1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Đặng Văn Đức1, Nguyễn Lai Thành1, Bùi Việt Anh1, Đỗ Doãn Lợi2



tải về 343.44 Kb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Đặng Văn Đức1, Nguyễn Lai Thành1, Bùi Việt Anh1, Đỗ Doãn Lợi2

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2 Trường Đại học Y Hà Nội

Ở Việt Nam, công nghệ tế bào gốc vẫn còn khá mới mẻ đặc biệt là tế bào gốc phôi. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào tế bào gốc trưởng thành và hầu hết mới chỉ thu được những thành công bước đầu. Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm thiết lập và hoàn thiện phương pháp phân lập cũng như nuôi cấy lâu dài tế bào gốc phôi (ESCs) từ nút phôi của túi phôi chuột nhắt trắng dòng Swiss. Tế bào ESCs sau khi phân lập đã tạo thành những cụm đặc trưng và được nhân lên qua các lần cấy chuyển. Việc xác định khả năng duy trì đặc tính gốc của loại tế bào này trong nuôi cấy được thực hiện với hai loại marker là Alkaline phosphatase và protein nhân tố phiên mã Oct3/4 (Octamer 3/4 -Oct3/4). Kết quả nhuộm hóa mô đối với Alkaline phosphatase và miễn dịch huỳnh quang đối với Oct3/4 cho thấy các tế bào gốc phôi chuột (mouse embryonic stem cells - mESCs) sau 5 lần cấy chuyển với gần 30 ngày nuôi cấy vẫn giữ được đặc điểm của tế bào gốc.

Identification and culture of embryonic stem cells derived from inner cell mass of mouse blastocysts

Dang Van Duc1, Nguyen Lai Thanh1, Bui Viet Anh1, Do Doan Loi2

1Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

2Hanoi Medicince University

In Vietnam, stem cell technologies, specially in embryonic stem cells (ESCs), are in progress of initiation. Current researches have focused mainly on adult stem cells and almost the results obtained have been just initial successes. In this study, we established and improved the method for isolation and long term culture of embryonic stem cells derived from inner cell mass of mouse blastocysts (Mus musculus). The ESCs from inner cell mass fromed the colonies after isolation and passing. During the cultivation, we determined pluripotency of this type of the cell with two makers alkaline phosphatase and Oct3/4 transcriptional factor protein. The results of histochemical staining with alkaline phosphatase and immunofluorescence stain for Oct3/4 indicated that mouse embryonic stem cells after five passages with approximately 30 days of culture still remain the characters of stem cells.

6. Khảo sát độc tính của H01 và E6 lên nguyên bào sợi và một số
dòng tế bào ung thư và khả năng tăng tương phản ảnh
của chúng trong chụp MRI

Phạm Thị Hà Giang, Nguyễn Đắc Tú, Hà Phương Thư,Trần Vĩnh Hoàng, Hoàng Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Quỳ

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Hai loại chất lỏng từ đã được Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam chế tạo thành công là H01 và E6. H01 - là vật liệu hạt từ, kích thước nano bọc axit oleic gắn Curcumin, còn E6 - hạt nano từ bọc Co-polymer chứa hàm lượng sắt từ tương ứng là 7,2 mg/ml và 10 mg/ml. Chúng được sản xuất nhằm ứng dụng làm tăng độ tương phản ảnh trong chụp MRI và nhiệt trị ung thư. H01 và E6 đã được khảo sát độc tính đối với nguyên bào sợi (fibroblast) và một số dòng tế bào thuộc ung thư phổi, vú và gan. Kết quả chỉ ra: H01 có nồng độ gây chết < 25% (nồng độ độc ngưỡng) đối với dòng tế bào ung thư phổi H358 là 0,2 ng/TB, H460 là 0,4 ng/TB , với dòng tế bào ung thư vú MCF7 là 0.2 ng/TB, với dòng tế bào ung thư gan HepG2 là 0.3 ng/TB và với dòng tế bào lành fibroblast là 0,4 ng/TB. Còn E6 có nồng độ độc ngưỡng đối với HepG2 là 0,5 ng/TB và với fibroblast là 1,0 ng/TB. Cả H01 và E6 đều ít độc với tế bào lành hơn so với các tế bào ung thư, đặc biệt là E6. Điều này cho phép chúng tôi ứng dụng H01 và E6 vào thực nghiệm. Kết quả chụp MRI cho thấy H01 có khả năng làm tăng độ tương phản ảnh cả in vitroin vivo.

The cytotoxicity of H01 and E6 on fibroblast and several cancer cell lines; examining their potentiality

in MRI contrast enhancement

Pham Thi Ha Giang, Nguyen Dac Tu, Ha Phuong Thu, Tran Vinh Hoang, Hoang Thi My Nhung, Nguyen Thi Quy

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

Two preparations of magnetic fluid: H01 and E6 have been successfully produced by Institute of Materials Science, Vietnam Academy of Science and Technology. H01 is magnetic nano-sized particulate material, coated with oleic acid and surficially attached with curcumin. E6 is also magnetic nanoparticle with co-polymer coated layer. Concentration of magnetic iron oxide in H01 and E6 are 7.2 mg/ml and 10 mg/ml, respectively. These compounds were produced with promising applications in MRI contrast enhancement and cancer thermotherapy. H01 and E6 were examined for their toxicity on fibroblast and several tumor cell lines including lung cancer cells, breast cancer cells and hepatoma cells. Results: H01 has threshold toxicity (lethal concentration of <25%) of H358 cell line is 0.2 ng/cell, this concentration in H460, MCF7, HepG2 cell line and fibroblast is 0.4 ng/cell, 0.2 ng/cell, 0.3 ng/cell and 0.4 ng/cell, respectively. Experiment with E6 showing that toxicity threshold concentration of HepG2 and fibroblast is 0.5 ng/cell and 1.0 ng/cell, respectively. All two compounds H01 and E6, especially E6, were less toxic to mice fibroblasts than cancer cells. MRI results revealed that H01 has potentiality in contrast enhancement in both in vitro and in vivo model.

7. Hàm lượng kim loại nặng và hoạt độ của một số enzyme
trong thịt cá nuôi tại vùng Thanh Trì, Hà Nội

Lê Thu Hà, Trần Thị Hồng Nhung

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Nghiên cứu được thực hiện trong 2 đợt: tháng 10 năm 2009 và tháng 3 năm 2010. Đối tượng nghiên cứu là 2 loài cá được nuôi tại các ao nghiên cứu bao gồm: cá Rô phi Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) và cá Trôi Cirrhinus molitorella (Cuvier & Valenciennes, 1844). Ao thí nghiệm bao gồm 1 ao ở xã Đông Mỹ và 1 ao ở Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội. Cả 2 ao này đều dùng nước thải từ các sông Kim Ngưu, Lừ, Sét để nuôi cá. Mẫu đối chứng được thu từ hồ Mạc, thuộc vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hồ này hoàn toàn không nhận bất kỳ một nguồn nước thải nào đổ vào.

Kết quả phân tích 5 loại kim loại nặng là As, Cd, Cu, Hg và Pb cho thấy: trong thịt cá Rô phi và cá Trôi nuôi bằng nước thải tại hai xã Đông Mỹ và Yên Sở đều có chứa cả 5 loại kim loại nặng nói trên. Hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá ở ao thí nghiệm cao hơn hẳn so với hàm lượng kim loại này trong thịt cá ở hồ đối chứng. Hàm lượng asen và chì trong cá nuôi bằng nước thải vượt quá tiêu chuẩn trong quy định 46/2007 của Bộ Y Tế. Hàm lượng các kim loại còn lại (Cd, Cu, Hg) vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả phân tích hoạt độ của 3 loại enzym catalase, lipase và protease cho thấy hoạt độ của các enzyme này trong thịt cá ở Đông Mỹ và Yên Sở thấp hơn so với trong thịt cá ở hồ Mạc (đối chứng). Sự khác biệt hoạt độ của enzym Catalaza giữa mẫu nghiên cứu và mẫu đối chứng là lớn nhất. Do đó, có thể sử dụng enzym Catalaza để đánh giá sự nhiễm độc kim loại nặng trong cá nuôi bằng nước thải.



tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương