Các nhà kinh t ế ĐÃ sai lầm như thế NÀO?



tải về 1.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu13.01.2023
Kích1.36 Mb.
#54138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
BET11- Các nhà kinh tế đã sai lầm như thế nào

IV. 
Vấn đề với vĩ mô 
Chúng tôi đã mắc kẹt trong mớ hỗn loạn quy mô lớn của chính chúng tôi, đã mắc sai 
lầm trong kiểm soát một cỗ máy tinh vi, mà chúng tôi không thể hiểu cách vận hành 
của nó. Kết quả là những khả năng mà chúng tôi tính toán cho sự thịnh vượng có thể sẽ 
lãng phí một thời gan – mà có lẽ là một thời gian dài.” Keynes cũng viết như vậy trong 
một bài luận với tiêu đề “Cuộc Đại suy thoái năm 1930,” trong đó ông cố gắng giải 
thích cơn bão đang quét qua thế giới thực. Và những khả năng về sự thịnh vượng của 


CÁC NHÀ KINH TẾ ĐàSAI LẦM NHƯ THẾ NÀO? 
10
thế giới này quả thực đã bị lãng phí một thời gian dài; chiến tranh thế giới thứ lần thứ 
hai thực sự đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đại khủng hoảng. 
Tại sao quan điểm của Keynes về cuộc đại khủng hoảng như một cuộc “hỗn loạn 
quy mô lớn” ban đầu rất có sức thuyết phục? Và tại sao kinh tế học, vào khoảng 1975, 
lại chia thành các trường phái đối nghịch với những giá trị trong quan điểm của Keynes? 
Tôi muốn lý giải ý nghĩa của kinh tế học của Keynes bằng một một câu chuyện có thật 
cũng được sử dụng như một phiên bản ở quy mô nhỏ, có tính ngụ ngôn về sự hỗn loạn 
này, có thể làm tổn thương cả nền kinh tế. Hãy xem những khó khăn của Liên doanh 
trông trẻ Capitol Hill. 
Liên doanh này là một hiệp hội khoảng 150 cặp đôi trẻ đồng ý giúp một cặp đôi 
khác bằng cách giữ trẻ cho con cái của một cặp đôi khác khi bố mẹ muốn ra ngoài vào 
ban đêm. Những vấn đề của nó được tính toán lại trong một bài báo năm 1977 trên tờ 
The Journal of Money, Credit and Banking (Tạp chí Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng). 
Để đảm bảo rằng mọi cặp đôi đều chia sẻ việc trông trẻ một cách công bằng, liên doanh 
giới thiệu một hình thức chứng khoán tạm thời: những chiếc phiếu được làm từ những 
miếng bìa cứng, trên mỗi cái sẽ ghi người trông trong thời gian một tiếng rưỡi. Trước 
tiên, các thành viên nhận 20 phiếu để tham gia và được yêu cầu trả lại từng ấy phiếu khi 
rời nhóm. 
Không may là xuất hiện một vấn đề các thành viên của liên doanh, trung bình 
muốn có nhiều hơn 20 phiếu, có lẽ, phòng khi họ muốn ra ngoài vài lần trong một ngày. 
Do đó, một cách tương đối một vài người muốn sử dụng chứng khoán tạm thời của họ 
và đi ra ngoài, trong khi nhiều người muốn trông trẻ vì thế họ có thể gia tăng phần tiết 
kiệm của mình. Nhưng bởi cơ hội trông trẻ chỉ tăng khi một số người đi ra ngoài vào 
ban đêm, nên điều này có nghĩa là công việc trông trẻ rất khó kiếm, điều này khiến các 
thành viên của liên doanh thậm chí càng không muốn ra ngoài, khiến công việc giữ trẻ 
khan hiếm hơn…. 
Trong ngắn hạn, liên doanh này rơi vào khủng hoảng. 
Vậy đấy, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Đừng có xem điều này là ngớ ngẩn và 
tầm thường: các nhà kinh tế đã sử dụng những ví dụ ở quy mô nhỏ để soi sáng vào 
những câu hỏi lớn hơn kể từ khi Adam Smith khám phá ra nguồn gốc của tiến bộ kinh 
tế trong một nhà máy sản xuất đinh, và họ đã đúng. Câu hỏi là liệu ví dụ đặc trưng này, 
trong đó cuộc khủng hoảng là một vấn đề do thiếu cầu – không có đủ nhu cầu trông trẻ 
để cung cấp việc làm cho những người muốn làm – hiểu bản chất của những gì đang 
xảy ra trong một cuộc khủng hoảng. 
Cách đây 40 năm, hầu hết các nhà kinh tế sẽ đồng ý với cách diễn giải này. Nhưng 
kể từ khi kinh tế học vĩ mô phân thành hai trường phái lớn: các nhà kinh tế “nước mặn” 
(chủ yếu ở các trường đại học Mỹ gần biển), là những người có nhiều hơn hoặc ít hơn 
quan điểm Keynesian về các cuộc khủng hoảng; và các nhà kinh tế “nước ngọt” (chủ 
yếu ở các trường ở phía trong đất liền), những người xem đó là quan điểm vô nghĩa. 


BET-11 
11
Các nhà kinh tế nước ngọt, chủ yếu, là những người theo đuổi trường phái tân cổ 
điển. Họ tin rằng tất cả những phân tích kinh tế đáng giá đều bắt nguồn từ tiền đề rằng 
tất cả mọi người đều duy lý và các thị trường hoạt động, một tiền đề đã bị tấn công bởi 
câu chuyện về công ty liên doanh trông trẻ. Như họ đã thấy, sự thiếu hụt hơn về cầu 
hiệu quả là không thể, bởi giá luôn luôn dịch chuyển để ghép cung với cầu. Nếu mọi 
người muốn có nhiều phiếu trông trẻ hơn, giá trị của những phiếu này sẽ tăng, vì thế 
chúng sẽ trị giá 40 phút trông trẻ chứ không phải nửa giờ nữa – hoặc, tương đương, chi 
phí của một giờ trông trẻ sẽ giảm từ 2 phiếu xuống 1.5. Và điều này sẽ giúp giải quyết 
vấn đề: sức mạnh mua hàng của những chiếc phiếu này trong lưu thông sẽ tăng, do đó 
mọi người sẽ cảm thấy không cần tiết kiệm hơn nữa, và vì thế sẽ không có khủng hoảng. 
Nhưng khủng hoảng có vẻ chỉ biến mất trong những giai đoạn mà thị trường 
không đủ nhu cầu thuê hết những người sẵn sàng làm việc? Những xuất hiện này có thể 
gây thất vọng, theo các nhà lý thuyết thuyết nước ngọt. Kinh tế học chuẩn xác, theo 
quan điểm của họ, nói rằng những thất bại chung của cầu không thể xảy ra – và điều đó 
có nghĩa là chúng không xảy ra. Kinh tế học Keynesian đã bị “chứng minh là sai,” 
Cochrane của Đại học Chicago nói. 
Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng đã xảy ra. Tại sao vậy? Trong những năm 
1970, nhà kinh tế học hàng đầu của nhóm nước ngọt, người đoạt giải Nobel Robert 
Lucas, đã cho rằng nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng là do sự xáo trộn tạm thời: 
các công nhân và doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc phân biệt những thay đổi lớn 
trong mức giá bởi lạm phát hay giảm phát từ những thay đổi trong tình hình kinh doanh 
đặc thù của họ. Và Lucas đã cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực nào để chống lại chu kỳ kinh 
doanh sẽ đều phản năng suất: ông cho rằng những chính sách thực thi sẽ chỉ đổ thêm 
dầu vào lửa. 
Tuy nhiên, vào những năm 1980, mặc dù ý tưởng này được chấp nhận một cách 
hạn chế, những cuộc khủng hoảng vẫn là những điều tồi tệ, bị từ chối bởi nhiều nhà 
kinh tế nước ngọt. Thay vì thế, những người lãnh đạo phong trào mới, đặc biệt là Edward 
Prescoot – sau này làm việc tại Đại học Minnesota (bạn có thể thấy biệt danh nước ngọt 
này từ đâu mà có), cho rằng những biến động về giá và thay đổi ở phía cầu quả thực 
không ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh doanh. Hơn thế nữa, chu kỳ kinh doanh phản ánh 
những biến động tiến bộ công nghệ, được phóng đại bởi phản ứng duy lý của người lao 
động, những người sẵn sàng làm việc nhiều hơn khi môi trường thuận lợi và ít hơn khi 
nó không thuận lợi. Thất nghiệp là một quyết định có chủ ý của người lao động để có 
thời gian nghỉ ngơi. 
Nhưng đáng buồn thay, lý thuyết này có vẻ khá ngu ngốc – khi nghĩ rằng phải 
chăng cuộc đại khủng hoảng thực sự là một kỳ nghỉ lớn? Và thực lòng mà nói, tôi nghĩ 
nó thật ngớ ngẩn. Nhưng tiền đề cơ bản trong lý thuyết về “chu kỳ kinh doanh thực” 
của Precott đã bị gắn vào những mô hình toán được dẫn dắt một cách khéo léo, chúng 
được dẫn dắt vào dữ liệu thực tế sử dụng những kỹ thuật thống kê tinh vi, và lý thuyết 
này đã thống trị trong giáo trình kinh tế học vĩ mô ở nhiều khoa trong nhiều trường đại 


CÁC NHÀ KINH TẾ ĐàSAI LẦM NHƯ THẾ NÀO? 
12
học. Trong năm 2004, nhờ ảnh hưởng của lý thuyết này, Precott đã đoạt giải Nobel cùng 
Finn Kydland của Đại học Carnegie Mellon. 
Trong khi đó, các nhà kinh tế nước mặn đã bỏ lỡ cơ hội. Ở nơi các nhà kinh tế 
nước ngọt là những người mộng mơ, các nhà kinh tế nước mặn lại là những người thực 
dụng. Trong khi các nhà kinh tế như N. Gregory Mankiw ở Harvard, Olivier Blanchard 
ở MIT và David Romer ở Đại học California, Berkeley, nhận ra rằng khó có thể hòa 
giải một quan điểm trọng cung của phái Keynes về các cuộc khủng hoảng với lý thuyết 
tân cổ điển, họ tìm ra bằng chứng rằng các cuộc khủng hoảng, thực tế, xuất phát từ phía 
cầu quá quan trọng để có thể bỏ qua. Vì thế họ sẵn sàng đi chệch ra khỏi giả định về thị 
trường hoàn hảo hay tính duy lý hoàn hảo, hoặc cả hai, thêm vào đó đủ những yếu tố 
không hoàn hảo để đáp ứng một quan điểm nhiều hơn hoặc ít hơn tính Keynesian về 
các cuộc khủng hoảng. Và trong quan điểm cá nước mặn, chính sách thực thi giải quyết 
các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục đáng ao ước.
Nhưng các nhà kinh tế tự cho mình là những nhà Keynesian mới đã không tránh 
khỏi những hào nhoáng của những cá nhân duy lý và những thị trường hiệu quả. Họ đã 
cố giữ độ lệch của mình khỏi trường phái chính thống tân cổ điển nhiều nhất có thể. 
Điều này có nghĩa là không có chỗ cho những mô hình phổ biến cho những thứ như 
bong bóng và sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Sự thật thì những thứ như vậy tiếp tục 
diễn ra trong thế giới thực – Đã có một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế vĩ mô 
kinh khủng phần lớn ở châu Á trong giai đoạn 1997-98 và một cuộc suy thoái ở mức độ 
khủng hoảng ở Argentina trong năm 2002 – đã không phản ánh trong dòng chính của 
tư tưởng Keynesian mới. 
Thậm chí, bạn cũng có thể nghĩ rằng những quan điểm khác biệt về thế giới của 
các nhà kinh tế nước ngọt và nước mặn sẽ luôn đặt họ vào tư thế bất đồng lớn về mặt 
chính sách kinh tế. Một vài điều khá bất ngờ, tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1985 đến 
2017 là những cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế nước ngọt và nước mặn chủ yếu là 
về lý thuyết, chứ không phải thực thi. Nguyên do ở đây, tôi tin là, các nhà Keynesian 
mới, không giống các nhà Keynesian gốc, đã không nghĩ về chính sách tài khóa – những 
thay đổi trong chi tiêu chính phủ hoặc thuế - cần thiết để giải quyết các cuộc khủng 
hoảng. Họ tin rằng chính sách tiền tệ, được kiểm soát bằng hình thức kỹ trị của Cục Dự 
trữ Liên bang, có thể cung cấp bất cứ đơn thuốc nào mà nền kinh tế cần. Trong buổi lễ 
kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Milton Friedman, Ben Bernanke, nguyên là một giáo 
sư ít nhiều theo phái Keynesian mới của đại học Princeton, và sau này là thành viên của 
ban thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang, đã tuyên bố về cuộc Đại Khủng hoảng như 
sau: “Ông đã đúng. Chúng tôi đã thực hiện nó. Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng cảm 
ơn ông, nó sẽ không diễn ra lần nào nữa.” Thông điệp rõ ràng này là tất cả những gì bạn 
cần để tránh những cuộc khủng hoảng là một Cục Dự trữ Liên bang thông minh hơn. 
Và miễn là chính sách kinh tế vĩ mô được đặt vào bàn tay kỹ trị tuyệt vời của 
Greenspan, không có những chương trình kích thích kiểu Keynesian, thì các nhà kinh 
tế nước ngọt sẽ phàn nàn rất ít về nó. (Họ đã không tin rằng chính sách tiền tệ có ảnh 
hưởng tốt, nhưng họ lại tin nó không thể tạo ra điều gì có hại.) 


BET-11 
13
Sẽ cần một cuộc khủng hoảng để lộ ra việc có ít những nền tảng chung như thế 
nào và kinh tế học Panglossian và thậm chí là Keynesian mới sẽ ra sao. 

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương