Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Năm V.Phương pháp của việc “Tức Thân Thành Phật”



tải về 2.3 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Chương Năm




V.Phương pháp của việc “Tức Thân Thành Phật”

(Quán chữ A)



V.01.Thực hành Tam Mật

Xưa đến nay có truyền lại phương pháp tức thân thành Phật qua bốn việc đã trình bày như “Thập bát đạo pháp”; “Kim cang giới pháp”; “Thai Tạng giới pháp” và “Hộ ma pháp”. Phương pháp này gồm những cách thức “tay bắt ấn; miệng tụng Chân Ngôn, tâm trụ Tam Ma Địa”, đó gọi là Tam Mật. Vị Tăng sĩ hành pháp này phải chuyên tu về Tứ Gia Hạnh như đã đề cập qua; nhưng cũng không thiếu người tại gia thực hiện được việc này. Tuy nhiên trong số người đặc biệt ấy cũng có người được châu bảo chiếu sáng qua việc quán chữ A.

Từ lâu Ngài Hoằng Pháp Đại Sư đã thực hành và truyền lại pháp quán chữ A của Chân Ngôn Mật Giáo; ở đây chúng ta muốn khảo sát thử xem ý nghĩa sâu xa của nó. Do vì chúng ta từ xa xưa vốn đã thành Phật (bổn lai thành Phật) và lại nữa, hiện tại Phật tánh đang thành.
---o0o---

V.02.Đạo tràng dụng ý

Trong trường hợp tu quán chữ A, việc đầu tiên phải lưu tâm là vị trí Đạo Tràng. Có thể hành trì trong gian phòng bình thường; tuy nhiên trần nhà và bốn phía phải thoáng, không quá tối hay quá sáng. Khi đêm đến cần đốt đèn đặt phía sau. Nếu trần nhà hoặc bốn phía tường nơi hành trì quá chật chội, có thể sẽ dẫn đến bịnh hoạn về sau. Nếu độ sáng tối không cân nhau, tâm sẽ khó an ổn. Nếu phòng sáng quá tâm dễ tán loạn. Còn phòng tối quá thì vọng niệm dễ sanh.



Trong phòng ấy muốn dùng để quán chữ A hay quán mặt trăng thì nên trang trí Bổn Tôn là hình như bên (xin xem hình). Ở trước để một bàn nhỏ và trên đó để lư hương. Chỗ ngồi nên rộng chừng 1m20 và để sẵn bồ đoàn. (Dĩ nhiên là việc này không bắt buộc phải có, tuy nhiên có bồ đoàn vẫn là điều tốt).


---o0o---

V.03.Ba lạy

Đầu tiên đốt hương74 và cắm một cây vào lư hương rồi đến chỗ bồ đoàn, hướng đến Bổn Tôn lạy ba lạy75 .



Căn bản của 3 lạy ấy như sau: Đầu tiên đứng (ngồi) chắp hai tay lại hình Kim Cang và để trước ngực. Kim cang hiệp chưởng nghĩa là 2 bàn tay đâu 10 đầu ngón tay lại bằng nhau. Năm ngón tay bên trái áp vào năm ngón tay bên phải và để khít vào nhau.

Đoạn hai chân quỳ xuống; hai mắt nhắm lại, nhìn xuống phía trước và hình dung như chúng ta đang lạy trước hai bàn chân của Bổn Tôn. Để 2 lòng bàn tay xuống và ngửa lên một chút.

Trong khi lạy như vậy đừng nói gì cả; nhưng có thể xướng thầm trong miệng: “Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”. Tăng sĩ cũng thường làm như vậy; nhưng xướng lên những Chân Ngôn.

Nếu đứng lên ngồi xuống (hoặc ngồi yên) tái lập động tác ấy và lạy 3 lần như vậy; ở đây gọi là: ngũ thể đầu địa76 .


---o0o---

V.04.Thế ngồi

Khi dùng bồ đoàn, nếu không thể ngồi kiết già thì có thể ngồi theo thế bán già.

Cách ngồi này như sau: Lấy chân phải bắt qua chân trái, chồng lên trên (chân trái để phía dưới, chân phải để lên trên. Có thể liên tưởng đến cách ngồi thiền của Thiền Tông)

2 bàn tay đâu lại, gọi là Pháp Giới Định ấn. Tay phải đặt lên trên tay trái. Những ngón tay của hai bàn tay đâu lại với nhau. Để hai bàn tay ngay thẳng và đặt lên trên 2 chân.

Mắt không quá nhắm cũng không mở lớn, hướng nhìn trên sống mũi. Đưa lưỡi lên hàm trên, hai vai không dùng lực, buông xả. Lưng ngồi thẳng, xương vai để bình thường; chủ yếu là để hơi xuống dưới bụng (đơn điền) 77.

Nếu mắt mở lớn tâm sẽ tán loạn. Nếu mắt nhắm chặt tâm sẽ hôn trầm. Nếu không thực hiện đúng phương pháp ngồi như vậy, sẽ dễ bị bịnh, làm cho khí huyết không lưu thông và dễ trở thành cuồng loạn.


---o0o---

V.05.Chấp tay niệm tưởng

Ở đây chắp hai tay lại với ấn Kim Cang trong yên lặng, đọc 3 lần “Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”, không cần quán chữ A nữa và cứ thế cầu nguyện.

Trong trường hợp vị Tăng sĩ thì sẽ tụng chú hồi hướng “hộ thân pháp”. Nếu là người tại gia có được truyền thọ “hộ thân pháp” thì cũng có thể chấp hai tay lại để tụng hồi hướng.
---o0o---

V.06.Năm Đại nguyện

Hai tay chấp theo ấn Kim Cang và tụng lên 5 đại nguyện này:

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

(Chúng sanh rất nhiều thề nguyện độ)

Phước trí vô biên thề nguyện tập

(Phước trí không bờ nguyện huân tập)

Pháp môn vô biên thệ nguyện học

(Pháp môn không cùng thệ nguyện học)

Như Lai vô biên thệ nguyện sự

(Như lai không hạn thệ nguyện làm)

Bồ Đề vô thượng thệ nguyện thành

(Giác ngộ không trên thệ nguyện thành) 78

Nếu đọc nguyên văn chữ Hán cũng được. Nếu muốn đọc âm chữ Nhật (Việt) hàng kèm theo phía dưới ở trong ngoặc cũng tốt. Đọc loại nào cũng chỉ một lần thôi. Nên đọc những đại nguyện nầy với sự nhiếp tâm và thành ý.
---o0o---

V.07.Đại Nhật Ấn Minh

Đầu tiên kết ấn Ngoại Ngũ Cổ. Ấn nầy hai tay đâu lại và hai ngón giữa của 2 bàn tay cũng như hai ngón đeo nhẫn và hai ngón út đâu lại với nhau.



Hai ngón trỏ đâu vào để ngay thẳng, cách xa 2 ngón giữa về phía trước một ít. Kết ấn nầy hoàn toàn không giống kết Kim Cang Hiệp Chưởng ấn như phía trước. Sau đó đọc Chân Ngôn 5 chữ nầy 5 lần.


Ấn Ngoại Ngũ Cổ và Chân Ngôn 5 chữ nầy được gọi là Ấn Minh của Đại Nhật Như Lai. Kể từ Bát Đại Cao Tổ trở lại đây, Ấn Minh nầy được tiếp tục tương thừa một cách tối cần thiết. Khi thực tập Ấn Minh nầy, nên cảm tạ một cách sâu xa trong khi kết ấn và đọc tụng Thần chú này, vì đây là kết quả của thân.

Lại nữa với ý nghĩa sâu xa của Ấn Minh nầy, dẫu sao đi nữa cũng sẽ tích chứa được một ít hạnh. Cho nên phải học trực tiếp với vị Thầy nào mình có nhân duyên.


---o0o---

V.08.Tụng niệm

Tiếp theo, lần tràng hạt và niệm Chân Ngôn A VI RA



HUM KHAN 108 lần. Trong trường hợp này đừng để cho tạp niệm xen vào; nên niệm tiếng thật nhỏ. Tiếng của mình chỉ tự mình nghe đủ là tốt (Trong trường hợp không có tràng hạt, không cần xướng lên đến số, 100 biến cũng không sao).
---o0o---

V.09.Thiền Quán

Bắt ấn “Pháp giới Định ấn” như phía trước, rồi lần lượt đi vào pháp quán


---o0o---
V.9.1.Quán sổ tức

Đây gọi là pháp quán về hơi thở. Cách tu là theo dõi hơi thở hít vào, thở ra. Miệng hé mở, cho hết không khí trong thân thể ra ngoài. Rồi để mũi hít vào không khí mới. Khi hít không khí vào thì buồng phổi sẽ nở ra, bụng sẽ căng lên. Hít vào thật đầy nơi lồng ngực. Tiếp đó thở ra bằng miệng và hít vào bằng mũi.

Không khí thở ra sẽ bay khỏi chỗ ngồi, xa hơn ra cả ngoài vườn và nghĩ rằng không khí ấy còn đi xa hơn nữa cả đến nơi núi rừng. Đồng thời những không khí mới từ núi rừng có đủ cơ duyên bay đến Đạo Tràng và mình quán không khí ấy bay vào trong thân thể.

Khi con người thở ra thán khí thì cây cỏ trong rừng hấp thụ làm cho tịnh hóa và đồng thời con người hít lại khí oxy mới, làm cho sạch sẽ máu huyết. Đây chính là điều linh diệu, thật bất khả tư nghì của thiên nhiên đất trời.

Cứ thế tiếp tục hít sâu vào và khi thở ra từng nhịp một, hai, ba và cứ lần đếm một cách yên lặng như vậy. Tiếp theo là bốn năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Khi đến 10 rồi quay ngược trở lại đếm 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.

Mẹ tôi (tác giả) khi mang thai tôi, lúc còn nằm trong bụng mẹ, cũng như những em bé khác lúc nào cũng khó thở. Vừa mới lọt lòng, bật khóc với những tiếng “oe oe” và từ đó bắt đầu hít thở. Sự hô hấp ấy chẳng phải do người mẹ hay cô mụ dạy cho, mà cũng chẳng phải do tự đứa bé sáng kiến. Đây chính là bản năng sinh tồn tự nhiên của việc hô hấp. Việc này sẽ đi theo suốt cả đời người.

Con người lúc nghỉ ngơi cũng chẳng có một giờ khắc nào hơi thở dứt. Ngay cả trong vô ý thức, hơi thở vẫn luôn tiếp tục. Khi hơi thở ngừng lại, cũng có nghĩa sự sống đã không còn.

Nếu suy nghĩ được như vậy thì khi hít thở, đây chính là điểm then chốt trong đời sống. Đây cũng là sự giao thoa giữa trời đất thiên nhiên với sự sống nầy.

Như trước tác giả có nêu lên về việc hít thở của tôi: lúc sinh ra, đây là bản năng tự nhiên của con người đã bắt đầu; nhưng cái gốc của bản năng nầy là “Bản Phật” ; hay cũng còn gọi là “Bản Bất Sanh” (bản lai bất sanh bất diệt). Còn năng ở đây có nghĩa là “năng lực” cũng có nghĩa là “sức mạnh”. Đồng thời với sự hô hấp của chúng ta cùng một thể với Bản Phật của Đại Nhựt Như Lai. Sanh mệnh của Bản Bất Sinh ấy chính là một cuộc sống miên viễn vẫn tiếp tục. Có thể nói như thế. Chính từ đây cái lực được phát sanh và trở thành nguyên động lực của cái lực đang hoạt động ấy. Đây chính là việc đáng nói .
---o0o---
V.9.2Nguyệt luân quán
Sau khi đã quán sổ tức từ 1 đến 10 và ngược lại rồi, sự hít thở đã lắng xuống, lần lượt bước vào lối quán Nguyệt luân.

Đầu tiên từ từ mở hai mắt ra và chú ý nhìn về Bổn Tôn cũng như Mãn nguyệt luân, tiếp đến nhắm mắt lại và nghĩ rằng Mãn Nguyệt Luân ấy (lớn chừng 24cm) đang nằm trong ngực mình; hình ảnh nguyệt luân ấy ban đầu còn thấy, sau đó mất đi. Khi ấy thì nhắm chặt mắt lại dõi theo nguyệt luân của Bổn Tôn. Rồi khép mắt lại, nhìn vào bên trong lồng ngực; nhưng cũng khó giữ lại hình ảnh nổi chìm ấy được. Tiếp đó mắt nhắm lại và sẽ thấy được nguyệt luân.

Khi tu về phép quán Nguyệt Luân, dĩ nhiên chỉ tu về việc quán Bổn Tôn là Nguyệt Luân làm biểu thị thì quá dễ. Lúc ấy khi bước vào Đạo Tràng là đã có dụng ý rồi; nên liền bắt đầu quán Bổn Tôn là Nguyệt Luân. Còn khi bắt đầu quán về chữ A thì Nguyệt Luân ấy tự nhiên biến mất. Tiếp tục tu theo biểu hiện chữ A sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên khi dùng hình ảnh Bổn Tôn để mang theo thì không có hình ảnh khác có thể thay thế được. Đa phần từ đầu có nhiều trường hợp vẫn quán Bổn Tôn bằng cách quán chữ A và trong trường hợp nầy trước khi quán nguyệt luân, Bổn Tôn là chữ A thì trong Nguyệt Luân ấy quán hoa sen trắng và chữ A ấy không nổi lên trong ý thức mấy và phải ra sức chỉ nhìn thấy số phận của Nguyệt Luân ấy tròn đầy mà thôi.

Khi đã nhìn nguyệt luân là Bổn Tôn một lúc rồi, bây giờ lại nhắm mắt một lần nữa và tưởng tượng nguyệt luân nằm trong ngực của mình và sau đó mở mắt ra thì thấy nguyệt luân.

Nguyệt luân quán nầy nghĩa là pháp quán để nhìn thấy hình ảnh của tự thân tâm mình. Có một câu nói trong kinh Đại Nhật rất nổi tiếng là: “Satori nếu nói thì điều ấy có nghĩa là sự rõ biết được tâm của chính mình nguyên thỉ như vậy”. Đó chính là việc tìm thấy được chính cái tâm của mình, tức Ngộ.

Có phải mình tự thấy cái tâm của mình đẹp chăng? Hay thấy được điều khó thấy? Ở đây mỗi tông phái có mỗi cách hiểu khác nhau. Nhưng với tông Chân Ngôn thì cho rằng: “Điều ấy cũng giống như thấy trăng tròn vào đêm thu” và trong kinh Kim Cang Đảnh cũng nói rằng: “Chúng ta với việc thấy tự tâm ấy cũng giống như thấy hình nguyệt luân vậy”.

Mặt trăng tròn đầy và chính tâm ta cũng muốn trở thành cái tâm đầy đặn như vậy.

Mặt trăng ấy mát mẻ và chính tâm ta cũng muốn trở thành diệu hiền như thế.

Mặt trăng chiếu sáng, tâm ta cũng sẽ chiếu sáng được như vậy.

Khi suy nghĩ như vậy rồi, cảm thấy nguyệt luân nổi lên trong ngực của mình. Đầu tiên hình ảnh nầy rất khó hiện ra. Nó cũng giống như bị sương mù che phủ vậy. Do đó ánh sáng mặt trăng không xuất hiện được. Khi ấy nên nhắm mắt lại để dõi theo Bổn Tôn và tưởng tượng rằng Nguyệt luân ấy ở trong ngực, trong khi vẫn tiếp tục nhắm mắt. Trong khi làm theo và lặp lại những động tác thuận chiều như vậy thì từ từ sẽ thấy (Nguyệt luân) xuất hiện rõ ràng hơn.

Khi đã quan sát thấy rõ ràng nguyệt luân xuất hiện nơi ngực rồi và thử quán nguyệt luân 24cm ấy lớn lên từ từ, rồi 30 cm, 40cm, 50cm v.v… Những nguyệt luân như vậy hiện ra nơi ngực. Rồi từ từ nguyệt luân ấy bao trùm khắp thân thể của chính mình. Cũng chẳng phải chỉ có mình mà cả Đạo tràng và khắp ngôi nhà, ngôi chùa; rồi làng xóm, thành phố, quốc gia, thế giới, địa cầu cũng như toàn thể vũ trụ… tất cả đều được bao bọc bởi nguyệt luân (Đây gọi là quán rộng) Toàn thể vũ trụ chỉ có ánh sáng ấy chiếu khắp thế giới.

Đến đây từ từ quán sổ tức trở lại.

Tiếp theo Nguyệt Luân này từ từ thâu nhỏ trở lại. Độ lớn của địa cầu, độ lớn của quốc gia, độ lớn của thành phố, độ lớn của làng, độ lớn của ngôi nhà, ngôi chùa, độ lớn của Đạo Tràng v.v… từ 50cm, 40cm, 30cm v.v… cuối cùng còn lại 24 cm ở nơi ngực như lúc ban đầu (đây gọi là quán hẹp).

Trên thực tế, cái tâm của chính mình cho vào trong lồng ngực của mình hình ảnh 24cm ấy. Hay đó là cả vũ trụ chăng? Nguyên thủy của tâm nó không có hình tướng. Tâm ấy cũng lại chẳng có giới hạn. Vậy thì đối với Ngài Hoằng pháp Đại Sư cho rằng: “Tâm ấy sánh với hư không và với bồ đề thì chẳng phải hai”.
---o0o---
V.9.3.Quán chữ A
Khi đã quán về nguyệt luân một cách tự tại nơi ngực rồi và quán từ rộng đến hẹp xong; sẽ nhập vào việc quán tưởng chữ A .

Trên thực tế, quán chữ A là quán như thế nào? Như trước đã trình bày về hình thức của tâm như nguyệt luân rồi; nhưng trong nguyệt luân ấy lại có chữ A .Trong tâm lại có tâm; ấy là chơn tâm. Ở đây cũng có thể gọi là tín tâm. Nếu nói theo danh từ chuyên môn thì đây gọi là Bồ Đề Tâm. Nguyên thủy những hành giả của Chân Ngôn Tông gọi đây là chơn tâm. Lại nữa, với Bồ Đề Tâm ở đây là Bổn Tôn và cũng giống như là pháp quán ở trước; nhưng ở đây quán về chữ A nầy.


---o0o---
V.9.3.1 Quán về âm thanh của chữ A.
Đầu tiên gọi là quán về âm thanh của chữ A. Khi hơi thở ra vào đều, xướng lên âm thanh của chữ A. Đây là phương pháp quán cho vào.

Trong 50 âm79 thì chữ đầu tiên là chữ A. Ngay cả những mẫu tự La Tinh, chữ đầu tiên vẫn là chữ A. Khi chúng ta hả miệng ra, âm thanh đầu tiên thốt ra là A. Ngôn ngữ xưa nhất đầu tiên của Ấn Độ là tiếng Sanskrit và văn tự mở đầu cũng là chữ A. Chữ A nầy trong ngôn ngữ học là tiếng của thế giới. Chữ A nầy cũng là chữ A trong Nam Mô A Di Đà Phật. Nghĩa là âm đầu tiên của tất cả những chữ cái.

Ở đây nói về âm A đầu tiên ấy; nhưng trên thực tế thì âm nầy đã có trong đời nầy từ khi nào? Được phát sinh trong thời đại nào vậy? Chắc phải nói rằng khi vũ trụ thành hình thì âm nầy cũng sinh cùng một lúc. Phải nghĩ rằng thế giới có từ vô thỉ và gốc ấy vốn đã có, chẳng sanh và âm nầy không phải do con người tạo ra.

Như vậy chữ A nầy cũng có thể nói rằng: âm ấy cùng với bản thể của vũ trụ và âm ấy cũng là sự biểu tượng của thế giới vốn không sanh.

Với âm nầy khi thở ra, khi hít vào lúc hô tiếng trong khi nhớ nghĩ, chẳng biết đến một lúc nào đó âm ấy nghe như là một Chân Ngôn. Cho nên pháp hô hấp này được gọi là sổ tức quán.

Như vậy khi hô hấp và đồng thời nhớ nghĩ đến Chân Ngôn A thì quán pháp ấy sẽ vào ngay vòng cung chữ A và thế giới của Bản bất sanh vậy. Đây gọi là quán về âm thanh của chữ A.


---o0o---
V.9.3.2.Quán chữ (A)
Tiếp đến quán về chữ A nghĩa là dùng phương pháp quán về cách viết chữ A. Pháp quán nầy là cho hình chữ nầy vào bên trong.

Đầu tiên hãy nhìn kỹ Bổn Tôn. Ở giữa mãn nguyệt luân có đóa sen. Trên đó có chữ A. Hoa sen ấy màu trắng. Chữ A ấy màu vàng. Nguyệt luân giống như mặt trăng tròn đầy của mùa Thu.

Vị Bổn Tôn này như trước đã trình bày là Bồ Đề Tâm của tự thân hành giả, là chữ A, chủng tử ấy biểu hiện thai tạng giới của Đại Nhật Như Lai. Đồng thời chữ A nầy với chúng ta là bồ đề tâm. Thế nhưng ở đây cũng có thể nói là hình dáng lúc trở thành Đức Đại Nhựt Như Lai.

Nguyệt luân ấy nguyên thủy là ánh quang minh trí tuệ của Đại Nhựt Như Lai. Còn chư Tôn của Kim Cang giới Mạn Trà La được vẽ lên tất cả trong nguyệt luân ấy. Vì vậy ở trong nguyệt luân này, chữ A nằm trong hoa sen.

Nguyệt luân đối với chúng ta lại là bồ đề tâm. Đây chính là sự biểu hiện cho lời thệ nguyện của việc cầu được thành tựu bồ đề. Ở đó tam mật của Như Lai và tam mật của chúng sanh hỗ tương gia trì cho nhau. Mỗi ngày một ít ánh sáng, sẽ tăng dần lên. Đến một lúc sẽ đón nhận ánh trăng đêm rằm và ở giữa là chữ A, sau đó thì ánh sáng màu vàng lại bắt đầu xuất hiện.

Hoa sen nguyên thủy là đức từ bi của Đại Nhựt Như Lai, là chư Tôn của thai tạng giới Mạn Trà La. Những vị nầy đều ngồi lên đài hoa sen. Ở trên hoa sen có hình nguyệt luân làm biểu hiện.

Lại nữa hoa sen đối với chúng ta là bồ đề tâm, cũng là ý nghĩa của lời thệ nguyện đem ra cứu độ chúng sanh. Ở đó một lần nữa Tam Mật của Như Lai và Tam Mật của chúng sanh cùng nhau cảm ứng. Hạt của hoa sen trắng ấy thanh tịnh, trong suốt và ở giữa đó là chữ A. Chữ này từ từ hiện ra, là năng lực sống động của Bổn Bất Sanh.

Khi mang tâm bồ đề có nghĩa là: Thượng cầu và hạ hóa. Đó chính là công đức của nguyệt luân và liên hoa tạo thành, để trở thành Đại Nhựt Như Lai. Chữ A là văn tự Phật, đến một lúc nào đó sẽ thành tướng tốt đầy đủ của Đại Nhựt Như Lai.

Có thể nghĩ rằng bản thể của vũ trụ là lục đại. Chính pháp thân của Đại Nhựt Như Lai là như vậy, tâm ấy ở trong tâm của chúng ta. Còn bồ đề tâm một lần nữa chính là hình ảnh của Đức Đại Nhựt Như Lai. Đây là chơn lý của vũ trụ, là vòng sắt của Bản Bất Sanh Tế80 . Từ chữ A nầy dùng pháp ấy để quán; đây gọi là quán về chữ A.
---o0o---
V.9.3.3.Quán về thật tướng của chữ A

Tiếp đến quán về thật tướng của chữ A, nghĩa là quán về ý nghĩa thâm sâu biểu thị của chữ A ấy. Ý nghĩa chữ A từ xưa đến nay gọi là: “chữ A vốn bất sanh”. Nghĩa là chữ này vốn xưa nay chưa hề sanh, cũng chưa hề mất đi.

Đại để đối với Phật Giáo đây nói về chơn lý của các hành là vô thường. Như Lai trước đây đã trình bày về Tam Pháp Ấn vậy (xin xem chương một). Nghĩa là: “Mọi việc (vật) đều bị biến đổi”. Tất cả những vật hiện hữu bắt buộc phải thay đổi. Vật gì đã được sinh ra, đến một lúc nào đó phải bị mất đi.

Đồng thời vật gì chẳng sanh trước đó, thì vật ấy cũng chẳng mất đi. Chỗ nầy gọi là Bổn Bất Sanh. Đây chính là sự biểu thị của chữ A vậy.

Lại nữa với những tông phái khác của Phật Giáo cũng đều nói rằng: “Tất cả mọi vật đều do nhơn duyên sanh” Nghĩa là tất cả mọi vật đều do nhơn và duyên nên mới sanh ra. Trên thực tế sum la vạn tượng nầy đều do nhơn duyên mà thành tựu. Và mọi nhơn duyên khi sinh ra, tất cả đều có cái gốc. Ở đây cái gốc bắt đầu lại có nhơn duyên của nhiều loại phát sinh. Và dẫu có tìm cầu nhơn duyên để biết đi nữa thì chẳng thể rõ được hết cái nguyên nhân ban đầu. Đây gọi là: Bổn bất sanh. Điều nầy tương ưng với chữ A.

Lần lượt thử quán sát về cuộc đời chúng ta. Mỗi ngày quan sát về thân mạng của chính mình thấy rằng: “Mạng nầy giống như bọt nước” mà đây đã nói về chư hành vô thường. Đúng là mạng nầy chẳng có gì chắc thật. Khi còn trai trẻ thiếu niên rồi lớn lên, rồi bịnh tật, già chết lại vây quanh. Dù cho người ấy lúc trẻ là bậc trượng phu đi nữa, cũng chẳng phải là không gặp tại nạn trong cuộc đời. Trên thực tế thì mạng này hôm nay có đó, rồi ngày mai lại trở thành không.

Thế nhưng khi nhìn đời như vậy, chỉ thấy được một mặt của cuộc đời; chẳng phải là chúng ta không tìm được một hình ảnh nào đó thật tế của cuộc sống sao? Thật tế của đời sống chúng ta, thì nguyên thủy mỗi người là một cá thể, mà dù cho đời sống ấy là của chính mình đi nữa, thì nguyên thủy cũng chẳng phải chính ta tạo ra, mà do sự hòa hợp của song thân để có được mạng sống nầy. Ta chính là sự tiếp tục nuôi sống sinh mạng nối truyền từ Tổ tiên trở lại. Điều ấy cũng giống như hơi thở. Và đời sống ấy vẫn tiếp tục duy trì, tiếp nối, là việc tự nhiên bất tư nghì. Khi nghĩ như vậy thì đời sống của cây cỏ cũng có thể nói là một thực thể của đời sống đại tự nhiên vậy.

Như trước đã so sánh thân nầy với bọt nước; nghĩa là nước ấy được tích tụ bằng nhiều giọt rồi chảy ra sông. Từ sông nhỏ ra sông lớn, rồi trở về biển cả. Ngay cả những sông to sông nhỏ, thác ghềnh và ngay cả sông Hằng81, sông Dương Tử82 ; sông Rhein83 , sông Missipsippi84, sông Amazon85 … Tất cả nước của những con sông nầy đều đổ về biển cả. Cả ngày lẫn đêm, cả năm tháng chẳng dừng nghỉ, nhưng chúng ta cũng chẳng khi nào nghe nói nước biển tăng lên. Tuy có sóng, có thủy triều. Nhưng không ngoài là nước biển. Điều nầy cũng chẳng có gì để đáng nói.

Khi nước biển bị ánh thái dương chiếu rọi thì bốc nhiệt. Rồi bay vào hư không; trở thành mây và mây ấy lại mưa vào các nơi khác trên thế giới nầy. Những giọt sương ấy đọng trên cỏ lá và trở thành ảo ảnh của cuộc đời.

Như vậy nếu chỉ thấy đây là bào ảnh thì tuyệt nhiên chẳng có gì có thể sánh được. Nhưng nếu nhìn thật kỹ thì thấy đây là một của toàn thể những giọt nước trong thế giới. Dẫu cho bào ảnh ấy có tan đi nữa, nước có chảy trôi đi nữa; nhưng tuyệt nhiên lượng nước ấy chẳng thay đổi mấy. Nước ấy không tăng mà cũng không giảm.

Đời sống của chúng ta nguyên thủy cũng như thế. Dẫu cho có nói là được sanh ra; nhưng cũng chẳng phải là sanh ra lần đầu và dù cho có nói là chết đi; nhưng cũng chẳng phải là chết lần thứ nhất. Toàn thể vũ trụ nầy, đời sống chỉ là một. Đồng thời cũng có nghĩa là bản lai bất sanh và cũng bất diệt. Đời sống của Đức Đại Nhựt Như Lai và đời sống của thực tế của cuộc sống là vậy. Sự sanh của chữ A là bổn bất sanh. Vậy cho nên trên những tấm bia của những vị thuộc tông phái Chân Ngôn bắt buộc đều viết lên đó chữ đầu tiên là chữ A.

Đối với đời sống, phải kiên trì với tâm bồ đề nầy một cách triệt để và đây chính là cách quán về thật tướng của chữ A. Như trên đã trình bày. Đầu tiên là âm thanh, tiếp đến là hình của chữ và sau cùng là quán về thật tướng của chữ A, và A là cái lý tuyệt đối của Bổn Bất Sanh. Đời sống tự nhiên của trời đất vẫn tiếp tục như thế, và nên có cảm tưởng vui mừng với sự sống ấy trong Minh Tưởng.

Ở đây như trước đã trình bày về nguyệt luân quán, cả quán rộng lẫn quán hẹp đều tốt. Lại nữa đối với các vị Tăng sĩ thường hay truyền miệng rằng: “Nhập ngã, ngã nhập quán”86 . Còn với mọi người thì nên nhìn lại thể tĩnh lặng của nó.
---o0o---

V.10.Xuất định

Mắt mở ra từ từ trong yên tỉnh, lay động thân thể qua phải, rồi qua trái nhiều lần như vậy. Hai tay chà vào nhau, xoa bóp từ trên đầu đến vai, ngực, bụng rồi đến chân, những ngón chân v.v… Tiếp đến nếu có vị nào nhập sâu vào Minh Tưởng thì từ từ dùng thời gian ấy để ra khỏi định.


---o0o---

V.11.Khai tọa hồi hướng

Chấp hai tay lại theo lối Kim Cang và xướng lên câu văn như sau:

Nguyện đem công đức nầy

Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sanh Đều trọn thành Phật đạo.


---o0o---

V.12.Ba Lạy

Đứng dậy trong yên lặng, cũng chắp hai tay theo lối Kim Cang như trước và vừa niệm “Nam mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang” và ngũ thể đầu địa, lạy 3 lạy.

Vị Tăng sĩ như thường lệ kiết ấn Tam Bộ Bị Giáp hộ thân v.v… đứng lên khỏi chỗ ngồi và xướng lên phổ lễ Chân Ngôn, đoạn ngũ thể đầu địa, lạy 3 lạy.

Như trên là biểu hiện cho việc quán chữ A. Tay kết ấn; miệng xướng Chân Ngôn; tâm trụ vào Tam Ma Địa. Đây là bí pháp của tức thân thành Phật. Ngay cả người tại gia cũng có thể thực hiện được. Dẫu cho có là phương pháp đơn giản đi nữa, thì điều cần yếu vẫn ở chỗ pháp hành. Điều quan trọng ở đây là: đối với những trường hợp mới thực tập, nên tìm một vị minh sư để học hỏi và nhận lãnh sự truyền thọ ấy thì vẫn tốt hơn.

---o0o---



tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương