Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ



tải về 1.5 Mb.
trang3/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

ĐIỀU THỨ NHẤT


Bây giờ, khi mà sự biểu hiện to lớn của thư nhàn và những hoàn cảnh lợi lạc được tìm thấy,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát tuân theo,

Quán chiếu và thiền tập ngày và đêm để giải thoát

Chính họ và những người khác khỏi đại dương của sinh tử luân hồi.

Dịch kệ:


1. Tinh tấn kiên trì

      Thân người vững chãi lại nhã nhàn -

      Con thuyền hiếm quý rất khó tầm -

      Giờ ta đắc một không khuyết lỗi,

      Tu tập đêm ngày chẳng dời đổi

      Vượt biển khổ giải thoát luân hồi

      Chẳng riêng ta trọn cả bao người

      Lắng nghe, tư duy và thiền lự -

Để thực hành giáo pháp chúng ta cần biết về nó. Để biết về nó, chúng ta cần nghe nó. Vì đây là thời gian mà chúng ta đạt được thân người, nếu chúng ta nghe (văn) và quán chiếu (tư) giáo pháp, chúng ta đi đến hiểu biết nó. Chúng ta nên thực hành (tu) nếu chúng ta có thể làm như thế, vì nếu chúng ta không cẩn thận bây giờ rằng chúng ta đã đạt được thân người, thì chúng ta có thể làm gì khi chúng ta không ở trong tình trạng con người? Hiện tại chúng ta đang giảng dạy và lắng nghe giáo pháp. Nhưng nếu chúng ta sinh như những con chó, tình trạng của thân thể chúng ta sẽ cướp đi vận hội tốt để nghe và thực hành giáo pháp và sẽ không có cơ hội để hướng tâm tư chúng ta đến giáo pháp. Chúng ta bất lực.

Nhưng chúng ta đã được sinh ra làm người, và không chỉ là trong tất cả những con người, mà chúng ta đã sinh ra nơi giáo pháp rộ nở. Cũng thế, chúng ta có thể thấy với đôi mắt chúng ta và nghe với đôi tai của chúng ta cùng với tâm tư chúng ta biết một ít về những gì đáng lìa bỏ và những gì nên tiếp nhận. Vì vậy đây là thời điểm mà chúng ta phải thực hành giáo pháp bằng lắng nghe, suy nghĩ, và thiền tập. Bây giờ, một số người mù chữ, thậm chí không thể đọc chữ nghĩa của giáo pháp. Tuy thế, họ đạt đến thân người, và vì thế có thể tiến hành một nỗ lực để học hỏi về giáo pháp qua nói chuyện với người khác, và họ có thể biết những điều gì đấy tùy theo khả năng của họ.

Trên việc trở nên già đi, năng lực chúng ta để nhận thức trở nên không rõ ràng, những giác quan chúng ta trở nên mờ tối và chúng ta lầm bầm qua hàm răng chúng ta – tuy nhiên, chúng ta đã đạt được thân người và có thể tiến hành nỗ lực nhiều nhất để chúng ta có thể thông hiểu giáo pháp. Thật là quá tốt lành để mang một thân người hơn là thân của một con chó hay con ngựa. Tối thiểu chúng ta có thể trì tụng ‘án ma ni bát di hồng’. Vì thế thân người này rất quý giá.

Tuy thế, không có điều gì kỳ diệu trong việc đạt đến thân người một cách đơn thuần. Có hơn bốn tỉ người trong thế giới này, nhưng nếu chúng ta đếm con số những người được sinh ra ở nơi mà giáo pháp nở hoa, con số ấy sẽ rất là ít. Rồi thì trong số những người ấy, không có nhiều người tin tưởng nơi giáo pháp và có một cơ hội để thực tập bằng việc lắng nghe, suy tư, và thiền tập trên việc kết hợp giữa kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra. Do vậy chúng ta nên đặt mọi nỗ lực trong sự thực hành của mình mà không trở nên chán nản và chúng ta phải cẩn thận để không sử dụng sai lầm sự sinh (ra làm người) tốt đẹp này. Vì nếu chúng ta lãng phí thời gian của chúng ta và dự đoán để nếm qua lợi lộc trong tương lai, điều đó rất là không thông minh.

Thật rất khó khăn để có được một hoàn cảnh thuận lợi và sự thư thái. Tại sao thế? 

Bởi vì chúng ta phải có một nguyên nhân hoàn hảo để đạt được những hoàn cảnh như thế và một sự tái sinh làm người  không thể có được nếu nguyên nhân ấy thiếu vắng. Nguyên nhân để tái sinh làm người là gì? Đấy là sự tích tập đạo đức của chúng ta. Tuy thế, thiện nghiệp quá khứ sẽ được nẩy nở và cần được làm mới bởi những hành động đạo hạnh trong hiện tại. Thí dụ, một người một lần đã có tiền nhưng bây giờ thì không, người ấy không thể đi mua sắm. Tương tự như thế, mặc dù trước đây chúng ta đã từng tích tập thiện nghiệp, nhưng nó không lợi lạc cho chúng ta nếu chúng ta không có nghiệp lành trong hiện tại.

Thật khó khăn để biết khả năng của những hành động đạo đức mà chúng ta tích lũy lúc trước có còn duy trì với chúng ta trong hiện tại mà không bị thoái hóa hay không? Một số những hành vi đạo đức chúng ta đã từng tích tập trong quá khứ sẽ trổi dậy từ những thực hành thuần khiết khởi đầu, sự thực hành thật sự và sự thực hành quyết định, và một số từ những thực hành trong sạch. Những tư tưởng không đạo hạnh mạnh mẽ như giận dữ, tàn phá những sự thực tập trong sách. Giận dữ là sự tiêu diệt những hành động đạo đức rất mạnh bạo và được sinh khởi thường xuyên, căn cứ trên những điều kiện to lớn và nhỏ nhoi.

Chúng ta không thể dựa vào những năng lượng thiện nghiệp quá khứ bởi vì chúng ta không chắc nó có một ảnh hưởng tích cực với đời sống hiện tại của chúng ta không. Do vậy, nếu chúng ta cố gắng để dựa vào nó, tại thời điểm lâm chung chúng ta có thể được đưa đến tái sinh trong thế giới con người cực kỳ khó khăn. Nhưng nếu chúng ta bồi bổ năng lượng đạo đức mạnh mẽ trong hiện tại chúng ta có thể tin tưởng vào điều ấy.

Khi chúng ta khám phá sự tiếp tục của chúng ta một cách chính xác, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã có một cơ duyên để thực hành những việc làm đạo đức mà chúng ta có thể tin tưởng; lựa chọn một trong hai, chúng ta có thể đã từng hành động những việc làm như thế trong quá khứ nhưng chúng ta thấy rằng chúng không đủ năng lực để tin tưởng. Nếu gặp trường hợp này, chúng ta nên hành động với một sự cẩn thận tột bực. Chúng ta không nên để tâm thức chúng ta giải đãi và dự đoán một tương lai tốt đẹp, bởi vì điều này nghĩa là chúng ta đang lừa dối chính mình và đang tồn tại trong chân không. Thay vì thế, điều quan trọng cho chúng ta là nên cư xử trong một cung cách tích cực trong đời sống hiện tại với những điều kiện thư thái và tự tại.

Người ta có thể tự hỏi rằng thực hành giáo pháp có nghĩa là cần thiết phải từ bỏ đời sống xã hội và nhà cửa cùng cộng đồng của chúng ta không? Dĩ nhiên, chúng ta nên thực tập một cách xác định trong cách này nếu cần thiết phải làm như thế. Nhưng cũng có những phương pháp khác mà chúng ta có thể thực tập giáo pháp. Chúng ta có thể cố gắng tột bật để có một trái tim tử tế ân cần và không tham dự vào những hành vi không đứng đắn (hạnh kiểm xấu), chẳng hạn như dối trá và trộm cướp, trong đời sống hằng ngày của chúng ta; thay vì thế, chúng ta nên chân thật và có hạnh kiểm tốt, làm lợi ích cho người khác, kềm chế sự thèm khát của chính mình và mãn nguyện với chính mình. Những ai không thể thực hành nhiều vẫn có thể thỉnh thoảng trì tụng mật ngôn sáu âm ‘án ma ni bát di hồng’ của đức bổn tôn từ bi Quán Thế Âm, vì đây cũng là giáo pháp.

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ trở nên đầy đủ ý nghĩa khi chúng ta cẩn thận như thế. Người ta thường cư xử một cách tệ hại – chẳng hạn như ấp ủ sự lười nhát, nói năng thô lỗ, bắt nạt kẻ khác, nói dối, mục đích độc ác và chia rẽ giữa những người với nhau, cùng hành động tổn hại đến người khác – phải cố gắng để giảm thiểu sự liên lụy của chúng trong những hành vi loại này từ ngày hôm nay trở đi. Những ai trong nhiệm vụ nên làm mọi nỗ lực để chân thực trong sự đối phó của họ với người khác và tự kiềm chế với dối trá cùng tham lam quá độ. Đây cũng là giáo pháp.

Có những người nói rằng: “Tôi là người tội lỗi và vì thế tôi không thể thực hành giáo pháp.” Họ nghĩ rằng giáo pháp phải được thực hành trong những vùng xa xôi, hẻo lánh trong những điều kiện cực kỳ khó khăn cho họ. Nhưng nếu một người nào đó là hiện thân của tội lỗi đi nữa, người ấy vẫn không muốn phải trải qua khổ đau, chẳng hạn như nạn đói, khát, và lạnh, và người ấy mong ước tìm thấy hạnh phúc, vì thế thật vô nghĩa để dựng nên những chướng ngại này cho việc thực hành.

Nói một cách tổng quát, thật hiếm hoi tìm ra ai đấy mà không phải là người tội lỗi. Bằng điều này chúng tôi muốn nói rằng khi chúng ta dùng chữ ‘tội lỗi’ nó không cần thiết phải có nghĩa là ‘giết người’. Lấy ví dụ của chính chúng tôi, chúng tôi đã mang y Pháp, nhưng những tư tưởng nhận thức bất thiện tiêu cực khác nhau vẫn sinh khởi trong tâm tư, chẳng hạn như ganh tị với những ai ở địa vị cao hơn, cảm giác tranh đua với những sự bình đẳng cùng cảm giác trội hơn và chọc ghẹo quấy rầy những người thấp hơn. Những tư tưởng phiền não này sẽ biểu hiện trong cung cách nói chuyện và biểu lộ trên gương mặt nếu chúng tôi để chúng dính mắc trong tâm tư và chúng sẽ là nguyên nhân cho những điều tiêu cực hơn, đặc biệt nếu chúng tôi phát sinh những tư tưởng tiêu cực chẳng hạn như thái độ tự ái. Bởi vì chúng tôi đã phát nguyện phát tâm giác ngộ (bodhicitta) và chí nguyện giao phó chính mình cho sự thực hành tantric, những hành vi như thế sẽ phát sinh nhiều việc tiêu cực nghiêm trọng.

Do vậy, chúng ta không nên nhút nhát bởi nghĩ chính mình như một kẻ tội lỗi, trái lại nên cố gắng để trở thành những người khá hơn. Bây giờ chúng tôi khoảng 38 hay 39 tuổi và chúng tôi muốn kiểm soát tâm niệm của mình hằng ngày, nhầm mục tiêu tiến hành một nỗ lực chân thành để cải thiện chính mình trong những năm tháng còn lại của mình. Khi chúng tôi phản chiếu lại về quá khứ, dường như một số tiến bộ đã biểu hiện. Như được truyển khẩu của những tiến sĩ Phật học (geshe) dòng truyền thừa Kadampa: “Làm thế nào sự cải thiện có thể xảy ra? Bởi vì những hiện tượng hợp thành luôn thay đổi tự nhiên, do vậy, chắc chắn rằng một ngày nào đấy sự cải tiến bộ sẽ xảy ra”. Thế cho nên, bảo đảm rằng sẽ có sự cải thiện, mặc dù không dễ dàng để đánh thức sự viễn ly sinh tử luân hồi và tâm giác ngộ (bodhicitta).

Có những cách khác nhau để nhìn vào sự thực hành giáo pháp. Nếu chúng ta nhìn vào điều ấy về một mặt là, tâm niệm của những người thế gian và Thánh pháp là đối lập với nhau, như đã được nói là: “Tâm tư những thường nhân và Thánh giáo là cực kỳ xa rời nhau”. Nhưng từ một quan điểm khác, nếu chúng ta thực hành giáo pháp thì Thánh giáo sẽ rất gần chúng ta. Chúng ta không cần phải lìa xa nhà cửa và đi đến một nơi thật xa nhưng có thể thực tập trong đời sống hằng ngày, không dùng sai thời gian chúng ta thậm chí trong một ngày. Đây là một ý nghĩa đầy đủ của sự thực hành.

Thí dụ, chúng ta không nên mang một thái độ trong khi chúng ta đi nhiễu rằng chúng ta chỉ đi bộ, cũng không nên tham gia vào những buổi lễ cầu nguyện không có ý nghĩa chẳng hạn như đòi hỏi rằng chúng ta không bị làm ưu phiền bởi bệnh tật và rằng sự giàu sang và tuổi thọ chúng ta có thể gia tăng. Tốt hơn, chúng ta nên nguyện cầu trong một cung cách lành mạnh và chúng ta nên tốt bụng hay từ bi tột bật như mình có thể suốt trong thời gian đi nhiễu một hay hai giờ đồng hồ. Chúng ta nên tư duy trên đoạn đường với thông điệp từ Hướng dẫn Phương pháp của Bồ Tát trong Đời Sống: “Nguyện cho con luôn luôn là cội nguồn của ần cần tử tế đa dạng trong đời sống cho vô lượng chúng sinh, như trái đất và bầu trời”. Điều được nói rằng có nhiều lợi lạc từ việc cầu nguyện như thế này trong khi đi nhiễu. Chúng ta cũng nên đem hình ảnh của Đấng Vĩ Đại và Từ Bi Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn trong tâm niệm; nhớ lại đức tính ân cần của Ngài, chúng ta nên cầu nguyện một cách tinh cần đến Ngài rằng bằng nói rằng: “Nguyện cho con được tiếp theo bước chân của Phật và phát sinh nội lực sung mãn để trở thành như Ngài”. Cúng dường những lời cầu nguyện thiết tha như thế đem đến lợi lạc bao la.

Chúng ta cần lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập theo giáo pháp nhầm mục tiêu hành động đối với một tình trạng toàn hảo của tâm như tâm của đức Phật. Khi lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập trên giáo huấn Đại thừa một cách tường tận chúng ta nên có một sự liên tục giống như dòng nước chảy, ngày và đêm, không dùng sai thời gian ngay cả trong một khoảnh khắc.

Trước tiên chúng ta nên học hỏi những phương diện mà chúng không biết gì cả. Sau khi có được kiến thức về những điều này chúng ta nên phân tích lại và phân tích lại một lần nữa, nhầm để tìm hiểu chiều sâu và ý nghĩa của chúng. Một khi chúng ta trở nên tin chắc ý nghĩa của chúng, chúng ta nên cố gắng đạt đến kiến thức dựa trên kinh nghiệm của chúng trong tâm thức chúng ta, căn cứ trên sự phối hợp của thiền tập phân tích và bố trí (quán và chỉ). Tiêu dùng những ngày và đêm của mình trong cách như thế được biết như là sự thực hành của một vị Bồ tát.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương