Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ


BỐN THỨ LỚP CỦA MẬT THỪA TANTRA



tải về 1.5 Mb.
trang24/28
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.5 Mb.
#37804
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

BỐN THỨ LỚP CỦA MẬT THỪA TANTRA


Hệ thống Mật thừa Tantra được phân chia thành bốn lớp, như được nói trong mật điển diễn giải Vajrapanjara tantra. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, chỉ trong Tantra Yoga tối thượng rằng những đặc trưng thậm thâm và đặc biệt nhất của tantra nói đến sự hoàn thiện của mật thừa, do thế, chúng ta phải nhìn những tantra bậc thấp như những nấc thang đi lên Tantra Yoga Tối Thượng. Mặc dù sự diễn giải về những cung cách tiếp nhận khát ngưỡng đi vào con đường là một đặc trưng của tất cả bốn tantra, những mức độ của khát ngưỡng khác nhau. Trong bậc đầu tiên của tantra, Tantra Hoạt Động, phương pháp tiếp nhận khát ngưỡng vào trong con đường là liếc nhìn phối ngẫu. Trong những lớp tiếp theo của tantra, những phương pháp bao gồm cười, nắm tay hay ôm và hợp nhất.

Bốn lớp của tantra được đặt tên theo những chức năng và những kiểu thức khác nhau của tịnh hóa. Trong lớp thấp nhất của tantra mudra ấn khế hay những tư thế của bàn tay được xem như quan trọng hơn yoga nội tại, vì thế được gọi là Tantra hoạt động.

Lớp thứ hai, mà trong ấy sự nhấn mạnh bình đẳng trên cả những khía cạnh, được gọi là Tantra Tiến Hành. Thứ ba là Tantra Yoga, là nơi yoga nội tại được nhấn mạnh hơn những hành vi ngoại tại. Thứ tư được gọi là Tantra Yoga Tối Thượng bởi vì nó không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của tantra nội tại, mà không có tantra nào siêu việt hơn nó.

Trường phái Nyingma Đại Toàn Thiện nói về chín cổ xe, hay cửu thừa. Ba thừa thứ nhất liên hệ đến Thanh Văn, Độc Giác, và Bồ Tát thừa mà đã cấu thành nên hệ thống kinh điển Hiển giáo. Ba thừa thứ hai được gọi là ngoại tại thừa, cổ xe bên ngoài, gồm có Tantra Hoạt Động, Tantra Tiến Hành và Tantra Yoga, vì chúng nhấn mạnh sự thực hành của những hành vi bên ngoài, mặc dù chúng cũng đối phó với những thực hành nội tại và ngoại tại của hành giả. Cuối cùng, có ba tantra nội tại, những tantra được liên hệ đến thuật ngữ Đại Toàn Thiện như Mahayoga, Annuyoga và Atiyoga. Ba thừa nội tại này được xem là những phương pháp hay những cổ xe để đạt đến sự kiểm soát, bởi vì chúng bao hàm những phương pháp để làm thành sự biểu hiện của những mức độ vi tế nhất của tâm thức và năng lượng. Bằng những phương tiện này, một hành giả có thể đặt tâm thức của người ấy trong một thể trạng sâu thẩm ngoài sự phân biệt của tốt và xấu, thanh tịnh hay nhiễm ô, là điều có thể cho phép người ấy vượt lên khỏi những quy ước trần gian (của tục đế).


---o0o---

TRUYỀN LỰC GIA TRÌ


Những hình thức của nghi lễ truyền lực gia trì hay quán đảnh khai tâm là hoàn toàn giống nhau trong những tantra cấp thấp. Tuy thế trong Tantra Yoga Tối Thượng, do bởi sự đa dạng rộng rãi trong những tantra thuộc đặc điểm này, nên cũng có những lễ quán đảnh khác nhau, mà nó phục vụ như một nhân tố chín chắn cho những tantra đặc thù đến mỗi thứ mà nó tùy thuộc.

Những loại truyền lực gia trì khác nhau cần thiết cho những lớp tantra đặc thù. Thí dụ, trong trường hợp của Tantra Hoạt Động, hai loại quán đảnh là rất quan trọng: Truyền lực gia trì nước, và truyền lực gia trì đảnh. Trong Tantra Tiến Hành, năm truyền lực gia trì tuệ trí là thiết yếu và trong Tantra Yoga Tối Thượng, tất cả bốn truyền lực gia trì: Quán đảnh tịnh bình, quán đảnh bí mật, quán đảnh trí năng, và quán đảnh từ ngữ là cốt yếu.

Tuy nhiên, nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong những truyền thống khác nhau. Trong truyền thống cổ truyền hay trường phái Nyingma, thí dụ, Kim Cương Đạo sư quán đảnh được gọi ‘quán đảnh ảo tưởng’ và quán đảnh đệ tử được gọi là ‘truyền lực lợi ích’ và v.v… Cũng có một ‘quán đảnh Kim Cương hoàn thiện’. Trong Đại Toàn Thiện quán đảnh thứ tư tự nó được phân chia xa hơn thành bốn, quán đảnh với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và v.v…

Thuật ngữ ‘quán đảnh’ hay ‘khai tâm’ hay ‘nhập môn’ (initiation), trong Phạn ngữ là Ashishem, có nhiều nghĩa khác nhau trong những phạm vi khác nhau. Trong một ý nghĩa rộng, quán đảnh có thể được giải thích như một nhân tố chín muồi, hay như sự quán đảnh nguyên nhân, và rồi thì trong thuật ngữ của con đường, mà nó là con đường thật sự của giải thoát, và cuối cùng, quán đảnh thể trạng kết quả, mà nó là kết quả tịnh hóa. Đại Toàn Thiện cũng được đề cập một loại quán đảnh nữa, quán đảnh căn bản. Điều này liên hệ đến tịnh quang mà nó phục vụ như một căn bản và có thể làm cho những lễ quán đảnh khác xảy ra. Nếu một người thiếu những khả năng căn bản của tâm thức nguyên sơ nền tảng của tịnh quang, nó sẽ không thể cho sự truyền lực gia trì đến sau xảy ra.

Trong trường hợp của một nhân tố ngoại tại như một tịnh bình hay một chồi non, chúng ta không thể nói về một nhân tố chín muồi, con đường, và thể trạng kết quả và v.v… Nó chỉ trên căn bản của một cá nhân là người sở hữu loại khả năng này mà trong ấy người đó có thể nói về một nhân tố chín muồi và một con đường đưa đến một thể trạng kết quả cuối cùng. Vì thế, nói một cách rộng rãi có bốn lại quán đảnh khai tâm nhập môn.
---o0o---

CHUẨN BỊ CHO SỰ TRUYỀN LỰC GIA TRÌ – QUÁN ĐẢNH – KHAI TÂM


Để tiến hành một buổi lễ truyền lực gia trì, đòi hỏi một mạn đà la, mà nó là ngôi nhà lớn vô giá hay một nơi thường trụ của bổn tôn. Có nhiều loại mạn đà la: Mạn đà la được tạo nên bởi sự tập trung, mạn đà la đồ họa, mạn đà la cát và cũng trong Tantra Yoga Tối Thượng, mạn đà la thân thể được căn cứ trên thân thể của Đạo sư (Guru), và mạn đà la của tâm thức quy ước của giác ngộ.

Trong tất cả các loại mạn đà la này, mạn đà la cát là chính yếu, bởi vì nó chỉ là mạn đà la trong sự chuẩn bị của điều mà tất cả các nghi thức liên hệ sự dâng cúng đến đạo trường, chuỗi hay dây phù hộ v.v… có thể được tiến hành. Nó cũng phối hợp sự tiến hành những điệu múa cúng lễ mật thừa, mà nó bao gồm những tư thế khác nhau của bàn tay và bước chân.

Có nhiều loại điệu múa cúng lễ khác nhau. Một thứ được tiến hành khi sự dâng cúng đạo trường nơi mạn đà la được tạo dựng. Một thứ khác được biểu diễn sau khi hoàn thành mạn đà la, như một sự hiến dâng đến những bổn tôn của mạn đà la. Thêm nữa, có một loại múa nghi lễ được gọi là Cham, mà nó được phối hợp với những hành vi cho sự vượt thắng những chướng ngại.

Nhiều tu viện nhỏ chuyên môn trong việc biểu diễn những điệu múa nghi lễ này, nhưng chúng ta có thể hỏi sự thấu hiểu của họ về biểu tượng, ý nghĩa và tầm quan trọng đằng sau những điệu múa này. Hầu hết mọi người quan tâm sự biểu diễn của họ như một sự trình diễn, một loại hình sân khấu. Điều này là một sự phản chiếu về sự thật đáng buồn rằng những tantra đang thoái hóa. Tôi đã từng đọc trong lịch sử Ấn Độ rằng một trong những nhân tố cho sự suy đồi của Mật thừa Tantra và giáo thuyết nhà Phật ở Ấn Độ là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng trong sự thực hành Mật thừa Tantra. Nếu một hành giả thiếu những nền tảng căn bản mà chúng là những điều kiện tiên quyết cho sự thực hành Mật thừa Tantra, thế thì những kỹ năng và thiền quán mật thừa có thể chứng tỏ nguy hại hơn là lợi ích. Đấy là tại sao sự thực hành tantra được gọi là ‘bí mật’.

Chúng ta nên phải thừa nhận trong tâm thức rằng ngay cả trong những tác phẩm Mật thừa Tantra, những thệ nguyện giải thoát cá nhân (tỳ kheo giới) được tuyên duyên một cách cao độ. Mật điển Tantra căn bản Thời Luân Kim Cương (Kalachakra), mà đấy là vua cả tất cả Tantra Yoga Tối Thượng, đề cập rằng trong những vị Kim Cương Đạo Sư khác nhau giảng dạy và tiến hành nghi lễ, tu sĩ cụ túc giới là cao nhất, sa di là bậc trung, và cư sĩ là bậc thấp nhất. Hơn thế nữa, trong quá trình tiếp nhận một sự quán đảnh, có những loại thệ nguyện khác nhau được tiếp nhận. Thệ nguyện Bồ tát giới có thể được tiếp nhận trong sự hiện diện hình tượng của đức Phật, không có đạo sư trong hình thể con người. Những thệ nguyện giải thoát cá nhân (tỳ kheo giới) và Mật thừa Tantric thệ nguyện trái lại phải được tiếp nhận từ một người sống động trong hình thức một đạo sư.

Nếu quý vị phải muốn thực hiện thành công tiến trình trong con đường Mật thừa Tantra, điều thiết yếu là chúng ta phải tiếp nhận sự truyền lực và gia trì của sự truyền thừa không gián đoạn bắt nguồn từ Đức Phật Kim Cương Trì (Buddha Vajradhara) từ đạo sư của quý vị, nhằm để khởi động một khả năng tiềm ẩn trong tâm thức quý vị để hiện thực thể trạng kết quả của Phật quả. Điều này được đạt đến bằng nghi lễ truyền lực gia trì. Do thế, trong sự thực hành Mật thừa Tantra, đạo sư là rất quan trọng.

Vì đạo sư đóng một vai trò quan trọng như thế trong sự thực hành Tantra, nhiều tác phẩm Mật thừa Tantric đã phác thảo những phẩm chất của một vị đạo sư Mật tông Tantric.

Một đạo sư Kim Cương phẩm hạnh là một người thủ hộ ba cánh cửa thân thể, lời nói, và tâm ý của vị ấy khỏi những hành vi tiêu cực, một người tế nhị và thông suốt trong ba rèn luyện vô lậu học đạo đức (giới), tập trung (định), và tuệ trí (tuệ). Thêm nữa, vị ấy phải sở hữu hai bộ, nội và ngoại, của mười nguyên lý. Năm mươi Kệ tụng về Đạo sư diễn tả một người thiếu bi mẫn và hằn học, bị khống chế bởi những năng lực mạnh mẽ của dính mắc và thù hận và không có kiến thức của ba vô lậu học (giới, định, tuệ), khoe khoang chút ít kiến thức mà vị ấy có, thì không xứng là một vị đạo sư Mật tông. Nhưng, đúng là một đạo sư Mật tông Tantric phải sở hữu những phẩm chất nào đấy, đệ tử cũng phải như thế. Khuynh hướng hiện tại để tham dự bất cứ một lễ quán đảnh nào được bất cứ một vị đạo sư  hay lạt ma nào ban bố mà không có sự khảo sát trước, và tiếp nhận lễ khai tâm, rồi sau đó nói những điều chống lại vị thầy của mình là không tốt.

Về phần những vị đạo sư, điều cũng quan trọng để ban bố giáo huấn theo những cấu trúc phổ thông trong con đường của đạo Phật, khung sườn tổng quát về đạo Phật như quy điều mà trên ấy quý vị quyết định tính chính trực những giáo huấn của đạo sư.

Vấn đề là vị thầy không nên cảm thấy kiêu hãnh trong mối quan hệ gần gũi với đệ tử của vị ấy, tự cảm thấy là toàn năng và có thể làm bất cứ điều gì vị thầy muốn. Có một châm ngôn của Tây Tạng rằng: ‘Mặc dù quý vị có thể đồng đẳng với những bổn tôn trong hình thức của sự thân chứng, nhưng lối sống của quý vị nên làm cho phù hợp với phương cách của những người khác’.


---o0o---

DUY TRÌ NHỮNG THỆ NGUYỆN


Một khi chúng ta đã tiếp nhận lễ quán đảnh, chúng ta có một trách nhiệm lớn trong việc quán chiếu những cam kết và thệ nguyện. Trong Tantra Hoạt Động và Tiến Hành, mặc dù thệ nguyện Bồ tát giới được đòi hỏi, nhưng không cần tiếp nhận thệ nguyện Mật thừa Tantric. Bất cứ một Tantra nào bao bồm một vị quán đảnh kim cương đạo sư cũng đòi hỏi đệ tử quán chiếu những thệ nguyện Tantric.

Nếu chúng ta đặc biệt chú ý để quán sát sự thực hành trong ba Tantra thấp, điều quan trọng là phải duy trì sự ăn chay trường. Mặc dù điều hợp lý cho những người Tây Tạng ăn thịt ở Tây Tạng, do bởi điều kiện khí hậu và thiếu thốn rau cải, trong những xứ sở nơi mà rau trái dồi dào, tốt hơn là tránh hay hạn chế sự tiêu thụ thịt cá của quý vị. Một cách đặc biệt khi chúng ta mời thỉnh nhiều người đến tiệc tùng, điều tốt nhất là nếu chúng ta có thể cung ứng thực phẩm chay tịnh.

Có câu chuyện về một người du cư đến viếng thăm Lhasa, và ngạc nhiên thấy người ta ăn chay. Ông nói, ‘Dân Lhasa sẽ không bao giờ đói, vì họ có thể ăn bất cứ thứ gì màu xanh lá cây’.

Thái độ của Phật giáo quan tâm với việc kiêng cử là không có một sự cấm đoán phổ thông về thịt, ngay cả như được trình bày trong nguyên tắc chùa viện, với sự loại trừ thịt của những thú vật đặc thù nào đấy. Tu sĩ ở Tích Lan, Miến Điện, và Thái Lan ăn thịt.

Trong kinh điển của Bồ tát đạo, ăn thịt là bị cấm đoán một cách tổng quát. Tuy thế, sự cấm đoán không quá nghiêm khắc. Trong tác phẩm gọi là Trái Tim của Trung Đạo, Thanh Biện (Bhaviveka) giải quyết với câu hỏi về chế độ ăn chay, và kết luận rằng vì thú vật đã chết khi thịt nó được ăn, thì không có ảnh hưởng trực tiếp. Điều bị cấm đoán là việc ăn thịt mà chúng ta biết hay nghi ngờ chúng đã bị giết thịt cho chúng ta.

Trong ba tầng lớp thấp của tantra, ăn thịt bị cấm đoán một cách nghiêm khắc. Nhưng trong Tantra Yoga Tối Thượng, những hành giả được khuyến nghị cùng chia sẻ năm loại thịt và năm loại cam lồ (rượu ngon). Hành giả tuyệt hảo của Tantra Yoga Tối Thượng là người nào có thể chuyển hóa năm loại thịt và năm loại cam lồ thành những vật chất thanh tịnh qua năng lực của thiền quán, và rồi thì có thể sử dụng chúng để tăng trưởng thân thể của năng lượng. Nhưng nếu ai đấy cố gắng biện minh cho việc ăn thịt bằng việc tự xưng mình là một hành giả Tantra Yoga Tối Thượng khi họ đi đến việc sử dụng thịt và cam lồ mà họ không thể kén chọn, thưởng thức một số và từ chối những thứ khác trong sự ghê tởm.


---o0o---


tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương