Giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 0



tải về 14.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu09.10.2023
Kích14.46 Kb.
#55280
Giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4


Giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Những công nghệ đột phá, tiên tiến nhất hiện nay là Trí tuệ nhân tạo (AI); Dữ liệu lớn (Big Data); Công nghệ in 3D; Xe tự lái; Người máy cao cấp; Internet kết nối vạn vật (IoT), Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu mới và cảm biến, Công nghệ sinh học... Thành tựu của CMCN 4.0 đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống như: xây dựng thành phố thông minh, nhà ở thông minh, hệ thống giao thông, bệnh viện, nhà máy thông minh; tạo lập kết nối giữa các thiết bị, máy móc với nhau, thậm chí giữa máy móc với con người.

CMCN 4.0 tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0. Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Tổ chức giáo dục trở thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của cá nhân.

Giáo dục 4.0 có sự thay đổi lớn trong mục tiêu và cách thức đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông sang khai phóng tiềm năng, đồng thời trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân. Người dạy sẽ chuyển sang vai trò mới là người thiết kế, xúc tác, cố vấn và tạo môi trường học tập. Với nội dung học tập được số hóa, người học sẽ có một lộ trình học tập riêng, có thể lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ thống học tập số hóa cũng cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo.

Phạm vi tương tác trong giáo dục 4.0 rất rộng lớn, khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian bị xóa nhòa. Môi trường giáo dục không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Người học có thể chủ động nghiên cứu tài liệu cũng như tương tác với giảng viên ở mọi thời điểm bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Sự phát triển của các hình thức học trực tuyến giúp người học tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Công nghệ thực tế tăng cường/thực tế ảo (AR/VR) được sử dụng rộng rãi, giúp người học trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Trong giáo dục 4.0, nhờ ứng dụng các công nghệ AI, Big Data và IoT, lãnh đạo nhà trường, giảng viên có thể thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá chính xác về người học; theo dõi quá trình học tập tại nhà, kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập và thông báo kết quả học tập tới sinh viên cũng như gia đình. Thậm chí công nghệ AI có thể thay thế giảng viên ở một số khâu như điểm danh, chấm bài, soạn bài và hỗ trợ dạy ngoại ngữ.

Hiện nay, các tập đoàn công nghệ lớn đã cho ra đời nhiều thiết bị và phần mềm thông minh phục vụ giáo dục. Chẳng hạn, Bộ công cụ giáo dục Google (G-Suite for Education) cung cấp miễn phí bộ xử lý văn bản (Word), bảng tính (Sheet), trình chiếu (Slide). Ứng dụng Tài liệu (Google Docs) giúp người học tạo và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến, miễn phí. Công nghệ Chroma Key tạo trường quay thu nhỏ để người học tự sản xuất sản phẩm truyền thông. Công nghệ đám mây (Cloud) cung cấp những phần mềm học tập trên Internet có sử dụng tài khoản...

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức không nhỏ trên bình diện toàn xã hội nói chung, GDĐH nói riêng. Thị trường lao động có nguy cơ thay đổi hoàn toàn do robot dần thay thế người lao động. Thống kê của Liên đoàn Robot quốc tế cho thấy, tốc độ robot hóa trong lĩnh vực công nghiệp toàn cầu đang đạt ngưỡng rất nhanh, dẫn đầu là Hàn Quốc với tỷ lệ 631 robot/ 10.000 lao động(1). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo, trong 2 thập niên tới, khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot(2).

Việt Nam đang trở thành quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ cao, với hàng triệu việc làm mới trong lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, khi tự động hóa dần thay thế nhân lực trong nhiều lĩnh vực, người lao động chắc chắn cần thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất. Do đó, trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực bậc cao cho xã hội, cũng phải thay đổi toàn diện cả về mô hình, nội dung chương trình và phương thức đào tạo.

Trong CMCN 4.0, tương tác giữa các thiết bị và giữa thiết bị với con người sẽ tạo ra một hình thái sản xuất mới. Một số kỹ năng mới sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, cộng tác, sáng tạo, đổi mới(3). Đây là đặc điểm quan trọng không những định hướng, làm thay đổi chương trình đào tạo, hình thành chuyên ngành mới trong các trường đại học mà còn đặt ra yêu cầu tất yếu phải “học tập suốt đời” đối với người lao động trong CMCN 4.0.



Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng phải đối mặt với yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới trước sự phát triển của CMCN 4.0. Nhiều tập đoàn công nghệ có tiềm lực khoa học, nhân lực và tài chính rất lớn, có lợi thế trong cuộc chạy đua biến tri thức thành sản phẩm phục vụ cuộc sống, có nhiều trải nghiệm thực tế mà những nhà nghiên cứu, những giảng viên đại học không có. Bên cạnh đó, tự do thương mại dịch vụ GDĐH toàn cầu tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học trong và ngoài nước trong thu hút sinh viên.
tải về 14.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương