Học viện công nghệ BƯu chính viễn thông khoa viễn thông 1 Bài giảng Học phần: CƠ SỞ DỮ liệU



tải về 4.98 Mb.
Chế độ xem pdf
trang33/82
Chuyển đổi dữ liệu13.11.2023
Kích4.98 Mb.
#55639
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   82
NEW.Bài giảng CSDL sau nghiệm thu-2023
TH CSDL 2015Sep, 6. Đề cương Cơ sở dữ liệu- sau nghiệm thu. 23.02.2022, Chuong01-CSDL
 2.6. 
Mô hình quan hệ 
Mô hình quan hệ được Ted Codd đưa ra đầu tiên vào năm 1970 và gây được chú ý 
ngay tức khắc vì tính đơn giản và các cơ sở toán học của nó. Mô hình quan hệ sử dụng 
khái niệm quan hệ toán học như là khối xây dựng cơ sở và có cơ sở lý thuyết của nó 
trong lý thuyết tập hợp và logic vị từ bậc nhất.
2.6.1. Các khái niệm cơ bản 
Mô hình quan hệ biểu thị cơ sở dữ liệu như một tập các quan hệ. Mối quan hệ có 
thể được biểu diễn như một bảng giá trị, mỗi một dòng trong bảng biểu thị một tập hợp 
các giá trị dữ liệu liên quan với nhau. Trong mô hình quan hệ, mỗi một dòng trong bảng 
biểu thị một sự kiện tương ứng với một thực thể hoặc một liên kết của thế giới thực. 
Tên bảng và tên các cột dùng để giúp giải thích ý nghĩa của các giá trị trong mỗi hàng. 
Mọi giá trị trong một cột đều cùng một kiểu dữ liệu.
Theo thuật ngữ mô hình quan hệ hình thức, mỗi hàng được gọi là một bộ, mỗi đầu 
cột được gọi là một thuộc tính, và bảng được gọi là một quan hệ. Kiểu dữ liệu mô tả các 
kiểu của dữ liệu xuất hiện trong mỗi cột gọi là một miền giá trị. Miền, thuộc tính, bộ và 
quan hệ 
Một miền D là một tập hợp các giá trị nguyên tố, điều đó có nghĩa là mỗi giá trị 
trong miền là không thể phân chia được trong phạm vi mô hình quan hệ. Để đặc tả một 
miền, người ta chỉ ra một tên, một kiểu dữ liệu và khuôn dạng dữ liệu. Ngoài ra, trong 
cơ sở dữ liệu người ta còn chỉ ra các thông tin phụ để thể hiện các giá trị của miền, 
chẳng hạn các đơn vị tính như tiền, trọng lượng,…ví dụ: 
Miền D1: kiểu dữ liệu số nguyên có dấu 16 bit 
Miền D2: kiểu dữ liệu nhãn thời gian (timestamp: 2020-03-07 10:01:30) 
Miền D3: kiểu dữ liệu chuỗi ký tự có độ dài nhỏ hơn 32 
Thuộc tính: Thuộc tính (attribute) là một tính chất riêng biệt của một đối tượng 
cần được lưu trữ trong CSDL để phục vụ cho việc khai thác dữ liệu về đối tượng. 
Ví dụ: 
- Đối tượng LOPHOC có các thuộc tính mã lớp, tên lớp, khóa, số học viên. 


55 
- Đối tượng SINHVIEN có các thuộc tính mã sinh viên, họ tên, ngày sinh, quê 
quán. 
Các thuộc tính được đặc trưng bởi một tên thuộc tính, kiểu giá trị (data type) và 
miền giá trị (domain). Trong các ứng dụng thực tế, người phân tích – thiết kế thường 
đặt tên thuộc tính một cách gợi nhớ, tuy nhiên không nên đặt tên quá dài (vì làm cho 
việc viết câu lệnh truy vấn vất vả hơn) nhưng cũng không nên quá ngắn (vì không thể 
hiện được ngữ nghĩa một cách rõ ràng).
Ví dụ: nếu có hai đối tượng SINH VIÊN và GIÁO VIÊN đều có thuộc tính tên thì 
nên đặt tên một cách rõ ràng là Tên_sinh_viên và Tên_giáo_viên vì chúng mang ngữ 
nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mỗi một thuộc tính đều phải thuộc một kiểu dữ liệu. Kiểu 
dữ liệu có thể là vô hướng - là các kiểu dữ liệu cơ bản như chuỗi, số, logic, ngày tháng… 
hoặc các kiểu có cấu trúc được định nghĩa dựa trên các kiểu dữ liệu đã có sẵn. 
Mỗi hệ quản trị CSDL có thể gọi tên các kiểu dữ liệu nói trên bằng các tên gọi khác 
nhau, ngoài ra còn bổ sung thêm một số kiểu dữ liệu riêng của mình. Ví dụ, Microsoft 
Access có kiểu dữ liệu text, memo là kiểu chuỗi; SQL Server có kiểu dữ liệu text, char, 
varchar, nvarchar là kiểu chuỗi. 
Một thuộc tính có thể chỉ chọn lấy những giá trị trong một tập hợp con của kiểu dữ 
liệu. Tập hợp các giá trị mà một thuộc tính A có thể nhận được gọi là miền giá trị của 
thuộc tính A, thường được ký hiệu là dom(A)
Ví dụ: 
− 
Sinhviên (MãSV, TênSV, NămSinh, GiớiTính, ĐịaChỉ) 
− dom(MãSV) = {char(5)} 
− dom(TênSV) = {char(30)} 
− 
dom(Nămsinh) = {date} 
− 
dom(GiớiTính) = {0, 1} 
− dom(ĐịaChỉ) = {char(50)} 

tải về 4.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   82




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương