Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC


Chú giải mục vụ của Hugues Cousin



tải về 353.63 Kb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích353.63 Kb.
#10398
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

23. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin


MẾN CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI THÂN CẬN

Phải làm gì để được sống đời đời? Bản tóm tắt Lề Luật nói rất rõ (cc. 25-28). Với đề tài điều răn lớn nhất; mà cả hai tác giả Nhất Lãm khác cũng có (x. Mc 12,28-31) có một câu hỏi khác, riêng của Luca, câu hỏi về người thân cận; câu hỏi này được làm sáng tỏ bằng dụ ngôn người Samari tốt lành (cc. 29-37), những tác giả Tin Mừng không ngừng lại giữa đường; đoạn nói về hai chị em Matta và Maria, cho phép ông tiếp tục minh hoạ cho điều răn lớn nhất (cc. 38-42). Dụ ngôn đã giải thích phải hiểu thế nào là yêu người thân cận; câu chuyện về hai chị em cũng làm một công việc tương tự về điều răn yêu mến Chúa. Toàn bộ bản văn dạy phải trao ban có người khác trong khi tiếp nhận từ Chúa.



1. Điều Răn Lớn: 10,25-28

Và này có người thông luật kia đứng lên, một trong những kẻ khôn ngoan và thông thái vắng mặt ở hoạt cảnh trước. Muốn thử thách Chúa Giêsu về kiến thức của Ngài trong vấn đề Luật, ông ta ép buộc Ngài tự tuyên bố về điều Ngài quan tâm, dựa vào truyền thống và suy tư cá nhân của Ngài, đối với cái cốt yếu và quan trọng nhất trong Luật (S. Légasse). Để đạt mục đích này, ông ta đặt ra một câu hỏi, đã được thoả thuận trong Do Thái giáo, về điều răn lớn nhất (x. Mc 12,28) hoặc về những phương thế để đón nhận sự sống của Thiên Chúa (như ở đây và ở Lc 18,18). Lời đáp của Chúa Giêsu thực ra là một câu hỏi ngược lại về luật; như đối thủ của mình, Ngài biết rằng đọc Kinh Thánh chính là giải thích Kinh Thánh. Vì thế Ngài mới hỏi: về vấn đề này: ông đọc thế nào?

Lúc đó Luật sĩ trưng ra điều luật của Đnl 6,4 mà mọi người Do Thái đạo đức đọc hai lần một ngày trong kinh Shema Israel và nó đòi hỏi nơi họ một sự gắn bó hoàn toàn vào Thiên Chúa duy nhất. Rồi ông ta nói thêm điều luật của Lv 19,18 về tình yêu người thân cận. Khi đặt hai câu ấy nối tiếp nhau, ông đã tuân theo truyền thống Do Thái đánh giá tình yêu tha nhân bằng cách đặt nó ngang tầm mức với tình yêu Thiên Chúa. Một cách đọc Kinh Thánh như vậy hoàn toàn ăn khớp với lời giải thích của Chúa Giêsu, chính Người đã đặt ra tình yêu kẻ thù ở trung tâm của ơn gọi Kitô hữu (x. 6,27tt). Trong khi tán thành ý kiến của ông, Chúa Giêsu mời vị luật sĩ đem ra thi hành giới răn yêu thương thương theo hai chiều kích: làm như vậy thì sẽ được hưởng sự sống tròn đầy mà câu hỏi ban đầu đã nói đến. Độc giả cũng được mời gọi nối kết với hoạt cảnh trước (10,21-24): kết quả cuối cùng của tình yêu đối với Thiên Chúa và với người thân cận nảy sinh qua năm tháng, phải chăng không là việc hiểu biết Chúa Cha? Nếu ông luật sĩ thực hành luật mà ông đã phụng tự, ông sẽ trở lại tình trạng của những người bé mọn và sẽ thấy được sự hiện diện hoạt động của Thiên Chúa.

2. Dụ Ngôn Người Samari Tốt Lành: 10,29-37

Hoạt cảnh lại tiếp diễn bởi vì ông luật sĩ đặt một câu hỏi mới, mà ông cho là tuỳ phụ thôi: ông muốn tỏ ra mình có lý khi đặt vấn nạn ban đầu. Ở đây Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi. Đưa ra một định nghĩa về người thân cận có thể sẽ rơi vào cái chi li của luật mà Ngài đã từng trách các Kinh sư và nhóm Pharisêu; Chúa Giêsu sẽ trở thành một luật sĩ mất! Trái lại, Ngài kể một dụ ngôn (cc.30-35) mà Ngài sẽ kết thúc bằng một câu hỏi ngược lại (c.36).

Trong hoạt cảnh, những người ẩn danh được biết qua vai trò xã hội hay tôn giáo của họ: kẻ cướp và chủ quán cư ngụ tại con đường này; thầy tư tế và Lêvi là khách qua đường, người Samari đi đường. Người này là một tên lạc giáo chỉ chấp nhận có Luật thành văn là bộ Ngũ thư và từ chối hoàn toàn luật truyền khẩu. Dưới mắt ông luật sĩ, anh ta hoàn toàn trái ngược với hai vị đáng kính phục vụ Đền Thờ. Còn về con người nửa sống nửa chết thì không hề có một lý lịch xã hội nào; người ta cũng chẳng biết anh ta có phải là Do Thái hay không nữa. Khi dàn dựng các nhân vật như thế, Chúa Giêsu tránh được cái lôgich của câu hỏi mà ông luật sĩ đặt ra, có thể đưa Ngài tới chỗ trình bày người thân cận dưới dáng vẻ một anh chàng Samari nửa sống nửa chết. Thế nhưng, người Samari là một trong những người đi đường ấy. Cũng như các công chức của Đền Thờ, ông nhìn thấy kẻ bị thương. Nhưng người kia đứng cách xa bởi vì biết chừng đâu đó là một tử thi và sẽ làm họ bị nhiễm uế: họ tuân giữ Luật cấm (Ds 19,11-16). Trái lại, người Samari chạnh lòng thương – cũng chính là thái độ của Chúa khi thấy bà goá ở Nain (7,13). Trong khi các giáo sĩ, vì tôn trọng Luật về sự trong sạch, tách rời tình yêu Chúa khỏi tình yêu người thân cận (xc.27) và”tránh qua bên kia” mà đi, thì người Samari lại săn sóc người bị thương, một hành động được diễn tả bằng sáu động từ ở câu 34 và tiếp tục những biến thái ở câu 35. Thực vậy, ông ta trao tiền cho chủ quán để ông này săn sóc người xa lạ này thay cho ông. Như thế, thay vì phải ở lại do biến cố bất ngờ, ông một mình tiếp tục lên đường. Nếu ông dự trù trở lại để thanh toán tổn phí phải trả thêm, ông không nói đến việc sẽ hỏi tin tức về người ông đã cứu giúp.

Phù hợp với tâm trạng của các nhân vật trong dụ ngôn, câu hỏi ngược lại đầy năng động của Chúa Giêsu đặt ra làm biến đổi câu hỏi của ông luật sĩ (câu 33 so sánh với câu 29). Ông luật sĩ tự đặt mình làm trung tâm thế giới khi hỏi ai là người thân cận của ông. Chúa Giêsu đảo ngược vấn đề:”Ai đã là người thân cận của người bị rơi vào tay kẻ cướp?”. Người thân cận là người tỏ lòng thương xót chứ không phải kẻ thụ hưởng lòng thương xót.”Người thân cận không còn phải là người khác để yêu thương, nhưng là kẻ đã tỏ ra gần gũi với họ, mà là chủ thể của hành động đã được làm vì anh ta” (J.Delorme). Người thông luật đã trả lời được chính xác khi bảo người thân cận chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót (Cl 37). Chẳng sao cả: chính một kẻ lạc giáo, tức là có một tương quan sai lạc với luật, đã biết giữ luật của Lêvi 19,18 chứ không phải các chuyên viên phụng tự… Lúc đó, Chúa Giêsu chỉ cần kêu mời ông luật sĩ cũng làm những việc giống như vậy.


24. Chú giải của Noel Quesson


Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”

Vào thời Đức Giêsu, câu hỏi này tất nhiên không phải mọi người Do Thái đều đặt ra. Những người Pha-ri-sêu tin có đời sau và sự sống lại của người chết. Nhưng những người Sa-đu-xê-ô không tin chuyện đó.

Ngày nay, những người ở xung quanh chúng ta tiếp tục có những ý kiến trái ngược về vấn đề đó. Vậy, điều này không có gì là mới cả. Dù câu trả lời là khẳng định hay phủ định thì vấn đề đời sống vĩnh cửu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà con người có thể tự đặt ra, một vấn đề nghiêm túc nhất, mà sự được thua, rất là mạo hiểm. Pascal đã thử đem lại một câu trả lời nổi tiếng cho vấn đề đó với "sự đánh cuộc của Pascal" (Tư tường 343): "Thiên Chúa hiện hữu hoặc không hiện hữu. Nhưng chúng ta nghiêng về phía nào? Phải đánh cuộc thôi. Điều này không cố ý bạn đã bị lôi kéo vào rồi. Khi chọn "Thiên Chúa hiện hữu”, nếu bạn thắng, bạn được tất cả; nếu bạn thua, bạn không mất gì cả. Vậy bạn hãy đánh cuộc Người hiện hữu không chút ngần ngại... Ở đây bạn được một cuộc sống vô cùng với hạnh phúc vô tận, một khả năng được cuộc đổi lại một con số hữu hạn, những khả năng mất mát, và điều bạn dùng đặt cược cũng hữu hạn. Điều này loại bỏ hết mọi do dự... "

Thực vậy, hai giả thuyết (Thiên Chúa hiện hữu... Thiên Chúa không hiện hữu) không có cùng một trọng lượng. Nếu chúng ta muốn đánh cuộc trên vấn đề này, vậy có một sự chọn lựa giữa "mặt sấp" và "mặt ngửa": một cơ may trên một con số giới hạn các ngẫu nhiên. Nhưng nếu chúng ta nhận định về cái được có thể xảy ra (tất cả... hoặc không gì cả), lúc đó, theo Pascal, không người đánh cuộc nào mà không ngần ngại chọn lựa, "Điều xấu nào xảy đến với bạn khi thực hiện sự chọn lựa ấy? bạn sẽ sống trung tín, khiêm nhường, biết ơn, từ thiện, là một người bạn chân thành, trung thực.

Thực ra, bạn sẽ không sống trong những lạc thú bại hoại, trong vinh quang, trong các thú vui; nhưng bạn sẽ không có những điều vui mừng khác đó sao? Tôi nói với bạn rằng bạn sẽ thu được những điều đó ngay trong cuộc đời này; và ở mỗi bước chân bạn thực hiện trên con đường ấy bạn sẽ thấy rõ sự chắc chắn của sự thắng cuộc và sự hư vô của điều mà bạn dùng để đặt cuộc, rồi bạn sẽ biết rằng bạn đã đánh cược cho một điều chắc chắn, vô cùng, mà bạn đã không cho gì cho sự đánh cược ấy".

Mọi thời đại và trong mọi nền văn minh, con người đều hy vọng vào "một đời sau”. Đức Giêsu thường nói về nó. Người cũng nói rằng "đời sống vĩnh cửu” ấy đã được bắt đầu. Đối với những ai tin, nó đã có mặt nó đã được sống, dù rằng chưa hoàn thành, dĩ nhiên rồi. Nhưng sự sống ấy chủ yếu là gì? Và phải làm gì để có nó? Đó là câu hỏi của người thông luật. Cũng là câu hỏi của chúng ta.



Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? ông đọc thế nào? Ông ấy thưa: "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn người và người thân cận như chính mình" Đức Giêsu bảo ông ta: "ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống".

Trước hết, người thông Luật đọc lại kinh cầu hằng ngày của những người Do Thái, Kinh Shéma, trích ra từ sách Đệ Nhị Luật 6,5. Đức Giêsu cũng thường đọc kinh ấy mỗi ngày nhiều lần. Nhưng Người thêm vào một đoạn rút ra từ sách Lê vi 19,18.

Để được sự sống đời đời, phải yêu thương! Yêu thương! Câu hỏi và câu trả lời ấy cũng được tìm thấy trong hai Tin Mừng nhất lãm khác (Mát thêu 22, 34-40; Máccô 12, 28-31). Nhưng chính Lu ca không còn phân biệt một giới răn "thứ nhất" và một giới răn "thứ hai" lòng yêu mến Thiên Chúa và lòng yêu thương người thân cận không thể tách rời nhau. Còn trong cuộc đời tôi, có được như thế không?

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng ai là người nhân cận của tôi?”

Cho tới lúc này, chúng ta chưa thấy có gì độc đáo.

Giáo huấn của Đức Giêsu không khác Luật của Cựu Ước... và luật của mọi tôn giáo lớn. Sứ điệp của Đức Giêsu nhân bản một cách sâu xa. Yêu thương là luật nền tảng của con người.

Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu cho câu hỏi: "Ai là người thân của của tôi?" sẽ hướng chúng ta về cái mới mẻ thật sự có tính cách mạng của Tin Mừng. Đây là một tình yêu phổ quát, yêu thương cả "kẻ thù” mình.



Đức Giêsu đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi...

Một "thầy tư tế", một "thầy Lê vi"! Đức Giêsu dùng cách nói mạnh. Hai chuyên viên về sự thờ phụng, hai nhà phụng vụ của Đền thờ, lo lắng tuân giữ tỉ mỉ Luật và các nghi thức. Đức Giêsu lấy hai hạng người ấy để cho chúng ta ví dụ về việc không nên làm! Hai người này, luôn chăm lo phục vụ Thiên Chúa nhưng có một thái độ hoàn toàn ghê tởm đối với con người. Ngày nay, các toà án dù không phải của Kitô giáo hẳn phải buộc họ vào tội danh "không giúp đỡ người đang gặp nguy hiểm". Tuy nhiên, từ quan điểm riêng, họ có lý: trong tâm thức và Luật Do Thái, họ nghĩ rằng bổn phận của họ là không được "sờ vào máu” để được ở trong tình trạng thanh khiết về nghi thức và để bảo đảm việc phụng vụ tại Đền thờ. Như thế, trong đời sống của chúng ta, một đôi khi chúng ta cáo từ không muốn giúp đỡ bằng cách viện ra những lý do tất cả thiện ý.

Bằng việc cố ý chọn lựa hai ví dụ đó, Đức Giêsu nhắc lại cho chúng ta một chân lý quan trọng của Kinh Thánh (Ô-sê 6,6) mà Người đã dùng hai lần để bào chữa việc Người không tôn trọng Luật phụng tự, vì lợi ích cho một luật khác quan trọng hơn về tình yêu thương huynh đệ (Mát-thêu 9,13- 12,7; 23,23). Sự lặp lại này, sự nhấn mạnh này rất có ý nghĩa. Thiên Chúa gắn cho sự "thực hành" bác ái và phục vụ tha nhân trong đời sống hằng ngày tầm quan trọng to lớn hơn việc thực hành phụng tự và cầu nguyện của chúng ta. Người ta không phục vụ Thiên Chúa trong Đền thờ nếu trước tiên người ta không phục vụ Thiên Chúa trong đường phố!

Tôi có là một Người "hành đạo" chân chính không? Tôi cho từ hành đạo ấy một ý nghĩa nào?

Tôi có "thực hành" bác ái, có quan tâm đến tha nhân, và phục vụ người khác không?

Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác?

Luca là thánh sử duy nhất thuật lại cho chúng ta dụ ngôn kỳ diệu này. Luca là thánh sử của lòng nhân hậu, thương xót, của sự truyền giáo cho dân ngoại và của sự nghèo khó.

Các bạn hãy đọc lại sáu hành động của lòng tốt được mô tả tỉ mỉ ở đây: đây là Triều đại của Thiên Chúa, đây sự thờ phụng mới chân thật, đây là sự trỗi dậy của nhân ái mới sẽ biến đổi lịch sử cho phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa.

Và đó là một "Người Sa-ma-ri"! Một kẻ dị giáo, một người ly giáo, một kẻ thù của những Người Do Thái trung kiên, một người anh em giả hiệu, một người đáng ghét không chịu "thực hành" tôn giáo chân chính, một người ô uế không bao giờ đặt chân vào Đền thánh, một người mà việc mới cùng bàn bị ngăn cấm, một vài ngày, Giacôbê và Gioan muốn làm lửa từ trời trút xuống họ (Lc 9,52-55). Và Đức Giêsu lại lấy một người như thế để làm gương!

“Ông chạnh lòng thương xót... " "esplanchnisthè" Động từ tiếng Hy-lạp này chứa đựng một hình ảnh: "Splanchna" chính là "ruột gan, bộ lòng". Vậy phải dịch là: "ông xúc động đến ruột gan". Và từ ấy trong tiếng Do Thái hay tiếng A-ra-mê-en mà Đức Giêsu đã sử dụng xem ra cũng mang cùng một ý nghĩa: "Rahamim" cũng chỉ "ruột gan", "lòng mẹ", "tấm lòng", “sự dịu dàng", "lòng tốt", "lòng trắc ẩn sâu xa". Vả lại, trong toàn bộ Tân Ước, từ "chạnh lòng thương" chỉ được dùng để chỉ tình cảm của Đức Giêsu trước những đám đông khốn khó, những người bệnh tật, những người sầu khổ đủ loại (Mt 9,36; 14,14; 15,32; 20,34; Mc 6,34; 8,2; 9,22; Lc. 7,13; 15,20).

Các Giáo phụ, vốn gắn với những phương thức suy nghĩ cổ xưa, hầu như đều nhất trí chú giải dụ ngôn này bằng cách áp dụng vào Đức Giêsu Kitô. Cả Tin Mừng, và trang này cũng thế, trước tiên không phải là một sách bàn về đạo đức những là sự "công bố", sự "mạc khải" về tình yêu thương của Thiên Chúa: người Sa-ma-ri tốt lành, trước hết chính là Đức Giêsu... người đi đường bị thương gần chết, chính là nhân loại bị sự ác quất ngã... quán trọ, chính là Giáo Hội nơi Đức Giêsu đưa con người đến cứu chữa. Nếu chúng ta chỉ biến trang Tin Mừng tuyệt diệu này thành một bài học đạo đức thì quả là tai hại vì trang Tin Mừng này nói với chúng ta "Thiên Chúa làm điều gì cho con người". Người không ngừng "sinh ra" con người trong cung lòng Người. Đức Giêsu đã là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình", thể hiện lòng trắc ẩn như mẹ hiền của Thiên Chúa, và chúng ta, đối với người "thân cận" của mình chúng ta phải chia sẻ lòng trắc ẩn đến từ Thiên Chúa! Nếu Tin Mừng trước tiên không phải là một "khoa đạo đức” điều đó không có nghĩa là Tin Mừng không chứa đựng những yêu sách đạo đức... vô cùng sâu xa và mạnh mẽ hơn mọi nguyên tắc.

Hãy yêu thương! phải, bạn hãy yêu thương! Bạn hãy đoàn kết, phải! Đó chính là "sự thờ phụng" thật. Tại sao? Bởi vì điều đó chính là Thiên Chúa. "Thiên Chúa là tình yêu, và ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa!" (1 Gioan 4,8). Hỡi thầy tư tế hoặc thầy Lê vi, coi chừng việc thờ phụng của thầy. Thiên Chúa không thích lễ lạy của Thầy. Người chờ đợi thầy bên ngoài, lúc thầy sẽ gặp mặt Người thân cận, lúc thầy sẽ ra khỏi nơi làm lễ tế. "Bạn có yêu không? Bạn có yêu thương tôi không?" Và không chỉ bằng lời chứ?

Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay lũ cướp?" Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy" Đức Giêsu bảo ông ta: "ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy".

Đức Giêsu lật ngược hoàn toàn ý niệm về người thân cận. Người thông luật đã hỏi: "Ai là người thân cận của tôi? (theo nghĩa thụ động)... trong ý nghĩa này, chính " những người khác" là Người thân cận của tôi. Đức Giêsu trả lời ông: "Bạn tỏ ra mình là người thân cận của ai?" (theo nghĩa chủ động)... trong nghĩa này, chính chúng ta phải là người thân cận" của những người khác, hoặc là không. Người, “thân cận", nghịch lý siêu phàm của Đức Giêsu, lại chính là “tôi" khi tôi đến gần những người khác với lòng yêu thương Người tạ không c.ăn tự hỏi "ai" là người thân cận của tôi... nhưng "tôi" sẽ là người thân cận của mọi người, không phân biệt như thế nào?..ôi, sự mạc khải này là của Thiên Chúa!




.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
downloads -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 353.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương