Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam


NỘI DƯNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN



tải về 1.26 Mb.
trang26/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
NỘI DƯNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

  1. Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2-1930.

  2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Cýõng lĩnh chính trị ỗầu tiên ỗýợc Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) thông qua.

  3. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945.

  4. Đặc điểm, tính chất, kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cánh mạng Tháng Tám năm 1945.




Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI cuộc KHÁNG CHIẾN,
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THÓNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1945 - 1975)
MỤC TIÊU
về kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những nội dung lịch sử cơ bản, hệ thống, khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ 1945-1975.
về tư tưởng:
Giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn thực tiễn lịch sử và những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ 1945-1975, nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đáng và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
về kỹ năng:
Trang bị kỹ năng tìm chọn tài liệu nghiên cứu, năng lực phân tích sự kiện, phương pháp đúc rút kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo kháng chiến của Đảng và ý thức phê phán những nhận thức sai trái về lịch sử của Đảng.

  1. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954

  1. Xây (lựng và báo vệ chỉnli quyền cách mạng 1945-1946

Tình hình Việt Nam san Cách mạng Tháng Tám
Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường mới với nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất.
Thuận lợi về quốc tế là sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện khu vực và thế giới có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao.
Thuận lợi ở trong nước là Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới. Đảng
61
Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Đặc biệt, việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực lượng Công an; luật pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây dụng và phát huy vai trò đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới.
Khó khăn là trên thế giới phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới’% ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Do lợi ích cục bộ của mình, các nước lớn, không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách mạng ba nước Đông Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
Khó khăn ở trong nước là hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói. Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành dộng quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít tinh mừng ngày độc lập của nhân dân ta ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
Từ tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh- Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở phía Nam Việt Nam. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23-9- 1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ở Bắc vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận Hiệp ước Potsdam (Đức), từ cuối tháng 8-1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu



thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận chưa được giải giáp.


Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngoài.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương