CHÚa nhậT 4 MÙa chay c lời Chúa: Gs 5,9a. 10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1 11-32 MỤc lụC


Người con hoang đàng - R. Gutzwiller



tải về 292.79 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích292.79 Kb.
#32045
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

14. Người con hoang đàng - R. Gutzwiller


Xét theo tâm lý, phải là bậc thầy mới hoạ nổi dụ ngôn đứa con hoang đàng. Thế nhưng đây lại chẳng nhấn mạnh về đứa con hoang đàng, về những nỗi khốn nạn và sự trở về của chàng ta. Mà lại nhấn mạnh nhiều đến người cha.

Tất cả những đoạn văn Thánh Luca nói về vấn đề hư mất đã kết thúc một cách ý nghĩa khi đưa chúng ta về Thiên Chúa, Đấng cứu thoát những gì đã hư hại và bù đắp dư dật.


1. Người cha để cho đứa con hư hỏng.

Trong dụ ngôn, người cha có thể, hoặc tạm thời từ chối không chia cho người con phần gia tài của anh ta, hoặc là nói cho thấy hơn thiệt. Bản văn lại chẳng đả động đến chi tiết. Người cha đã chia gia tài cho anh, và để anh ra đi. Đối với đứa con, chẳng phải vì xung khắc hay vì sự sa đoạ nào đó thúc đẩy anh ra đi, nhưng là vì anh khát khao được sống ngoài vòng kềm toả, vì háo hức khao khát kinh nghiệm, vì muốn biết cái mới lạ, vì chưa có bản lãnh, vì tính hung hăng và bản năng thích phiêu lưu mạo hiểm.


Thiên Chúa cũng để cho con người hành động. Người có thể gìn giữ con người khỏi tội lỗi bằng những đường lối quan phòng của Người hoặc bằng áp lực của ân sủng mà con người không thể nào cưỡng lại được. Thế nhưng, Người vẫn tôn trọng tự do của con người: điều này làm chúng ta ngạc nhiên và khó hiểu.
Nhưng thể theo Thánh ý của Người, sau khi con người đã được tạo dựng một cách tự do và được ban cho quyền tự do, Thiên Chúa đã thực sự để cho con người làm chủ những quyết định của mình, lại còn ban cho con người sự trợ giúp tự nhiên để thực hiện những quyết định đó nữa. Bởi chưng mọi chuyện con người thực hiện –cả khi con người làm điều ác nữa- con người cần phải có sự trợ lực của Thiên Chúa, nếu không con người hoàn toàn bất lực.
Trong dụ ngôn, đứa con lầm lạc dần dần sa sút, trước tiên là một sự phung phí dại dột, rồi hắn phung phí gia tài cho bọn đĩ điếm cho đến lúc hắn hoàn toàn chìm đắm trong tình cảnh khốn nạn và phải đi chăn heo (ta chớ quên thái độ xa lánh của người Do thái đối với loại thú vật này) rồi suýt chết đói.
Thiên Chúa cũng thế, Ngài để mặc con người tự do theo con đường đã chọn lựa, để họ xuống dốc theo ý muốn và ao ước của họ. Ai tưởng mình có thể định đoạt giá trị sự vật thì Chúa sẽ để họ theo ý riêng mình, cho đến khi họ hiểu rằng ý muốn tự quyết của họ chỉ là sự sụp đổ bất lực.

Thiên Chúa thường thông cảm với việc con người yếu đuối sa ngã giữa lúc làm bạn với bầy heo và cơn đói ám ảnh. Tuy nhiên –sẽ có một hiện tượng kỳ dị- bao lâu mọi sự tốt đẹp thì con người ít nghĩ đến Thiên Chúa. Họ muốn quán xuyến tất cả và tự mình quyết định. Nhưng khi có trục trặc vì lỗi của họ, họ vội vàng quy trách cho Thiên Chúa.


2. Người cha đón nhận đứa con hư hỏng

Trong dụ ngôn, người con đã trở về với chính mình. Bị lâm vào cảnh phiền muộn, nó mới biết đến kinh vực sâu, thú nhận lỗi lầm của mình và dọn sẵn lời thú tội: ‘Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha’. Nó ý thức mình không còn quyền lợi nữa và chỉ còn trông cậy vào lòng nhân hậu để được coi như một kẻ hèn hạ nhất trong đám thợ làm công.


Khi con người có kinh nghiệm sâu sắc và chua cay về thất bại bản thân, họ dễ ý thức giá trị của ân sủng. Lúc ấy, họ biết không thể tự sức mình mà được việc, nên phải phó thác vào ân sủng của Thiên Chúa. Tội lỗi đã làm cho con người mất địa vị làm con Thiên Chúa, cho nên, làm tôi tớ đối với nó là một đặc ân. Con người không còn đến trước Thiên Chúa Cha với tư cách một người con quấy rầy, nhưng như một kẻ van xin đầy lòng hối hận đứng trước chủ nhân. Và Thiên Chúa chấp nhận họ.

Trong dụ ngôn, người cha đã chờ đợi rồi ông đã chạy ra đón đứa con hư, tỏ lòng tha thứ mà không cần đứa con giãi bày lời thú tội. Ông đã dọn một bàn tiệc, tổ chức một buổi lễ… Đối với tội nhân hối cải, Thiên Chúa cũng có một thái độ tương tự. Ngài đến gặp họ. Phán quyết trong nội tâm và lòng hối cải đã là dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Kẻ lầm lạc khi tự phán quyết rồi lại quyết định trở về với Thiên Chúa, đó cũng là ân sủng.


Thiên Chúa cầu mong lại đón nhận họ. Đó là do lòng nhân hậu của Ngài. Và, nói một cách sát chữ, Ngài đem lòng yêu thương dạt dào người tội lỗi đã hối cải, quên đi quá khứ, xoá bỏ ác quả và tội vạ, và hơn nữa, cho họ được những đặc ân không ngờ, đây là mầu nhiệm khôn dò của ân sủng Người.
Bữa tiệc sẽ minh chứng là Thiên Chúa yêu thương. Người anh khó tính với cảm nghĩ tầm thường lấy vẻ liêm chính che đậy đầu óc thiển cận, tâm hồn hẹp hòi của mình. Trái lại, qua hành vi quảng đại của người cha, dụ ngôn cho chúng ta thấy bản tính thâm sâu của Thiên Chúa, tầm mức vô biên của tình yêu, nhịp điệu và hài hoà, âm vang trong Thiên Chúa.
Lầm lạc không còn là điều đáng quan tâm. Tăm tối đã biến đi. Ánh sáng chói chan khắp nơi, mọi sự thấy đẹp hơn bao giờ hết. Tội hồng phúc!... Tội lỗi là dịp vô cùng hữu ích để chúng ta nhận ra sự cao cả của Thiên Chúa đến nỗi chính các lỗi lầm của con người lại dẫn đến ơn cứu độ và vinh quang của Thiên Chúa.

15. Mọi sự.


Câu chuyện được kể lại trong bài Tin mừng hôm nay theo thánh Luca có thể coi là tấm thảm kịch vẫn xảy ra trong mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người và giữa con người với nhau. Có một lúc nào đó trong tiến trình trưởng thành và tự lập, đứa con chợt thấy mình cần đòi lấy quyền tự do để quyết tách ra khỏi sự giám hộ của cha mẹ. Con người cũng đã từng muốn được bộc lộ tư thế độc lập tự chủ như vậy trong tương quan với Thiên Chúa. Con người đã xây dựng tháp Babel, biểu tượng của tiến bộ khoa học kỹ thuật để khẳng định với Đấng tạo dựng của mình. Con người gần như nắm trọn quyền kiểm soát sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình: “Thưa cha, xin chia cho con phần gia tài con được hưởng”.
Đối với người cha, lời cầu xin của con là chính đáng, vì những gì ông đã gầy dựng nên như nhà cửa, ruộng vườn và tất cả tài sản vật chất, tinh thần cốt là chỉ dành cho con. Không thể có cách đáp ứng nào khác hơn đối với người cha tốt lành yêu thương con cái đã vui lòng trao cho con tất cả gia sản của mình. Và đây cũng chính là cách hành xử của Thiên Chúa khi Người đáp ứng vô cùng rộng lượng hào phóng quá sức muôn đời của con người. Mọi diễn tiến có lẽ đã êm xuôi tốt đẹp, đã như không có một chi tiết tai hại xảy ra. Ít ngày sau khi con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa, ở đó anh ta sống phóng đãng phung phí tài sản của mình.
Vậy, một khi đã rời khỏi nhà cha, rời khỏi tình thương của cha, khỏi sự che chở hướng dẫn của cha thì đứa con dẫu đã lớn khôn, song một mặt nào đó vẫn còn là con, vẫn có mối thương tình phụ tử ràng buộc “sinh tử bất khả phân ly” tất sẽ phải đương đầu với bao hậu quả không lường được. Tấm thảm kịch bắt đầu ở đây, ở chỗ con người tách ra khỏi quyền năng yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, ở chỗ con người làm ngơ hoặc phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời như nguồn mạch và sự cảm hứng của con người, ở chỗ con người gạt bỏ mọi dấu ấn của luật pháp Thiên Chúa trong bản chất, trong lương tri con người. Chính lúc đó con người phung phí hết mọi gia sản, phung phí tài năng, sức lực, phung phí luôn cả phẩm giá của mình là con người được tác tạo giống dấu ấn của Thiên Chúa.
Tách rời Thiên Chúa, phủ nhận Thiên Chúa, loại trừ Thiên Chúa rút cuộc sẽ đẩy con người xuống tận đáy của mọi thảm hoạ, xuống ngang tầm với cầm thú. Anh ta ao ước lấy được những đồ cho heo ăn mà nhét cho đầy bụng. Sự giác ngộ sám hối của con người có vẻ muộn màng, nhưng lại là điều Thiên Chúa chờ đợi và luôn đưa ra sáng kiến để đón nhận tội nhân cải tà qui chánh. Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy, ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Có thể có hoán cải làm lại cuộc đời, nếu như không có chờ đợi những ngày mở đường sinh phúc, mở rộng vòng tay tha thứ đón nhận. Đây chính là cốt lõi của ơn trở về. Nền tảng cảm hứng và sức mạnh của ơn này chính là tình thương và quyền năng Thiên Chúa, Đấng muốn cứu vớt tất cả phàm nhân, một khi Người đã tặng ban cho nhân loại chính Thánh Tử Chí ái của Người.
Tuy nhiên, hệ luỵ của hành vi con người tách rời và phủ nhận quyền năng quan phòng của Thiên Chúa không phải là không gây tác hại nghiêm trọng trong mối tương quan giữa con người với nhau, nhưng đã có một sự rạn nứt đổ vỡ trong tình thương huynh đệ, trong nỗ lực chung sức phục vụ công trình của Thiên Chúa là Cha với tấm lòng hiếu kính vô vị lợi.

Trái lại, người con thứ sau khi đã nuốt hết của cải của người cha nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng. Thậm chí đáng buồn hơn nữa còn thương mại hoá mối tương quan giữa Thiên Chúa, lấy lợi vụ vật chất, lấy công trạng phục dịch dễ dàng trong nhà cha làm chuẩn mực cho tình nghĩa phụ tử: “Bao nhiêu năm trời con phục vụ cha thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con bê để con ăn mừng với bè bạn”. Ơn hoán cải thực sự và toàn diện không thể thực hiện, nếu chỉ có nỗ lực đơn phương của một nhân loại đã bị thương tật tội lỗi và không ngừng bị ảnh hưởng của ác thần khống chế. Nhưng ơn hối cải ấy chỉ có thể xuất phát từ Thiên Chúa, từ cội nguồn trắc ẩn, từ lòng yêu thương nhân từ luôn rộng mở chờ đón sự trở về của con người tội lỗi.





Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201303
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
201303 -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 292.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương