BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


IX. GIẢM LIỀU TIẾN TỚI NGỪNG ĐIỀU TRỊ METHADONE



tải về 0.89 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.89 Mb.
#4038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

IX. GIẢM LIỀU TIẾN TỚI NGỪNG ĐIỀU TRỊ METHADONE

1. Giảm liều


Sau một thời gian điều trị methadone (ít nhất là 1 năm), nếu người bệnh đã ổn định và mong muốn ngừng điều trị, cơ sở điều trị có thể tiến hành quy trình ngừng điều trị như sau:

a) Đánh giá về khả năng ngừng điều trị methadone của người bệnh: liều điều trị, tình hình sử dụng các CDTP khác, tính ổn định về tâm lý xã hội và sự hỗ trợ của gia đình.

b) Cơ sở điều trị thảo luận với người bệnh để lập kế hoạch giảm liều tiến tới ngừng điều trị methadone.

c) Quy trình giảm liều:

- Mỗi lần giảm liều phải cách nhau ít nhất 2 tuần.

- Liều methadone giảm tối đa trong 1 lần không vượt quá 10% liều đang sử dụng.

- Lượng methadone giảm đi mỗi lần càng thấp, thời gian giảm liều càng dài thì hiệu quả thành công càng cao và giúp giảm nguy cơ tái nghiện.

- Khi liều methadone giảm tới 20mg/ngày là giai đoạn khó khăn nhất đối với người bệnh do đó tốc độ giảm liều cần phải chậm hơn.



Lưu ý: Trong quá trình giảm liều, nếu người bệnh gặp phải những khó khăn không thể thích ứng được, bác sỹ điều trị có thể xem xét lại liều điều trị methadone cho bệnh nhân:

- Tăng liều methadone điều trị cho bệnh nhân đến khi đạt liều phù hợp (Thực hiện theo đúng quy trình tăng liều).

- Giữ nguyên liều methadone đang điều trị và theo dõi đến khi bệnh nhân sẵn sàng tiếp tục giảm liều.

2. Ngừng điều trị

a) Ngừng điều trị tự nguyện:

- Sau một thời gian giảm liều, có thể ngừng hoàn toàn methadone.

- Cần thực hiện các chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý xã hội ít nhất trong 06 tháng sau khi ngừng điều trị methadone.

b) Ngừng điều trị bắt buộc:

- Khi người bệnh xuất hiện các tình huống chống chỉ định với thuốc methadone (hiếm gặp).

- Người bệnh không tuân thủ quy định chuyên môn của cơ sở điều trị, vi phạm nội quy của cơ sở điều trị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của nhân viên y tế cũng như an ninh tại cơ sở điều trị (đánh nhau, ăn cắp, buôn bán và sử dụng ma túy tại cơ sở điều trị, gây gổ và hành hung nhân viên công tác tại cơ sở điều trị).

c) Điều trị lại methadone:

Một số người bệnh khi ngừng điều trị methadone có thể tăng thèm nhớ và có nguy cơ sử dụng lại heroin. Đối với những người bệnh này cần được điều trị lại methadone càng sớm càng tốt, trong một số trường hợp việc điều trị lại có thể tiến hành khi họ chưa sử dụng lại heroin.

Quy trình điều trị lại thực hiện như điều trị cho người bệnh mới./.





KT. Bé tr­­ëng

Thø tr­­ëng

Nguyễn Thị Xuyên



Phụ lục I

TƯƠNG TÁC THUỐC VỚI METHADONE

I- Tương tác với thuốc kháng retrovirut (ARV)

Nhóm thuốc

Thuốc

Trạng thái tương tác

Tác dụng

Khuyến nghị

Tác dụng với Methadone

Tác dụng với ARV

Nhóm ức chế men sao chép ngược non Nucleotide (NNRTI)

Efavirenz (EFV)

Rất quan trọng trên lâm sàng

Có thể làm giảm nồng độ Methadone (từ 20-70%), hậu quả là xuất hiện hội chứng cai ở một số trường hợp (tác động này có thể xuất hiện chậm sau 1-3 tuần sau khi bắt đầu điều trị với EFV).

Chưa có báo cáo ghi nhận

- Cần theo dõi sát các dấu hiệu của hội chứng cai.

- Xem xét tăng liều Methadone, mức độ tăng liều có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh (từ 0 đến trên 50%).



Nevirapine (NVP)

Rất quan trọng trên lâm sàng

Có thể làm giảm nồng độ Methadone (từ 20-70%), hậu quả là xuất hiện hội chứng cai ở một số trường hợp (tác động này có thể xuất hiện chậm sau 1-3 tuần sau khi bắt đầu điều trị với NVP).

Chưa có báo cáo ghi nhận

- Cần theo dõi sát các dấu hiệu của hội chứng cai.

- Xem xét tăng liều Methadone, mức độ tăng liều có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh (từ 0 đến trên 50%).



Nhóm ức chế men sao chép ngược Nucleotide (NRTI)

Zidovudine (AZT/ZDV)

Tương đối quan trọng trên lâm sàng

Không có tác động nào được ghi nhận

Tăng nồng độ ZDV trong máu (đến 40%), có thể dẫn tới ngộ độc ZDV (đau đầu, buồn nôn, thiếu máu)

- Cần theo dõi các biểu hiện ngộ độc AZT (xét nghiệm Hb), thường biểu hiện với dấu hiệu mệt mỏi và đổi sang các thuốc khác trong nhóm NRTI khi cần thiết.

- Tránh nhầm lẫn biểu hiện mệt mỏi này với quá liều hoặc cai methadone.



Didanosine (ddI) – dạng viên nhai có tính chất đệm

Quan trọng trên lâm sàng

Không có tác động nào được ghi nhận

Viên nhai có tính chất đệm: làm giảm nồng độ ddI đến 63% dẫn đến thiếu liều.

Không sử dụng viên ddI dạng viên nhai có tính chất đệm – sử dụng ddI dạng viên tan trong ruột hoặc thay đổi thuốc khác.

Abacavir (ABC)

Quan trọng trên lâm sàng

Làm tăng độ thanh thải của Methadone (lên đến 22%).

Kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh của ABC, làm giảm nồng độ đỉnh của ABC nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng.

- Cần theo dõi sát các dấu hiệu của hội chứng cai.

- Xem xét tăng liều Methadone.



Nhóm ức chế hòa màng
(PI)


Lopinavir/
ritonavir
( LPV/r)

Tương đối quan trọng trên lâm sàng

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tương tác thuốc – có thể làm giảm nồng độ Methadone ở một số trường hợp, hậu quả là xuất hiện hội chứng cai

Không có tác động nào được ghi nhận

- Cần theo dõi sát dấu hiệu của hội chứng cai.

- Xem xét tăng liều Methadone khi cần. Liều tăng thay đổi tùy theo từng người bệnh.



Ritonavir (RTV)

Tương đối quan trọng trên lâm sàng

Hiện nay vẫn đang được nghiên cứu – có thể làm giảm nồng độ methadone

Không có tác động nào được ghi nhận

- Cần theo dõi sát dấu hiệu của hội chứng cai.

-Xem xét tăng liều Methadone. Liều tăng thay đổi tùy theo từng người bệnh






II - Tương tác giữa methadone với các thuốc nhiễm trùng cơ hội và các thuốc khác

Nhóm thuốc

Thuốc

Trạng thái tương tác

Tác dụng

Khuyến nghị

Thuốc kháng Lao

Rifampicin

Rất quan trọng về lâm sàng

Làm giảm mạnh nồng độ Methadone (có thể giảm 35 - 70%) do vậy có thể xuất hiện hội chứng cai ở một số trường hợp.

- Theo dõi sát các dấu hiệu của hội chứng cai để tăng liều Methadone phù hợp.
- Rifampicin và các thuốc ARV khác như NVP/EFV có thể có tác động hiệp đồng làm giảm nồng độ Methadone trong máu do vậy cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để tăng liều Methadone khi cần thiết.

Thuốc kháng nấm

Nhóm azole (Fluconazole, Intraconazole, Ketoconazole)

Tương đối quan trong về lâm sàng (hiếm gặp)

Trong một vài trường hợp thuốc nhóm azole làm tăng nồng độ methadone. Một vài trường hợp ngộ độc Methadone đã được ghi nhận.

- Theo dõi các dấu hiệu của ngộ độc Methadone.
- Giảm liều Methadone phù hợp.

Thuốc kháng sinh

Nhóm Quinolone (Ciprofloxaxin, Levofloxacine…)

Tương đối quan trong về mặt lâm sàng (hiếm gặp)

Có thể làm tăng mạnh nồng độ methadone dẫn đến một vài trường hợp ngộ độc Methadone đã được ghi nhận.

- Theo dõi các dấu hiệu của ngộ độc Methadone.
- Giảm liều Methadone phù hợp.

Nhóm Macrolid
(Erythromycine, Azithromycine Clarithromycine)

Ít quan trong về mặt lâm sàng

Có thể gây rối loạn nhịp tim ở một số trường hợp do kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ khi dùng chung với methadone liều cao.

Thận trọng khi sử dụng đồng thời với Methadone.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm ba vòng
(Desipramine/
Amitryptyline)

Rất quan trọng về lâm sàng

- Tăng độc tính của thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
- Methadone và thuốc chống trầm cảm ba vòng đều có tác dụng hiệp đồng cộng lên hệ thần kinh Trung ương (ức chế) có thể gây lú lẫn và quá liều.

- Chống chỉ định tương đối việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm ba vòng ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone.

- Sử dụng các thuốc chống trầm cảm khác.



- Nếu không sử dụng các thuốc chống trầm cảm khác, theo dõi sát các dấu hiệu buồn ngủ và kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.

Fluvoxamine

Rất quan trọng về lâm sàng

Có thể gây ra tăng nồng độ methadone và nồng độ fluvoxamine, có một số ít trường hợp tử vong.

Chống chỉ định sử dụng Fluvoxamine ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone.

Fluoxetine

Ít quan trọng về lâm sàng

Giảm nhẹ nồng độ methadone ở một số trường hợp. Fluoxetine hiếm khi gây xuất hiện rối loạn nhịp tim.

Sử dụng an toàn nhưng cần theo dõi hội chứng cai Methadone.

Sertraline

Quan trọng về
lâm sàng

Làm tăng nồng độ Methadone (có thể tăng tới 26%) nhưng không gây xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc Methadone. Hiếm khi gây rối loạn nhịp tim

Sử dụng an toàn nhưng cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm độc Methadone.

Mono amine oxidase inhibitor (IMAO)

Quan trọng về lâm sàng

Hiệp đồng cộng làm tăng độc tính của cả 2 thuốc.

Chống chỉ định sử dụng IMAO ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone

Thuốc chống động kinh

Phenobarbital

Quan trọng về
lâm sàng

- Làm giảm nồng độ Methadone và gây ra hội chứng cai ở một số trường hợp.
- Thuốc cũng có thể có tác dụng hiệp đồng cộng lên hệ thần kinh trung ương (ức chế).

Chống chỉ định tương đối việc sử dụng Phenobarbital ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone

Carbamazepine

Quan trọng về
lâm sàng

Làm giảm nồng độ Methadone và gây ra hội chứng cai ở một số trường hợp.

- Chống chỉ định tương đối việc sử dụng Carbamazepine ở bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone.
- Cân nhắc sử dụng thuốc chống co giật thay thế

Phenytoin

Quan trọng về
lâm sàng

Làm giảm nồng độ Methadone và gây ra hội chứng cai ở một số trường hợp.

- Có thể phải tăng liều Methadone ở bệnh nhân dùng Phenytoin.
- Không nên sử dụng Phenytoin mà nên sử dụng thuốc chống co giật thay thế (valproate…).

Thuốc an thần kinh

Thioridazine và các thuốc trong nhóm phenothiazine

Quan trọng về
lâm sàng

Có tác dụng hiệp đồng hiệu thế lên hệ thần kinh trung ương (ức chế), tăng tác dụng an thần và gây buồn ngủ.

- Chống chỉ định tương đối việc sử dụng đồng thời với Methadone, nên chọn thuốc an thần kinh thay thế (olanzapine, risperidone…)
- Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thuốc giải lo âu

Benzodiazepine

Quan trọng về
lâm sàng

- Có tác dụng hiệp đồng hiệu thế lên hệ thần kinh trung ương (ức chế), tăng tác dụng an thần và gây buồn ngủ.
- Có nguy cơ gây lệ thuộc vào thuốc.

- Chống chỉ định tương đối việc sử dụng đồng thời với Methadone, nên chọn thuốc an thần kinh thay thế (olanzapine, risperidone…)
- Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.



III. Xử trí tương tác phổ biến giữa methadone và thuốc kháng Retrovirus (ARV)
Khi sử dụng đồng thời Nevirapine hoặc Efavirenz với Methadone – nồng độ Methadone trong máu có thể giảm từ 20 đến 70% vì men CYP450 bị kích thích. Điều này có thể dẫn tới xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai CDTP. Hội chứng cai có thể xuất hiện muộn và có thể không phát hiện thấy trong vòng 2-3 tuần đầu sau khi sử dụng NNRTI. Cần lưu ý phản ứng này có tính chất cơ địa, xảy ra với các mức độ khác nhau ở mỗi người bệnh và không thể đoán trước được mức độ trầm trọng.

Cách tốt nhất để xử trí trường hợp này là tiên lượng trước và theo dõi các triệu chứng cai, tăng liều Methadone từ từ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Một số bệnh nhân cần tăng liều nhanh trong khi một số khác không cần thay đổi liều điều trị (liều methadone có thể tăng từ 0% đến 50%). Kinh nghiệm lâm sàng trên thế giới cho thấy liều Methadone cần tăng ở những bệnh nhân được điều trị bằng EFV thường cao hơn so với những bệnh nhân được điều trị bằng NVP.

Zidovudine/AZT: Methadone có thể gây tăng mạnh nồng độ AZT trong máu (tới 43%) và có thể dẫn tới ngộ độc AZT với các triệu chứng như: thiếu máu, đau cơ, suy tủy, mệt mỏi, đau đầu và nôn. Tình trạng này diễn biến rất chậm do đó cần theo dõi và đánh giá công thức máu sau 4-6 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị Methadone (hoặc AZT nếu điều trị Methadone trước). Sau mỗi 6 tháng hoặc tùy theo triệu chứng lâm sàng cần làm lại xét nghiệm công thức máu và đánh giá lại bệnh nhân. Cần thông báo cho bác sỹ điều trị ARV để thay thuốc nhóm NRTI khác nếu nghĩ tới ngộ độc AZT.

Lopinovir/Ritonavir: Các số liệu về tương tác thuốc giữa 2 thuốc này với Methadone không nhất quán, nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng Lopinovir/Ritonovir có thể làm giảm nồng độ Methadone trong máu (ít hơn rất nhiều so với NVP và EFV). Cần theo dõi sát các dấu hiệu của hội chứng cai và tăng liều Methadone phù hợp.

Rifampicin có thể kích thích chuyển hóa Methadone tại gan, gây giảm mạnh nồng độ Methadone (từ 35 đến 70%) và dẫn đến xuất hiện hội chứng cai Methadone do đó cần tăng liều Methadone. Rifampicin và các thuốc ARV như Efavirenz và Nevirapine có thể có tác dụng hiệp đồng nên liều Methadone cần tăng sẽ cao hơn.

Cần quan sát và theo dõi sát mỗi khi sử dụng một loại thuốc mới cho bệnh nhân đang điều trị Methadone



Phụ lục II
HƯỚNG DẪN

CHẨN ĐOÁN NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ NHÓM OPIATS

(CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5075 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007

của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. KHÁI NIỆM

1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Chất ma tuý có nhiều loại: loại tự nhiên, loại bán tổng hợp, loại tổng hợp.

2. Ma tuý nhóm Opiats (chất dạng thuốc phiện: CDTP)

a) Ma tuý nhóm Opiats (CDTP) là những chất có nguồn gốc thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý tương tự thuốc phiện, bao gồm: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codein, Pethidin, Buprenorphin, Methadon, Levo- alpha- acetyl-methadon (LAAM)...

b) Trong nhiều tài liệu có đề cập đến ma tuý nhóm Opiats hoặc nhóm Opioid hoặc các CDTP. Ba nhóm trên thực chất là một, trong hướng dẫn này thống nhất tên gọi của ba nhóm trên là nhóm Opiats hoặc CDTP.

3. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào chất này.

4. Hội chứng cai ma túy là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy đang sử dụng ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng.

5. Nghiệm pháp Naloxone.

II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TUÝ NHÓM OPIATS (CDTP)

1. Tiêu chuẩn lâm sàng:

Theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế thế giới: chẩn đoán xác định nghiện ma tuý nhóm Opiats khi có đủ tối thiểu 3 trong 6 nhóm triệu chứng sau đây đã được biểu hiện vào một lúc nào đó trong vòng 12 tháng trở lại đây:

a) Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma tuý nhóm Opiats.

b) Khó khăn trong việc kiểm tra thói quen sử dụng ma tuý nhóm Opiats như thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc liều lượng sử dụng.

c) Xuất hiện hội chứng cai ma tuý nhóm Opiats khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng ma tuý nhóm Opiats đang sử dụng hoặc phải dùng lại ma tuý nhóm Opiats để làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc làm mất hội chứng cai ma tuý nhóm Opiats.

d) Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra.

đ) Sao nhãng các thú vui, sở thích, công việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử dụng ma tuý nhóm Opiats.

e) Tiếp tục sử dụng ma tuý nhóm Opiats mặc dù biết tác hại, thậm chí đã có bằng chứng rõ ràng về tác hại của ma tuý nhóm Opiats đối với bản thân gia đình và xã hội.

2. Tiêu chuẩn xét nghiệm:

Phải xác định được sự có mặt của ma tuý nhóm Opiats trong nước tiểu. Có thể xét nghiệm nước tiểu tìm ma tuý nhóm Opiats bằng một trong các phương pháp sau:

a) Test nhanh (thường sử dụng để sàng lọc)

b) Sắc ký lớp mỏng

c) Sắc ký khí

d) Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

III. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ NHÓM OPIATS (CDTP)

Quá trình khám để kết luận người nghiện ma tuý nhóm Opiats, có thể gặp một trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp thứ nhất

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Dương tính (+)

Kết luận: nghiện ma tuý nhóm Opiats

2. Trường hợp thứ hai

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Không có

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Âm tính

Kết luận: không nghiện ma tuý nhóm Opiats

3. Trường hợp thứ ba

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Âm tính (-)

Trường hợp này cần làm lại xét nghiệm nước tiểu, nhưng từ xét nghiệm b hoặc c hoặc d tại khoản 2 Mục II của Hướng dẫn này.

- Nếu kết quả xét nghiệm (+) kết luận nghiện ma tuý nhóm Opiats

- Nếu kết quả xét nghiệm vẫn (-) làm thêm nghiệm pháp Naloxone:

+ Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (+) kết luận nghiện ma tuý nhóm Opiats

+ Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (-) kết luận hiện tại không nghiện ma tuý nhóm Opiats.

4. Trường hợp thứ tư

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Không đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Nghi ngờ (±)

Trường hợp này cần làm nghiệm pháp Naloxone:

- Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (+) kết luận nghiện ma tuý nhóm Opiats

- Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (-) kết luận không nghiện ma tuý nhóm Opiats.



IV. CÁC LƯU Ý TRONG HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ NHÓM OPIATS

1. Chỉ được sử dụng các test nhanh phát hiện nhóm Opiats trong nước tiểu đã được kiểm định và cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Khi nghiệm pháp Naloxone âm tính (-) nhưng xét nghiệm nước tiểu dương tính (+) có thể đó là dương tính giả hoặc đương sự có sử dụng một loại thuốc có dẫn xuất dạng thuốc phiện để chữa bệnh như Terpin codein, Opizoic (viên rửa),... (để biết rõ, cần hỏi thêm trong 1-2 ngày nay họ có sử dụng những loại thuốc gì để xác định đó có phải là thuốc có dẫn xuất của nhóm Opiats hay không).

3. Khi lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm tìm chất ma tuý nhóm Opiat trong nước tiểu, phải lấy dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên để tránh việc đánh tráo mẫu nước tiểu.

4. Nghiệm pháp Naloxone chỉ được thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện trở lên (nếu đủ điều kiện).

5. Sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí hoặc sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hiện nay mới được thực hiện tại một số cơ sở y tế tuyến tỉnh trở lên./.



Phụ lục III

HỘI CHỨNG CAI CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

I. Nét đặc trưng của hội chứng cai ở người nghiện CDTP là xuất hiện các triệu chứng như sau

1) Cảm giác thèm chất ma tuý.

2) Ngạt mũi hoặc hắt hơi.

3) Chảy nước mắt.

4) Đau cơ hoặc chuột rút.

5) Co cứng bụng.

6) Buồn nôn hoặc nôn.

7) Tiêu chảy.

8) Giãn đồng tử.

9) Nổi da gà hoặc ớn lạnh.

10) Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.

11) Ngáp.

12) Ngủ không yên.

II. Chẩn đoán hội chứng cai CDTP

1) Ở người nghiện CDTP, nếu đột ngột ngừng hoặc giảm sử dụng thì sẽ xuất hiện hội chứng cai.

2) Theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 ( ICD - 10) chỉ cần có 3 trong số 12 triệu chứng trên là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng cai.

3) Hội chứng cai tự nó sẽ mất đi sau 7 - 10 ngày.

4) Cần phân biệt các triệu chứng của hội chứng cai với các triệu chứng xuất hiện do các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác gây ra.


Каталог: data -> files -> documents
documents -> BỘ y tế Số: 1450/2004/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ y tế Số: 3605/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 1905/2003/QÐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Hiện nay công nghiệp hoá chất, dược phẩm và thực phẩm ngày càng phát triển. Các phản ứng miễn dịch và dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là sốc phản vệ đã gây nhiều trường hợp từ vong đáng tiếc
documents -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ y tế Số: 2088/byt-qđ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BÁo cáo tổng hợp tình hình tuyển sinh năM 2010 VÀ nhiệm vụ tuyển sinh năM 2011
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn
documents -> Điện thoại: 04. 6293 9998; Tổng đài tư vấn

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương