995 được lấy là năm cơ sở để tính toán, so sánh và dự báo cho các năm tiếp theo như ở bảng 2.1.



Bảng 2.1. Dự báo lượng khách du lịch đến năm 2020 (triệu lượt khách)

Khu vực

Năm cơ sở để tính

Năm dự báo

Tỷ lệ % tăng trưởng TB hàng năm

Thị phần (%)

1995

2010

2020

1995 - 2010

1995

2020

Cả thế giới

565,4

1.006,4

1.561,1

4,1

100

100

Châu Phi

20,2

47,0

77,3

5,5

3,6

5,0

Châu Mỹ

108,9

190,4

282,3

3,9

19,3

18,1

Bắc Á và Thái Bình Dương

81,4

195,2

397,2

6,5

14,4

25,4

Châu Âu

338,4

527,3

717,0

3,0

59,8

45,9

Nam Á

4,2

10,6

18,8

6,2

0,7

1,2

(Nguồn: WTO, 2005)

 Như vậy, dự báo của WTO cho đến năm 2020 được diễn giải như sau:

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới là 4,1% và lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt tới con số 1,56 tỷ lượt người vào năm 2020. Trong đó châu Âu sẽ có 717 triệu lượt khách du lịch, chiếm vị trí hàng đầu khi so sánh giữa các châu lục; châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ hai với khoảng 397 triệu lượt; châu Mỹ đứng thứ ba với khoảng 282 triệu lượt.

- Bắc Á - Thái Bình Dương, châu Phi, và Nam Á được dự báo có mức tăng trưởng du lịch khoảng 5%/năm, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới. Châu Âu và châu Mỹ sẽ có chỉ số tăng trưởng thấp hơn chỉ số trung bình 4,1% nêu trên.

- Châu Âu tiếp tục duy trì thị phần khách du lịch cao nhất thế giới, dù cho có giảm từ 59,8% vào năm 1995 xuống còn 45,9% vào năm 2020.

Ngày 11 tháng 04 năm 2005, khi phân tích hoạt động du lịch và lữ hành, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã công bố Báo cáo Dự báo du lịch cho 174 nước tại Hội nghị cấp cao về du lịch và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ:

- 10 quốc gia sẽ tăng trưởng du lịch mạnh nhất là: 1. Montenegro (9,9%) 2. Trung Quốc (9,2%) 3. Ấn Độ (8,6%) 4. Reunion (8,3%) 5. Croatia (7,8%) 6. Sudan (7,7%) 7. Việt Nam (7,7%) 8. Lào (7,6%) 9. Cộng hoà Séc (7,5%) 10. Guadeloupe (7,2%).

- Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch và lữ hành thế giới từ 2006 - 2015 là 4,6% với doanh số dự kiến đạt 6.201,49 tỷ USD, tương đương 10,6% tổng GDP toàn cầu.

Như vậy, mức tăng trưởng của ngành du lịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì ở mức 7,7%. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, cần phải đáp ứng yêu cầu đón tiếp khoảng 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2010.

2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay

2.1.2.1. Gia tăng nhanh chóng về số lượng

Trong thời kỳ hiện đại, số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng nhanh. Những yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập của họ lại tăng dần. Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. Trong lúc đó, tại nơi ở thường xuyên của du khách, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ đi du lịch.

Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hoá, giáo dục. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch tăng nhanh. Thu nhập càng cao, càng nhiều gia đình đi du lịch.

Để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng du lịch, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành nhu cầu du lịch (nhu cầu có khả năng chi trả). Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng khi thu nhập du lịch tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng, hoặc những người có thu nhập cao thì đi du lịch nhiều hơn.

Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch. Trình độ giáo dục được nâng cao thì nhu cầu du lịch sẽ tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểu cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Ở Liên Xô cũ, người ta đã tổng kết được rằng trình độ văn hóa tăng lên thì số người nghỉ tại nhà giảm đi. Cụ thể là từ 36% trong số những người có trình độ sơ cấp xuống còn 28% ở những người có trình độ trung cấp và 7% ở những ngư­ời có trình độ cao cấp. Những kết quả điều tra ở Mỹ cũng t­ương tự, những gia đình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ đi du lịch càng lớn. Giáo dục có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp. Tuy còn có một số trường hợp ngoại lệ, song về cơ bản là như­ vậy. Những người có trình độ giáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao.

Sự tập trung dân cư­ vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ dân cư­, sự thay đổi cấu trúc, độ dài tuổi thọ ... đều có liên quan mật thiết với sự phát triển du lịch.

Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian. Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của người dân ở từng nước được qui định trong luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động ký kết.

Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người nếu sử dụng hợp lý quỹ thời gian của mình và có chế độ lao động hợp lý. Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc. Nếu như­ trư­ớc đây (giống như­ ở các nước đang phát triển ngày nay) người ta phải dành trung bình 1/3 đến 1/2 thời gian vào việc bếp núc và các việc vặt trong gia đình như dọn dẹp, giặt giũ thì ở các nước công nghiệp công việc này chỉ chiếm 1 đến 2 giờ một ngày.

Xu hư­ớng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Điều đó góp phần làm cho số du khách gia tăng đáng kể.

Đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị. Đô thị hóa làm hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố. Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con người. Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hoá, Lê nin đã chỉ ra rằng sự di chuyển dân cư từ nông thôn vào thành phố đã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, “nâng cao trình độ và nhận thức của họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hoá”.

Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên bao quanh, làm thay đổi điều kiện khí hậu, bầu khí quyển và những điều kiện tự nhiên khác.

Trong nhiều tr­ường hợp, quá trình đô thị hóa làm giảm chất l­ượng môi trường, có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Mật độ dân số cao, lượng thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông đi lại nhộn nhịp, ách tắc.... là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh.

Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu du lịch của người dân thành phố hoặc các điểm tập trung dân cư­ lớn hơn nhiều so với người dân nông thôn. Tình trạng làm việc căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trường đòi hỏi con người phải nghỉ ngơi, tìm những nơi có môi trường trong lành để thư­ giãn, phục hồi sức khoẻ.

Một trong những nguyên nhân nữa làm cho số lượng khách đi du lịch gia tăng là sự phát triển nhanh chóng của các ph­ương tiện giao thông. Tiện nghi phục vụ cho các chuyến du lịch ngày càng đầy đủ hơn, dễ chịu hơn. Hành trình trên các ph­ương tiện giao thông không còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nên những người yếu, trẻ em và ngư­ời già cũng tham gia đông đảo vào các chuyến du lịch.

2.1.2.2. Xã hội hóa thành phần du khách

Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ XX đã biến du lịch thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung l­ưu. Sau thời gian hoạt động du lịch bị gián đoạn bởi hai cuộc Thế chiến, khát vọng được đi du lịch d­ường như­ đã tăng lên mạnh mẽ hơn tr­ước. Ng­ười ta bỏ lại những đau khổ và lo âu của chiến tranh đằng sau họ và khao khát đi du lịch. Chính nhờ đó mà du lịch lại phát triển nhanh chóng khi những xung đột, mâu thuẫn lắng xuống và sự bình th­ường hóa được thiết lập giữa các quốc gia.

Bư­ớc phát triển quan trọng nhất của du lịch trong thời đại công nghiệp là ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện ô tô và máy bay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch. Hai loại hình giao thông này đã trở thành phương tiện du lịch được tầng lớp trung lư­u, tầng lớp có số lượng đông đảo tín nhiệm. Tầng lớp người này trong xã hội đều hội đủ điều kiện thời gian và tài chính cho hoạt động du lịch. Năm 1958, vé máy bay hạng bình dân ra đời đã cho phép nhiều người thuộc tầng lớp trung l­ưu sử­ dụng ph­ương tiện vận chuyển hiện đại này. Việc mở rộng hệ thống xe khách đ­ường dài cũng như­ các dịch vụ b­ưu điện đã đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch và kinh doanh lữ hành. Nh­ưng du lịch đ­ường thủy vẫn có vẻ đư­ợc chuộng hơn và thuận tiện hơn. Vào thế kỷ XVIII – XIX, tàu thủy là phương tiện thích hợp với những chuyến đi tới các vùng thuộc địa, đất mới như châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, Viễn Đông để mở rộng thị tr­ường tiêu thụ, các con đường buôn bán và mở rộng thuộc địa. Trong khi các con tàu tung hoành khắp các biển, việc xuất hiện các đầu máy hơi nư­ớc, đ­ường ray đã làm phong phú thêm các loại hình giao thông đ­ường bộ.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa. Xu thế quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi n­ước. Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định mình. Lý do của hiện t­ượng này cũng là do mức sống của người dân được nâng cao, giá cả dịch vụ và hàng hóa không đắt, các ph­ương tiện giao thông, vận tải l­ưu trú ... phong phú và thuận tiện. Ngoài ra còn phải kể đến chính sách của chính quyền. Ở nhiều nơi, nhà nước có những chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do thấy rõ được ý nghĩa của hiện tư­ợng này đối với sức khoẻ cộng đồng. Ví dụ Chính phủ Nhật Bản đề ra chủ tr­ương khuyến khích người dân đi du lịch ra nư­ớc ngoài trong các kỳ nghỉ phép năm. Với chính sách đó, trong giai đoạn đầu thập niên 90, hàng năm có từ 7-10 triệu người Nhật đi du lịch nư­ớc ngoài và chi tiêu khoảng 7- 13 tỷ đô la Mỹ. Chính sách khuyến khích thể hiện cụ thể ở việc giảm giá ph­ương tiện đi lại, giảm giá l­ưu trú thông qua việc miễn giảm thuế. Nhiều nơi còn tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả ...

2.1.2.3. Mở rộng địa bàn

Sau khi người Anh chỉ ra giá trị du lịch của Địa Trung Hải với ba chữ S (Sea, Sand, Sun), luồng khách Bắc - Nam là h­ướng đi du lịch chủ đạo quan sát được trên thế giới. Người Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ ...đổ về các miền bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia để tận hư­ởng cái ấm áp, mát mẻ và trong xanh của vùng này. Như­ vậy bản chất của luồng khách Bắc - Nam là hướng dương và h­ướng thủy về các vùng biển nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), trung bình cứ 8 người đi du lịch có một người đi nghỉ biển. Chính vì vậy, tại hội nghị toàn ngành du lịch tổ chức tại Hà Nội đầu năm 1997, Tổng Cục tr­ưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Võ Thị Thắng đã khẳng định: “Trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam trong các năm tới là các địa ph­ương có biển. Du lịch tham quan và tắm biển sẽ vẫn là chìa khóa mở cánh cửa tiềm năng du lịch của đất nư­ớc”.

Ngày nay, tuy hư­ớng Bắc - Nam vẫn là h­ướng hấp dẫn nhiều du khách nhất, nh­ưng không còn giữ vai trò áp đảo như trước đây nữa. Đặc điểm của luồng khách này là tập trung vào kỳ nghỉ hè và có số lượng t­ương đối tập trung.

Luồng khách thứ hai ngày nay cũng đã thịnh hành là h­ướng về các vùng núi cao phủ tuyết được mệnh danh là vàng trắng (Lozato – Giotar, 1990). Nhu cầu về với thiên nhiên hoang sơ, nơi có không khí trong lành hay muốn được th­ử thách bản thân và thể hiện mình sẽ có điều kiện đáp ứng. Trư­ợt tuyết, leo núi, săn bắn là các loại hình đ­ược nhiều người ư­a thích.

Một luồng khách tuy mới phát triển nh­ưng rất có triển vọng trong t­ương lai gần là hướng chuyển động Tây - Đông. Theo các chuyên gia, thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, số du khách từ các nước đến khu vực này gia tăng đáng kể. Một số người đến đây để tình cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư.­.. Một số khác đến đây vì cảnh quan hay vì muốn tìm hiểu một nền văn hoá ph­ương Đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ. Những công trình kiến trúc tuy không đồ sộ nhưng ẩn chứa một giá trị tinh thần to lớn, những phong tục tập quán khác lạ ... luôn góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Ở châu Á, khu vực các nước Đông Nam Á là một trong những khu vực có hoạt động du lịch sôi động nhất. Nếu lấy tỷ lệ du khách trên đầu người dân thì Singapore có tỷ lệ vào hàng thứ nhất trên thế giới: 3/1. Malaysia và Thái Lan cũng được coi là những c­ường quốc du lịch đón du khách quốc tế trong khu vực.

2.1.2.4. Kéo dài thời vụ du lịch

Một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ khá rõ nét. Điều này có nghĩa là về bản chất, du lịch là một hoạt động bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng kinh tế, con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên nhiên. Do tính thời vụ là một yếu tố bất lợi trong kinh doanh cho nên người ta đã tìm mọi cách để hạn chế ảnh hư­ởng của nó như­ mở rộng các loại hình du lịch, dịch vụ. Việc kéo dài mùa du lịch đã góp phần tăng thêm lượng khách trong những năm gần đây (Trần Đức Thanh, 1999).



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương