Báo Tít báo Tóm tắt nội dung Tác giả



tải về 305.34 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích305.34 Kb.
#5153
1   2   3   4

Thành công bước đầu

Đúng như niềm tin của ông Tuấn, tháng 8/2013, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào thực hiện chương trình thử nghiệm. Theo đó, 2 đơn vị phải xây dựng phương án tiếp nhận và tính toán, kiểm định các điều kiện cầu cảng, luồng tàu, vũng quay tàu… để cục xem xét. Các bước chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm có tính bước ngoặt này đã được các bên liên quan như: Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu khu vực VI, Công ty TNHH Sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Vũng Áng; Công ty TNHH MTV Bảo đảm an toàn Hàng hải Bắc Trung bộ, Đại lý Hàng hải Vitraco, Hascom, Vosa Bến Thủy tiến hành khẩn trương, chu đáo.





Việc thử nghiệm đưa tàu chở dăm gỗ có trọng tải đến 55.000 DWT vào cầu cảng số 2 thành công góp phần rất lớn trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN

“Chương trình bắt đầu thực hiện từ ngày 1/4/2014. Đến nay, sau hơn 1 tháng thử nghiệm, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cùng các bên liên quan đưa 2 tàu cập, rời cầu cảng số 2 an toàn, đó là tàu Glorious Jasmine quốc tịch Panama trọng tải 53.995 DWT và tàu Hokuetsu Hope II quốc tịch Singapore trọng tải 54.339 DWT” - ông Tuấn phấn khởi cho biết.

Đánh giá về vấn đề này, ông Dương Thế Cường - Giám đốc Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào, khẳng định: Việc thử nghiệm đưa tàu chở dăm gỗ có trọng tải đến 55.000 DWT vào cầu cảng số 2 thành công góp phần rất lớn trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN, giảm ách tắc tại cảng và giảm chi phí cho chủ tàu, chủ hàng và các bên có liên quan. Đây là nỗ lực rất lớn của Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và các DN, đơn vị...

Cũng theo ông Tuấn, dự kiến, sau khi hoàn thành thử nghiệm 4 chuyến tàu, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh sẽ cùng với các bên liên quan đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo việc chính thức đưa tàu dăm gỗ trọng tải đến 55.000 DWT vào cầu cảng số 2.

TRỌNG TUỆ

Bước đi vững chắc trong tái cấu trúc nông nghiệp ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Từ những nhân tố mới, Thạch Hà đang đúc rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng các điển hình thực hiện tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện đề án phát triển sản xuất của các địa phương trong toàn huyện...

Từ nhân tố mới

Ít ai nghĩ rằng, Thạch Ngọc, vùng đất của nắng hạn và ngập lụt, bao đời chỉ biết đến cây lúa nước lại có thể đi trước trong lộ trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chỉ hơn 1 năm với 3 vụ sản xuất, với cách làm mới, tư duy mới, Thạch Ngọc đã thức dậy những tiềm năng ngủ yên hàng chục năm qua. 12 ha bí xanh với sản lượng gần 400 tấn được thương lái thu mua tại chân ruộng. Gần 20 ha đất và mặt nước nhiều năm bỏ hoang đã được khai thác bằng các mô hình kinh tế trang trại; 5 ha lúa giống hàng hóa liên kết với Mitraco đã cho mùa vàng đầu tiên và được DN thu mua với giá khá cao; các mô hình mới: sản xuất gạo đỏ, nuôi bồ câu Pháp đang từng bước được nhân rộng...





Mô hình nuôi bồ câu Pháp đang từng bước được nhân rộng

“Ngày đầu triển khai mô hình chuyển đổi 2,7 ha đất trồng sắn sang trồng rau, củ, quả, bà con thôn Quý Hải chúng tôi không khỏi lo lắng bởi vùng đất màu này đã nhiều lần thí điểm các loại cây mới nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, niềm tin vững dần bởi cách làm lần này rất khoa học: dân được đi tham quan vùng rau Tượng Sơn, cán bộ chủ trì xã vừa bám ruộng để hướng dẫn kỹ thuật, vừa trực tiếp đứng ra lo kết nối đầu ra cho sản phẩm. Nhờ đó, năm 2013, liên tiếp 2 vụ bí, vùng sản xuất tập trung này thu nhập trên 270 triệu đồng. Vụ xuân 2014 này, dự kiến thu hơn 100 triệu đồng”, ông Trần Lê Hoàn - Bí thư Chi bộ thôn Quý Hải cho biết.

“Từ thành công của Quý Hải, thôn Ngọc Sơn đã quyết tâm khai hoang 3,5 ha đất bỏ hoang hơn 10 năm nay để phát triển cây bí, bầu sáp. 94 hộ dân trong thôn đã hăng hái tham gia sản xuất để vụ xuân này cho mùa quả đầu tiên với thu nhập xấp xỉ 150 triệu đồng”, ông Nguyễn Công Châu - Trưởng thôn Ngọc Sơn phấn khởi cho biết.

Mục tiêu lớn mà Thạch Ngọc hướng đến là cơ cấu sản xuất và tổ chức sản xuất một cách hiệu quả để người dân nhận thấy “tấc đất” thực sự là “tấc vàng”. Thạch Ngọc không còn diện tích đất bỏ hoang; người dân tin và hăng say sản xuất theo đúng định hướng sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương. Đây chính là nền tảng để xã thuần nông tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách bền vững trong thời gian tới.

Đến sự chuyển động của hệ thống

Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và kế hoạch triển khai của huyện đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện để đưa ra những định hướng chiến lược cho giai đoạn mới. Tuy nhiên, gắn với đề án phát triển sản xuất và đề án liên kết sản xuất theo các vùng trong chương trình xây dựng NTM, huyện Thạch Hà đang từng bước chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng những mô hình điển hình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện.





Vùng sản xuất rau tập trung thôn Quý Hải đã cho thu hoạch mùa thứ 3 với giá trị kinh tế cao.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Phi Quang thì với điều kiện đặc thù, sản xuất nông nghiệp sẽ luôn là mặt trận hàng đầu và cốt lõi trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Bởi vậy, Thạch Hà phải tập trung nhiều thời gian, nguồn lực để đi sớm và đạt kết quả vững chắc trong lộ trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Các bước đi mang tính nền tảng mà huyện đã triển khai gắn với quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM đó là xây dựng định hướng và hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, triển khai chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của huyện và định hướng chiến lược theo các đề án liên kết vùng sản xuất; xúc tiến mạnh mẽ việc liên kết với các DN để sản xuất theo chuỗi khép kín. Theo đó, 3 vùng sản xuất theo đặc điểm sinh thái, địa lý, giao thông đã được xác định là: Tây Nam, Bắc Hà và bãi ngang cùng với hệ thống giải pháp và chính sách đi kèm, tạo động lực, sức sống mới cho việc thực hiện đề án sản xuất ở mỗi địa phương.

Ngoài địa phương đi đầu là xã Tượng Sơn với các vùng rau chuyên canh rộng lớn sản xuất theo quy trình VietGap, huyện tiếp tục chỉ đạo xây dựng nhân tố mới Thạch Ngọc, qua đó, tổ chức cho các xã, thị trấn trong huyện tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng. “Huyện sẽ chỉ đạo và định hướng, hỗ trợ các địa phương xác định giải pháp, bước đi phù hợp cho việc tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, điểm mấu chốt là mở rộng hơn liên kết với DN một cách đa dạng trên các sản phẩm theo quy mô mô hình lớn, vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình chỉ đạo, thực hiện bởi thực tế từ các nhân tố điển hình cho thấy khi đội ngũ cán bộ cơ sở đầu tàu, tâm huyết thì khát vọng đổi mới trên thửa ruộng của mình trong mỗi người dân mới thực sự được khơi dậy và tiếp sức để đi đến thành công” - Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà khẳng định.

MAI THỦY

Cần mở rộng mô hình chăn nuôi liên kết ở Hương Điền

(Baohatinh.vn) - Sáng 23/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra các mô hình chăn nuôi liên kết tại xã Hương Điền (Vũ Quang).




Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra mô hình chăn nuôi lợn liên kết tại Hương Điền (Vũ Quang)

Xã Hương Điền nằm trong vùng di dời thuộc Dự án Thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang. Trước đây, việc sản xuất kinh tế chủ yếu tập trung gieo trồng các loại hoa màu ngắn ngày, kết hợp chăn nuôi. Tháng 7/2013, thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện Vũ Quang đã tiến hành di dân sang khu tái định cư. Do biến động trong quá trình di dời, xã Hương Điền về khu tái định cư hiện nay có 136 hộ với 484 nhân khẩu (trong đó 19 hộ xã Sơn Thọ với 63 nhân khẩu nhập vào), được chia thành 4 thôn.

Thực hiện đề án phát triển sản xuất, đến nay, Hương Điền đã giao đất, giao rừng cho 49 hộ; tổng đàn lợn đạt 200 con (trong đó đàn lợn chăn nuôi liên kết 172 con), đàn bò 156 con (104 con chưa đưa về khu tái định cư), đàn gia cầm 1.000 con.

Tiếp thu chủ trương về triển khai các mô hình chăn nuôi liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế bền vững, đến nay, xã đã thành lập 1 tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết với 5 hộ thành viên có tổng số 172 con lợn, quy mô từ 20 – 52 con.

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu huyện Vũ Quang và xã Hương Điền sớm tiến hành giao đất giao rừng cho người dân theo đúng quy hoạch; khẩn trương khảo sát kịp thời để xử lý nguồn nước cho người dân; sớm có biện pháp làm cho người dân tin tưởng và tham gia mô hình chăn nuôi liên kết; hướng dẫn người dân tiếp cận các nguồn hỗ trợ, nguồn hỗ trợ lãi suất ngân hàng để sớm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu huyện Vũ Quang và xã Hương Điền sớm hoàn chỉnh đề án phát triển sản xuất; trong quy hoạch phải chọn đối tượng phù hợp (theo nhóm chăn nuôi, nhóm cây dài ngày); chú ý xử lý vấn đề môi trường; sản xuất phải gắn với doanh nghiệp.

DƯƠNG CHIẾN

Sớm triển khai phân cấp quản lý hồ chứa

(Baohatinh.vn) - Sáng 22/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả rà soát an toàn hồ chứa và phân cấp quản lý hồ chứa trên địa bàn.




Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp cùng với các địa phương tiến hành rà soát lại để thống nhất về thực trạng hồ đập hiện nay, trong đó đặc biệt đối với các hồ đập đang nằm trong hệ thống công trình lớn.

Toàn tỉnh hiện có 345 hồ chứa thủy lợi và 2 hồ chứa thủy điện với tổng dung tích trên 785 triệu m3 nước. Ngoài ra, hơn 40 hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0,05 triệu m3 nước do nhân dân địa phương tự ngăn các khe, suối nhỏ để cấp nước cho một số diện tích cục bộ. Trong đó, hầu hết đập đất được xây dựng thủ công và cơ giới kết hợp nay bộc lộ nhiều nguy cơ mất an toàn cao do một số cao trình đỉnh đập thấp, mái đập bị sạt lở, nhiều hồ chứa thấm thân đập, vai đập và nền đập…

Về tràn xả lũ, có 8 hồ chứa điều tiết tiết bằng xả sâu và điện, còn 204 hồ tràn bằng đá xây và bê tông, hiện nay nhiều tràn đã bị hư hỏng. Nhiều hồ chứa hệ thống điều tiết (cửa cống) đã hư hỏng đến mức không còn khả năng giữ nước, chảy liên tục suốt cả 12 tháng trong năm. Đối với các hồ chứa nhỏ ở vùng núi khi mưa, lũ xầy ra hầu hết các tuyến đường đến đập đều bị ngập, các hồ chứa đều bị cô lập.

Hiện chỉ có 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc và Nam Hà Tĩnh đã hoàn thành công tác phân cấp quản lý các công trình đầu mối và xác định vị trí cống đầu kênh. Đối với các địa phương, có 2 huyện Hương Sơn và Cẩm Xuyên hoàn thành việc phân cấp, song cũng chỉ mới tập trung chủ yếu xác định vị trí cống đầu kênh.

Qua kiểm tra, rà soát, đánh giá có 38 hồ chứa nhỏ chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển nguồn nước, dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo diện tích các khu tưới với các hồ chứa, đập dâng mới được xây dựng. Một số hồ chứa hiện nay không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc cung cấp nước cho các ngành sản xuất khác mà nhân dân địa phương chỉ sử dụng để nuôi trồng thủy sản...

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh, tỉnh ta có số lượng hồ đập lớn, trong đó chủ yếu là hộ đập nhỏ xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, song, thực hiện phân cấp quản lý hồ đập còn quá chậm so với yêu cầu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp cùng với các địa phương tiến hành rà soát lại để thống nhất về thực trạng hồ đập hiện nay, trong đó đặc biệt đối với các hồ đập đang nằm trong hệ thống công trình lớn.

Về phân cấp quản lý, các địa phương phải sớm triển khai thực hiện theo Quyết định 15 của UBND tỉnh. Ngoài ra, các huyện thành lập đoàn kiểm tra việc sử dụng thủy lợi phí trong hai năm gần đây, nếu phát hiện có dấu hiệu sử dụng thủy lợi phí sai mục đích, các sở, ngành liên quan đề xuất thanh tra.

Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương chủ động công tác PCLB, trong đó rà soát lại các quy trình vận hành hồ chứa; soát xét các trường hợp vi phạm hành lang các hồ đập để báo cáo cụ thể; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, triển khai vụ hè thu; cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác phòng chống chữa cháy rừng...

HỮU TRUNG

Làm thủ tục xuất cảnh, bắt được đối tượng bị truy nã

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (BĐBP Hà Tĩnh) sáng nay (22/5), cho biết, một đối tượng bị phát hiện có lệnh truy nã khi đang làm thủ tục xuất cảnh sang Lào.




Làm thủ tục XNC tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Hồi 8 giờ 30 phút sáng qua, lực lượng Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo làm thủ tục xuất nhập cảnh người, phương tiện qua lại cửa khẩu thì phát hiện và bắt quả tang đối tượng Đặng Văn Dân (sinh năm 1990), quê quán ở xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) bị truy nã theo Quyết định số 03/CSĐT ngày 22/4/2014 của Công an tỉnh Hải Dương về hành vi cố ý gây thương tích.

Đơn vị đã hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao đối tượng cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật./.



LÊ HÀO – THẾ MẠNH

Trộm tài sản, đạo chích lãnh 6 tháng tù giam

(Baohatinh.vn) - Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân vừa xét xử vụ án “trộm cắp tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Văn Huy (SN 1996, thôn Thành Yên, xã Xuân Thành - Nghi Xuân).




Ảnh minh họa từ internet
Ngày 13/11/2013, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Văn Ngọc dùng một thanh sắt làm từ chiếc răng bừa, phá khóa cửa gia đình anh Trần Quốc Huy ở thôn Minh Hòa, xã Xuân Thành (Nghi Xuân) lấy trộm 8 chỉ vàng 9999, một điện thoại di động Samsung, một điện thoại di động Nokia N72 và 200.000 đồng. Tổng giá trị tài sản bị trộm là 26.870.000 đồng.

Ngoài ra, từ tháng 10/2013 đến ngày 11/1/2014, Huy và Ngọc còn cùng nhau thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản khác trên địa bàn xã Xuân Thành, lấy trộm của chị Lê Thị Tâm một điện thoại Samsung trị giá 1.850.000 đồng, của bà Trịnh Thị Lý 1.500.000 đồng và lấy cắp hai lần của chị Võ Thị Huyền 1.500.000 đồng.

Hành vi trộm cắp tài sản Nguyễn Văn Huy bị tuyên phạt 6 tháng tù giam, riêng Nguyễn Văn Ngọc do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên cơ quan điều tra chỉ xử lý hành chính.

THÙY DƯƠNG

Cháy 5 ha thực bì, hàng chục ha keo bị uy hiếp

(Baohatinh.vn) - Vào khoảng 12h30 phút trưa 22/5, một đám cháy thực bì lớn (khoảng 5 ha) xảy ra tại khu vực rừng keo thuộc thị trấn Vũ Quang, khiến hàng chục ha keo suýt bị thiêu trụi.




Hiện trường đám cháy thực bì

Khu vực xảy ra đám cháy nằm trên diện tích keo của người dân đã khai thác.

Ngay khi xảy ra cháy, khoảng trên 100 người thuộc các lực lượng và nhân dân Vũ Quang đã có mặt khống chế lửa. Đến 15h cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.





Đám cháy đã lan sang một số diện tích rừng keo

Nhiều người dân địa phương cho biết, nếu đám cháy không được khống chế kịp thời, nguy cơ hàng chục ha keo lân cận sẽ bị thiêu rụi.

Nguyên nhân được nhận định là do người dân đốt ong, vô tình làm cháy rừng.



CHÍNH THU

Hội Hữu nghị Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom tham quan, giao lưu tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tối 22/5, tại TP Hà Tĩnh, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh đã tiếp đón đoàn khách du lịch Hội Hữu nghị Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom sang tham quan danh thắng Hà Tĩnh.



Đại diện Sở VHTT&DL Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng đoàn

Đoàn khách du lịch Thái Lan đến Hà Tĩnh lần này gồm có 75 thành viên chủ yếu là Việt kiều đang định cư sinh sống tại tỉnh Nakhon Phanom. Theo lịch trình, trong thời gian 3 ngày, đoàn sẽ tham quan khu du lịch chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc và Khu du lịch Thiên Cầm…

Nhân dịp này, Trung tâm Quảng bá Du lịch Hà Tĩnh, Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh và Hội hữu nghị Việt Thái thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức giao lưu thân mật với các thành viên của đoàn khách du lịch tỉnh bạn.





Giao lưu thân mật

Thực hiện Kế hoạch 75 của tỉnh, thời gian qua, Sở VHTT&DL đã chỉ đạo Trung tâm quảng bá Du lịch Hà Tĩnh và Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh chủ động kết nối tour, tuyến với các công ty lữ hành các nước trong khu vực tổ chức tiếp đón, hướng dẫn 7 đoàn khách du lịch và các nhà đầu tư trong khối ASEAN với gần 500 thành viên sang thăm quan du lịch, khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư du lịch vào Hà Tĩnh.

Theo ông Trịnh Cao Sơn – Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom, trong thời gian tới, Hội và Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh sẽ hợp tác triển khai mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch của 2 tỉnh Nakhon Phanom và Hà Tĩnh.





Ông Xổm Mải - Việt kiều định cư tại Thái Lan không giấu nổi cảm xúc khi được gặp lại người chị ruột là bà Nguyễn Thị Vắng - cư dân Việt kiều Thái Lan hồi hương hiện sống ở Hà Tĩnh

Đặc biệt, trong chuyến sang Hà Tĩnh lần này, ông Xổm Mải - Việt kiều định cư tại Thái Lan không giấu nổi cảm xúc khi được gặp lại người chị ruột là bà Nguyễn Thị Vắng - cư dân Việt kiều Thái Lan hồi hương hiện đang sinh sống tại TP Hà Tĩnh.

Ông Xổm Mải cảm ơn Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh đã làm cầu nối quan trọng để con em Việt kiều xa quê hồi hương thăm viếng người thân ruột thịt của mình.



QUANG SÁNG

Đình chỉ lưu hành thuốc viên nén bao phim KEVOMED 200

(Baohatinh.vn) - Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị khám chữa bệnh; phòng y tế các huyện, thị xã, thành phố; các công ty dược trên địa bàn về việc việc đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo chỉ đạo của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế.




Minh họa từ internet
Đó là thuốc viên nén bao phim KEVOMED 200 (Cefpodoxime USP Tablets 200mg), số lô: KE 819, hạn dùng 09/06/2016, SĐK: VN-12153-11 do Công ty Kausikh Therapeutics (p) LTD - India sản xuất, Công ty CP Dược Đại Nam nhập khẩu.

Thuốc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu độ hòa tan, hàm lượng nước và định lượng.

Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị KCB thông báo rộng rãi cho cán bộ, công nhân viên chức các khoa phòng bộ phận biết kiểm tra trong kho thuốc của đơn vị để thu hồi kịp thời;

Phòng y tế các huyện, thị xã, thành phố thông báo các trạm y tế xã/phường/thị trấn, các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân và các cơ sở hành nghề biết để thu hồi;

Các công ty dược thông báo cho các chi nhánh, quầy thuốc, đại lý trong hệ thống phân phối của mình để kiểm tra, kịp thời thu toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nói trên.

NHẬT THẮNG

Khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Sáng 23/5, Sở GD&ĐT tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) cấp tỉnh.




Ban tổ chức tặng quà cho các giáo viên tham dự hội thi

Tham dự hội thi lần này có 18 giáo viên xuất sắc được lựa chọn từ 3 trường: Đại học Hà Tĩnh, Cao đẳng Y tế và Cao đẳng VHTT&DL Nguyễn Du.

Trong 2 ngày, thí sinh phải trải qua các phần thi: Hiểu biết về TCCN - các quy định liên quan đến GDCN, thi giảng dạy và thi xử lý tình huống vi phạm.

Hội thi không chỉ là sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt - học tốt mà còn là dịp để đánh giá thực trạng; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, đáp ứng với yêu cầu đào tạo trình độ TCCN ngày càng cao trong thời kỳ mới.

T.N

Bác sĩ hết lòng vì sản phụ

(Baohatinh.vn) - Hiền lành, ít nói nhưng bao giờ trên môi cũng thường trực nụ cười tươi tắn, đó là bác sĩ Nguyễn Thị Tố Hoa, Trưởng khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh.

Nhiều sản phụ và đồng nghiệp quen gọi chị Hoa là “bà đỡ mát tay”. Đã có hàng trăm cháu bé cất tiếng khóc chào đời trên tay chị. Từ khi “đã mang lấy nghiệp vào thân”, dường như bác sĩ Tố Hoa không có thời gian rảnh rỗi.





Nhiều sản phụ và đồng nghiệp quen gọi chị Hoa là “bà đỡ mát tay”.

Chị luôn sẵn sàng khi sản phụ cần mình. Có những đêm đông, không quản ngại mưa gió, chị đến bệnh viện cùng đồng nghiệp thực hiện thành công những ca “trở dạ” phức tạp. Bao giờ chị cũng kiểm tra cẩn thận cho các sản phụ sau sinh để tránh xẩy ra sự cố.

Từ ngày triển khai phẫu thuật những ca đẻ khó, nhờ sự giúp đỡ của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, Bệnh viện T.Ư Huế, chị Hoa đã làm chủ được kỹ thuật. Hàng trăm ca phẫu thuật cho các sản phụ tại đây đều an toàn.

Không chỉ làm tròn trọng trách của mình khi phụ nữ đến ngày sinh, bác sĩ Tố Hoa còn làm tốt nhiệm vụ khám, theo dõi các diễn biến của thai nhi và tư vấn cho các bà mẹ chế độ ăn uống, giữ gìn sức khỏe.

Với công việc tập thể, bác sĩ Tố Hoa tận tụy hết mình; với gia đình, chị là người biết xây đắp tổ ấm hạnh phúc. Hai con của chị đều chăm ngoan, học giỏi, con trai đầu hiện đang học Đại học Y Hà Nội.

Nhiều năm liền, bác sĩ Tố Hoa được bầu là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được công nhận là đảng viên xuất sắc và là nhân tố điển hình trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

QUỲNH HẬU

Khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa Thành An - FHS

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (23/5), tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Công ty TNHH thương mại Minh Khang, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa Thành An - FHS. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Văn Thạch đến dự.




Dự án Bệnh viện Đa khoa Thành An FHS do Công ty thương mại Minh Khang làm chủ đầu tư theo đề nghị hợp tác đầu tư theo phương thức BOO của Công ty FHS, được xây dựng trên diện tích gần 11.000 m2, cao 10 tầng. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 149 tỷ 869 triệu đồng với quy mô 100 giường bệnh (dự kiến, sau 1 - 2 năm sử dụng, bệnh viện sẽ nâng công suất lên 300 gường bệnh).

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, bệnh viện sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện khẳng định, Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH thương mại Minh Khang, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh nói riêng với tinh thần hợp tác cùng phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cấp chính quyền, ngành liên quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi công đúng tiến độ, nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động cũng như tài sản của doanh nghiệp.

Trưởng đại diện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Thái Chí Phát cho rằng, sự có mặt của Bệnh viện Đa khoa Thành An FHS tại khu vực là điều kiện tốt cho người lao động. Có dịch vụ y tế tốt chính là hậu phương vững chắc để công nhân ở đây có thể an cư, tập trung cho lao động, sản xuất.


Tiến sỹ, Anh hùng lao động Hà Văn Lê – Giám đốc điều hành Dự án Bệnh viện Thành An FHS cho biết: Việc khởi công xây dựng bệnh viện trong thời điểm này tại Khu Kinh tế Vũng Áng là quyết tâm của Công ty. Đây là một việc làm cần thiết, không chỉ để đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cho lao động mà còn thể hiện niềm tin của công ty vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; đầu tư cho y tế là đầu tư cho an sinh xã hội, mang tính nhân văn cao.

Công ty TNHH thương mại Minh Khang hiện có 3 bệnh viện đang hoạt động rất hiệu quả, đó là Bệnh viện Thành An ở Phnôm Pênh (Cămpuchia), Bệnh viện Thành An – Sài Gòn ở Nghệ An và Bệnh viện Thành An - Thăng Long.

Cũng như các bệnh viện đang hoạt động của chúng tôi, Bệnh viện Thành An FHS sẽ được đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, quy tụ đội ngũ nhân lực không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế; sẽ có những chuyên sâu về bỏng, chấn thương… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, các đơn vị đang làm việc trong Khu Kinh tế Vũng Áng và nhân dân khu vực lân cận.


BIỆN NHUNG

Diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên sông

(Baohatinh.vn) - Sáng 22/5, Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên sông cho các đội xung kích cấp xã trên địa bàn tỉnh.



Tập hợp lực lượng

Các học viên được thực hành các phương pháp lập kế hoạch phòng tránh thiên tai cấp xã và hộ gia đình; các kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý các trường hợp bất tỉnh, chảy máu, cứu đuối nước, vận chuyển nạn nhân an toàn; thực hành cứu đuối và sơ cấp cứu trên sông.


Dự kiến, Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Qua đây, các học viên sẽ nắm được phương pháp, kỹ năng cơ bản trong việc tự tổ chức các lớp tập huấn cho các đội viên khác của các đội xung kích và bà con trong xã khi có yêu cầu.

Trước đó, từ ngày 19 - 21/5, các học viên đã được học lý thuyết về vấn đề nâng cao năng lực cứu hộ - cứu nạn.





Cứu hộ








Cứu nạn

THU PHƯƠNG

Mong muốn của người dân Bình Tiến

(Baohatinh.vn) - Tại làng Bình Tiến, xã Thạch Tân (Thạch Hà) có phần mộ và điện thờ một vị quan...

Người dân địa phương không còn lưu giữ được cụ thể về thân thế của vị quan này, song, theo nhiều người cao tuổi trong làng kể lại thì đây là điện thờ, phần mộ của ông Đội pháo của Thành Hà Tĩnh vào thời kỳ Văn Thân (khoảng năm 1860 trở về sau - NV). Thời kỳ đó, sau khi mất, ông được người làng đưa về chôn và lập điện thờ - trở thành Thành hoàng của làng.





Người dân địa phương không còn lưu giữ được cụ thể về thân thế của vị quan này, song, theo nhiều người cao tuổi trong làng kể lại thì đây là điện thờ, phần mộ của ông Đội pháo của Thành Hà Tĩnh

Theo ông Trần Viết Biền (84 tuổi, ở xóm 10, làng Bình Tiến) - người trước đây được dân làng cử ra lo cúng bái ở điện thờ, thì trong bài văn cúng có câu: “Bản cảnh Thành hoàng tiền thân binh võ cử, Khâm thụ Pháo thủ đội, thăng thụ Chánh quản Tôn Thất Quyến chi thần vị tiền!”. Người làng Bình Tiến truyền đời đều cho rằng, tục danh của vị thần mà họ tôn thờ là Tôn Thất Quyến.

Theo các cụ cao niên, làng Bình Tiến ngày xưa có tên gọi là làng Mỹ Trai, xã Đại Nài, phủ Thạch Hà. Hằng năm, dân làng tổ chức 3 ngày lễ để tưởng nhớ vị nhân thần này, gồm: cúng Khai hạ (7/1), cúng Kỳ phúc (14/6) và cúng giỗ: 25/10 (âm lịch).

Hiện nay, cả phần mộ và điện thờ được người dân Bình Tiến quan tâm, chăm lo, dân làng cũng rất mong muốn con cháu của vị nhân thần này biết được thông tin tìm về để hương khói và cơ quan chức năng thẩm định để ghi công cho ông.

HOÀNG MAI - VIẾT KIỀN

Nhức nhối tình trạng xe tải làm rơi vãi vật liệu trên QL 1A

(Baohatinh.vn) - Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy II đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh có chiều dài gần 35 km đưa vào sử dụng từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hàng loạt xe ben chở vật liệu xây dựng đã làm rơi vãi cát, đá trên mặt đường. Tình trạng này không những phá vỡ kết cấu mặt đường bê tông nhựa mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.




Dưới cái nắng 400C, những công nhân trực đường vẫn phải cặm cụi dọn cát, đá do xe ben làm rơi vãi.

Trong cái nắng như thiêu đốt của những ngày đầu hè, bất cứ ai khi đi trên tuyến QL 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy II đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh đều chứng kiến cảnh các công nhân trực đường của Công ty CP Quản lý công trình giao thông 474 (Cienco 4) “bán mặt cho đường, bán lưng cho trời” để hốt dọn cát, đá do các xe ben chuyên chở vật liệu làm rơi vãi trên mặt đường nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Theo quan sát của chúng tôi, trên tuyến đường này, số xe ben chở đất, đá khá nhiều, trong đó, hơn 50% phương tiện không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, không được che đậy, hoặc che đậy hết sức sơ sài, chủ yếu để đối phó với lực lượng CSGT. Do đó, trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này đã làm lượng vật liệu rơi vãi tương đối lớn (nhất là loại đá dăm có kích thước 1x2 cm, 2x3 cm), chạy dài từ các mỏ khai thác vật liệu ở Nghi Xuân và TX Hồng Lĩnh vào đến tận TP Hà Tĩnh. Đây chính là lý do làm những người điều khiển xe mô tô, xe du lịch khiếp đảm do đất đá trên thùng xe văng xuống đường, không ít xe du lịch đã bị vỡ rạn kính, móp xe.

Được biết, Công ty CP Quản lý công trình giao thông 474 đã phải bố trí nhiều tổ công nhân thường xuyên dọn cát, đá trên mặt đường từ Nghi Xuân vào TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, người dọn cứ dọn, còn đất, cát, đá cứ rơi vãi sau mỗi lần xe chở vật liệu chạy qua.

Ông Lương Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty CP Quản lý công trình giao thông 474 hết sức bức xúc: “Xe chở vật liệu rơi vãi không những làm hỏng kết cấu mặt thảm bê tông nhựa trên đường mà còn là một trong những yếu tố dẫn đến mất ATGT. Trước thực trạng đó, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng như Ban ATGT tỉnh, Thanh tra giao thông, Phòng CSGT, Công an tỉnh tập trung xử lý dứt điểm, nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy”.

Ông Hoàng Minh Việt - Phó ban Chuyên trách Ban ATGT tỉnh cho biết: Sau khi nhận được phản hồi từ đơn vị quản lý, Ban ATGT tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra, khảo sát trên tuyến, đồng thời đề nghị lực lượng CSGT, công an các địa phương trực tiếp đến tận các mỏ đất, đá trong khu vực để ký cam kết với các chủ mỏ không vi phạm về tải trọng và phải được che đậy cẩn thận thì mới cung cấp vật liệu. Nhưng mọi việc cũng chỉ dừng lại ở ký cam kết!

Thiếu tá Bùi Đức Thuận - Phó trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh cho biết: Sau khi nhận được văn bản kiến nghị của đơn vị quản lý tuyến đường, Phòng CSGT đã giao đội tuần tra, kiểm soát cơ động và dẫn đoàn tập trung tuần tra, phát hiện và xử lý các xe ben cơi nới, be chắn thùng xe để chở vật liệu quá tải, che đậy không cẩn thận làm rơi vãi xuống đường. Tuy nhiên, dù đã tăng cường lực lượng nhưng cũng xử lý được rất ít trường hợp vì hầu hết lái xe ben là người địa phương, rất thông thuộc các tuyến đường và địa điểm các tổ CSGT lập chốt kiểm soát, khi gặp lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát thì các xe ben lập tức chạy vào các tuyến đường nhánh trong làng hoặc dừng đậu 2 bên đường chờ cơ hội mới tiếp tục hành trình!

Trước thực trạng đó, ngày 15/5, Phòng CSGT đã thành lập một tổ tuần tra, kiểm soát cơ động chuyên kiểm tra và xử lý xe ben chở đất, cát, đá, vật liệu xây dựng từ các mỏ tại các địa phương như Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh vào TP Hà Tĩnh và các vùng phụ cận. Tổ công tác này có nhiệm vụ tuần tra thường xuyên và liên tục trong ngày nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Sau gần 1 tuần đi vào hoạt động, tổ công tác đã phát hiện và lập biên bản xử lý hàng chục trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 100 triệu đồng, góp phần hạn chế tình trạng nêu trên. Hy vọng rằng, với sự vào cuộc tích cực và đồng bộ của địa phương, lực lượng chức năng sẽ sớm chấm dứt tình trạng xe quá tải làm rơi vãi vật liệu gây mất ATGT.



ĐỨC THIỆN

Nghi vấn đốt ong đốt luôn hàng chục héc ta rừng



Ads"Cơ hội vàng dành cho quý ông yếu sinh lý"

(ĐSPL) - Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ cháy rừng trên diện rộng của một xã Hà Tĩnh có thể liên quan đến việc đốt ong của một người dân.

Vào lúc 12h ngày 22/5, tại thị trấn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã xẩy ra vụ cháy rừng hàng chục hecta. Theo một số người dân cho biết, gần trưa có thấy một người đàn ông khoảng 30 tuổi đi vào rừng, xách theo các công cụ để lấy mật ong. Sau đó chưa đầy một tiếng thì thấy ngọn lửa bùng phát từ chỗ khu vực người đàn ông đi vào.

Bà T., ở xóm 3, thị trấn Vũ Quang cho biết: “Gần trưa, tôi đang chơi với cháu nhỏ thì thấy một người đàn ông mặc quần áo bảo hộ, tay cầm dao và các dụng cụ để lấy mật ong đi vào phần đồi phía sau nhà tôi. Nghĩ là họ đi vào rừng nên tôi cũng không quan tâm. Sau đó khoảng 30 phút, tôi thấy khói bốc lên ngùn ngụt phía sau nhà, hốt hoảng chạy ra xem thì thấy ngọn lửa đã bùng phát dữ dội, chỉ cách nhà tôi khoảng 30 – 40m”.

Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vũ quang cho biết: “Nhận được tin báocháy rừng tại xóm 3, thị trấn Vũ Quang, lực lượng kiểm lâm cùng các ban nghành đoàn thể đã huy động hàng trăm cán bộ chiến sỹ đến hiện trường cùng bà con tham gia dập lửa. Rất may ngọn lửa mới chỉ cháy khoảng 5 ha thực bì của người dân vừa khai thác keo xong. Hiện, chúng tôi đang tập trung khống chế ngọn lửa, không để cháy lan rộng sang các vườn keo xung quanh. Cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra để xác minh xem việc đốt ong của người đàn ông trên có liên quan đến nguyên nhân vụ cháy rừng hay không".

Dưới đây là hình ảnh PV Báo ĐS&PL online ghi lại được tại hiện trường:

 























































HỒ THẮNG – NGỌC TUẤN

Triệt phá băng nhóm trộm cắp xe máy liên tỉnh

Ngày 22.5, Công an thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết cơ quan này vừa triệt phá một nhóm trộm cắp xe máy, bắt giữ 3 nghi can là Trần Đình Giang, Phạm Ngọc Anh và Hán Văn Quyết (cùng trú tại Hà Tĩnh).

Theo các nghi can khai nhận từ tháng 4.2014 đến khi bị bắt đã thực hiện trót lọt 10 vụ trộm cắp xe máy trên các địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) và TP.Vinh (Nghệ An). Tổng giá trị thiệt hại khoảng 250 triệu đồng.

Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ chín xe máy và đang tiếp tục điều tra mở rộng.

Cùng ngày, đại tá Nguyễn Thế Nghiệp - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết PC45 vừa bắt được Nguyễn Công Sự (trú Núi Thành, Quảng Nam), nghi can gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.Tam Kỳ trong thời gian qua.





Nguyễn Công Sự tại cơ quan công an. Ảnh: K.T

Theo hồ sơ, tháng 5.2009, Sự tham gia trộm cắp hàng loạt xe đạp trên địa bàn xã Tam Hòa và bị công an xã xử lý vi phạm hành chính. Từ tháng 9.2012, Sự lang bạt ở các tỉnh phía Nam làm thuê cho nhiều nơi nhưng làm ở đâu cũng chỉ dăm bữa nửa tháng. Đến tháng 12.2013, Sự trở về quê nhà.

Sự mê “cày” game ở các quán Internet nhưng trong người không có đồng nào nên Sự nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Để thực hiện kế hoạch, Sự lên mạng học cách mở các loại ổ khóa. Ngày ngủ, đêm “luyện game online” đến rạng sáng Sự lang thang trên các đường phố xem nhà ai sơ hở thì đột nhập trộm cắp tài sản.

Trong vòng năm tháng đầu năm 2014, Sự đã gây ra hàng loạt vụ trộm cắp gây mất ANTT tại địa bàn TP.Tam Kỳ. Trước tình hình trên, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định thành lập Ban chuyên án để đấu tranh, làm rõ, ổn định ANTT. Sau 3 ngày xác lập chuyên án, ngày 19.5, Sự đã bị bắt về hành vi trộm cắp.

Trước đó, rạng sáng 11.5, sau khi chơi game, Sự đi bộ đến nhà 195 Hùng Vương (TP.Tam Kỳ), thấy cửa và cổng nhà này không đóng, Sự lẻn vào lấy một xe máy hiệu Yamaha Sirius, máy tính xách tay và bốn điện thoại di động. Khi Sự mang tài sản trộm được đi tiêu thụ thì bị phát hiện, bắt giữ.

Tại cơ quan điều tra, Sự khai nhận từng gây ra nhiều vụ trộm cắp trên địa bàn.

23/05/2014 09:34

Hà Tĩnh: Huyện phớt lờ chỉ đạo của tỉnh

Dân Việt - Vì tố cáo bị chiếm đất mà một hộ gia đình 14 năm không được nhập hộ khẩu, chính quyền xã ép đủ đường. Huyện thì ngó lơ chỉ đạo của tỉnh khiến người dân mệt mỏi đi khiếu kiện đòi quyền lợi.

14 năm bị xã “áp bức”

Dân Việt vừa nhận được đơn tố cáo của bà Lê Thị Lan (SN 1950, trú tại thôn Sinh Cờ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) về việc chính quyền huyện, xã không giải quyết khiếu nại đất đai của bà dù UBND tỉnh đã có chỉ đạo. Không những thế, chính quyền địa phương còn báo cáo khống lên lãnh đạo tĩnh Hà Tĩnh là đã giải quyết khiếu nại của bà Lan rồi.



Bà Lê Thị Lan mệt mỏi vì khiếu nại hơn 10 năm chưa được chính quyền giải quyết dứt điểm

Theo bà Lan, năm 1990, gia đình bà mua một mảnh đất ở xóm 9 (nay là thôn Sinh Cờ, Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) tại thửa số 510, tờ bản đồ số 3 (đo đạc năm 1991) có diện tích 1.386m2. Trong quá trình sử dụng đất, gia đình bà Lan đã chuyển nhượng một phần diện tích đất này cho các hộ: Văn Đình Hoàng, Trần Trung Hải, Hà Huy Thống, Trần Xuân Tuyên nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng.

“Đã nhiều lần tôi đã làm việc trực tiếp với 4 hộ lấn chiếm đất của tôi nhưng họ không thừa nhận. Từ năm 2004 - 2009, tôi đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, qua kiểm tra thực trạng và số liệu trên bản đồ, đất của tôi còn thiếu 234m2. Bốn hộ này đã lấn chiếm đất của tôi, đặc biệt là hộ ông Văn Đình Hoàng, dù không có tên trên bản đồ địa chính, nhưng vẫn nằm trên phần đất của tôi” – bà Lan bức xúc.

Bà Lan còn cho biết thêm từ khi bà về sống ở xã Sơn Châu, gia đình bà bị chính quyền nơi đây “hành”.


“Từ năm 1990 tôi về địa phương sinh sống, nhưng UBND xã Sơn Châu không cho nhập hộ khẩu, hai con gái của tôi đi lấy chồng, gia đình lên báo cáo với UBND xã để đăng ký kết hôn nhưng không được chấp nhận đành phải "cưới chui". Năm 2004, con gái khác của tôi là Phan Thị Lê đang học lớp 12 lên xã xin xác nhận để làm chứng minh thư nhân dân đi thi đại học cũng bị từ chối. Suốt 14 năm gia đình tôi sống mất quyền công dân, không được đi bầu cử, khi tôi làm đơn kêu cứu đến cơ quan báo chí, UBND xã Sơn Châu mới cho gia đình tôi nhập hộ khẩu năm 2004” – bà Lan kể.

Làm ngơ chỉ đạo của tỉnh

Năm 2005 bà Lan cũng đề nghị UBND xã Sơn Châu và Phòng TNMT huyện Hương Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhưng vì đất đang có tranh chấp nên không được cấp.

Tuy nhiên, bất ngờ là trong khi đó, chính quyền sở tại lại cấp sổ đỏ cho 2 hộ liền kề là hộ ông Hà Huy Thống (đứng tên sổ đỏ là vợ Tống Thị Mai) và Trần Xuân Tuyên. Trước sự việc bất thường này, bà Lan đã làm đơn tố cáo lên UBND huyện Hương Sơn nhưng đã bị bác đơn bởi Quyết định 2722/QĐ –UBND ngày 4.11.2008. Tiếp đó bà Lan đã làm đơn khiếu nại quyết định của UBND huyện Hương Sơn lên UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 19.11.2009, trả lời khiếu nại của bà Lan (QĐ số 3641/QĐ –UBND), UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho UBND huyện Hương Sơn “Xem xét, xử lý việc cấp số đỏ số X 731605 cho bà Tống Thị Mai (vợ ông Thống); chỉ đạo các phòng ban có liên quan và UBND xã Sơn Châu tổ chức giải thích, tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt việc hòa giải để thống nhất ranh giới sử dụng đất giữa bà Lan và các hộ liền kề, lập hồ sơ, làm sổ đỏ cho các hộ đúng quy định pháp luật; tổ chức kiểm điểm nghiêm túc tổ chức và cá nhân có liên quan đến sai phạm”.

Sau đó, UBND huyện Hương Sơn mới chỉ thực hiện việc hủy quyết định cấp sổ đỏ và thu hồi sổ đỏ của bà Tống Thị Mai mà chưa thực hiện đầy đủ chỉ đạo của UBND tỉnh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bà Lan trong bồi thường, giải tỏa hành lang Quốc lộ 8A.


Đầu năm 2013, bà Lan lại tiếp tục làm đơn đề nghị UBND tỉnh giải quyết. Ngày 7.2.2013, ông Võ Văn Phúc – phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh ký công văn yêu cầu UBND huyện Hương Sơn giải quyết dứt điểm sự việc theo tinh thần quyết định 3641/QĐ - UBND nhưng tình hình đến nay vẫn chưa có gì thay đổi dù ông Phúc đã về làm chủ tịch UBND huyện Hương Sơn vào cuối năm 2013.

Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Trường Giang – Phó trưởng Phòng TNMT huyện Hương Sơn cho rằng: “Bà Lan có quyền được làm sổ đỏ, đất bà bị lấn chiếm UBND xã Sơn Châu phải hòa giải, nếu không đồng ý bà có thể kiện ra tòa”.

Thắng Quang


tải về 305.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương