BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


CHƯƠNG 05 - QUY Y - NGHIỆP BÁO - GIỚI LUẬT



tải về 1.46 Mb.
trang18/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33

CHƯƠNG 05 - QUY Y - NGHIỆP BÁO - GIỚI LUẬT

Tiếp Nhận Quy Y


Thi kệ chứng nghiệm: Đoạn thứ mười một

Sau khi chết, không có gì bảo đảm rằng các con sẽ không sinh trong ba cõi bất hạnh. Nhưng chắc chắn rằng Ba Ngôi Tôn Quý có năng lực để bảo vệ các con khỏi các sự sợ hải đó. Vì lý do này, sự tiếp nhận quy y của các con phải cực kỳ thuần nhất (như một khối) và các con nên theo những lời chỉ dạy từ đấy mà không bao giờ để (thệ nguyện của các con) yếu đi. Hơn thế nữa, (sự thành công của các con) trong việc làm như thế tùy thuộc hoàn toàn vào sự lưu tâm của các con đối với những hành động của nghiệp thiện hay ác với những kết quả của chúng và rồi sống tùy thuộc trên sự hướng dẫn của những gì đã được tiếp nhận hay từ chối. Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con cũng tìm sự giải thoát , hãy vui thích trau dồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịch kệ: 

11. Khi vào cõi chết 

Không thể biết chắc 

Mình sẽ không rơi 

Vào cõi ác đạo. 

Chỉ có Tam bảo 

Là đủ khả năng 

Che chở các con 

Thoái nỗi sợ hãi. 

Vì lý do này 

Các con phải gắng 

Dưỡng tâm Qui Y 

Cho thật vững chắc. 

Thuận theo Tam Bảo 

Đừng để sơ sót 

Công phu qui y. 

Muốn được như vậy 

Phải đủ khả năng 

Nhận diện chính xác 

Thiện nghiệp, ác nghiệp 

Cùng với nghiệp quả, 

Nhờ vậy có thể 

Sống thuận chánh pháp 

Biết điều cần theo 

Và điều cần bỏ. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Ở đây, luận giải chỉ ra câu trả lời cho câu hỏi về nơi nào chúng ta sẽ đến sau khi chết được quyết định bằng những hành động nghiệp thức của chính chúng ta, không chỉ từ đời sống này nhưng cũng của những đời sống trước. Về điểm này, Thiên Thân đã viết rằng vì tất cả chúng ta có vô số những tích tập của nghiệp báo tích lũy từ nhiều đời sống đã qua, tất cả chúng ta có những năng lực nghiệp để cho sự tái sinh của chúng ta đến những thế giới thấp của vòng luân hồi cũng như những thế giới tốt lành hơn.

Những nhân tố nào quyết định tập họp nghiệp báo nào sẽ chín trước? Thiên Thân nói rằng tập họp nghiệp báo nào mạnh nhất hay vượt trội nhất sẽ chín trước. Nếu những nghiệp thiện và ác có năng lực tương đồng, thế thì những hành động nghiệp nào mà chúng ta quen thuộc nhất sẽ chín kế tiếp. Nếu cấp độ quen thuộc của những hành động cũng đồng nhau, thế thì những nghiệp báo sẽ chín kế tiếp là bất cứ điều gì tích lũy trước. _27 . Điều này là cách quyết định sự tái sinh tương lai của chúng ta như thế nào, và không biết, thí dụ, chúng ta sẽ tái sinh một trong ba thế giới thấp, đó là địa ngục, quỷ đói, và súc sinh hay không. Mặc dù những diễn giải về ba cảnh khổ đó của cõi luân hồi có thể tìm thấy trong luận A tì đạt ma như Kiến thức Hiển nhiên của Kho tàng (A tì đạt ma câu xá luận-Abhidharmakosha),_28, chúng ta nên khảo sát những diễn tả về vị trí và tính tự nhiên của những khổ cảnh đó để thấy nguyên văn chúng chính xác như thế nào.

Câu thứ hai của đoạn thứ mười một là: “Tuy thế, chắc chắn là Ba Ngôi Tôn Quý có năng lực để bảo vệ các con khỏi những sự hải sợ đó.” Điều này rõ ràng liên hệ đến sự thực hành tiếp nhận quy y ở Phật, Pháp, Tăng. Để tiếp nhận quy y, có hai điều kiện phải được trình bày – sự sợ hải tái sinh trong ba cõi khổ và niềm tin vào năng lực của những đối tượng quy y để bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hải đó.

Vì thế, để sự tiếp nhận quy y thành tựu, chúng ta phải có một số hiểu biết về những đối tượng của quy y là gì. Như những hành giả Phật giáo, trước nhất chúng ta phải có một sự thông hiểu có thể có ở đấy về sự hiện hữu như Đức Phật, và cũng là điều có thể có về điều gọi là giác ngộ. Nhân tố then chốt ở đây là một sự thông hiểu về tính bản nhiên của giáo Pháp, bởi vì Pháp bảo là sự quy y thật sự. Một khi chúng ta thông hiểu về tính tự nhiên của giáo Pháp, chủng ta cũng có thể thông hiểu sự khả dĩ của Tăng bảo và trạng thái toàn hảo về điều này, Phật bảo, hay Đức Phật.

Nói một cách thông thường, chúng ta không muốn trải qua sự sợ hải, khiếp đảm và băn khoăn. Tuy nhiên, sợ hãi là một cảm xúc phức tạp liên hệ đến nhiều nhân tố. Có một đặc trưng của sợ hãi hay băn khoăn mà nó hoàn toàn không có cơ sở và được sinh ra từ một sự tưởng tượng quá hoạt động hay một loại hoang tưởng hay một tâm thức ngờ vực thái quá. Loại sợ hãi này hoàn toàn không cần thiết và cần phải loại trừ. Rồi thì có một loại sợ hãi khác, nó xuất phát từ một sự chạm trán với một sự đe dọa thật sự. Nếu không có khả năng để vượt thắng sự nguy hiểm này và chúng ta phải đối mặt với nó chẳng kể nó là gì, sợ hãi không phải là một đáp ứng thích đáng và thật sự là vô nghĩa; tất cả điểu nó tác dụng là làm chúng ta đờ người hay thờ thẩn ra.

Tuy nhiên, loại sợ hãi khởi lên bởi vì chúng ta cảnh giác đến một loại nguy hiểm đặc biệt nào đấy cũng có thể thúc đẩy chúng ta hành động – thí dụ, để tìm một sự bảo vệ hay trốn thoát. Loại lo sợ này không chỉ là biện minh; nó có là tích cực và hữu ích. Đây là loại lo sợ mà chúng ta cần để tiếp nhận quy y một cách chính đáng. Chúng ta trau dồi một cách thận trọng cảm giác sợ hãi của việc tái sinh trong ba cõi khổ (địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh), và điều này truyền cảm hứng cho chúng ta để tìm một sự quy y nhăm tránh khỏi điều nguy hiểm này.

Luận giải nói về một sự quy y “thuần nhất” hay vững chắc trong Tam Bảo; điều này có nghĩa là một sự nương tựa mà nó là kiên quyết và trung thành. Điều then chốt trong việc phát triển một sự thực hành quy y kiên quyết và trung thành là một sự thông suốt tốt về tính tương duyên khởi thủy và, đến một chừng mực nào đấy của tính không. Bằng sự quán chiếu những giáo huấn trên tính duyên khởi và tính không, chúng ta sẽ thấy một cách rõ ràng về sự khả dĩ của Phật quả. Trong cách này, chúng ta sẽ đạt đến một sự thông hiểu sâu sắc về tính tự nhiên của giáo Pháp hay Pháp Bảo và nhận ra Tăng Bảo cùng Phật Bảo. Một khi chúng ta đã phát triển một sự tin tưởng trọn vẹn vào năng lực của Phật, Pháp và Tăng để bảo vệ chúng ta khỏi sự khổ đau của ba cõi khổ và phó thác chúng với sự chăm sóc tâm linh của chúng ta, sự quy y của chúng ta là thuần nhất và chúng ta thật sự trở thành một người thực hành Phật giáo chân thành.

Tuy nhiên, nếu sự tin tưởng vào Tam Bảo yếu kém và nghi ngờ về năng lực (của Phật, Pháp, Tăng) ấy để bảo vệ chúng ta khởi lên, chúng ta có thể không còn tự cho là một người thực hành Phật Pháp đúng nghĩa.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương