Gdp cứ 8 năm tăng gấp đôi



tải về 239.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2022
Kích239.81 Kb.
#51742
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
chương 2 ltg

2.2.5. Sản phẩm thay thế  

Hướng tới một tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên có thể thấy hiện tại Viettel đang có rất 

nhiều sản phẩm thay thế cho một thị trường viễn thông đã dần bão hòa hay một thị trường mạng 

Internet cáp quang cũng không có nhiều cái mới.  

Có thể thấy hiện tại Viettel đang đầu tư vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng để tiên phong trong lĩnh 

vực công nghệ cao như làm chủ mạng 5G, tham gia vào lĩnh vực logistic với Viettel Post hay 

cung cấp dịch vụ tài chính, thanh toán với ViettelPay.  




Theo thông tin từ phía Viettel thì việc nghiên cứu, triển khai mạng 5G là một trong những định 

hướng phát triển được tập đoàn này đặt ra trong chiến lược “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội 

số”. 

Cuối năm 2020, Viettel chính thức khai trương hai khu vực trải nghiệm mạng 5G tại Hà Nội và 



TP Hồ Chí Minh.  

Tính đến tháng 10/2021, Viettel đã có giấy phép triển khai 5G tại 16 tỉnh, thành phố trên toàn 

quốc với công nghệ mạng 5G hiện đại nhất.  

Trong tháng 9/2021, Viettel đã thử nghiệm công nghệ 5G với tốc độ lên tới 4.7Gb/giây. Tốc độ 

này cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có, giúp Viettel trở thành một 

trong những mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á.  

Trong lĩnh vực logistic, Viettel cũng đặt quyết tâm cao với mục tiêu trở thành công ty logistic số 

1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao vào năm 2025.  

Là một phần của tập đoàn Viettel, Viettel Post có lợi thế lớn khi được sở hữu nguồn lực dồi dào, 

mạng lưới rộng khắp Việt Nam với hơn 2.200 bưu cục, cửa hàng; 6.000 đại lý thu gom; hơn 

4.000 tuyến phát đến từng gia đình.  

Viettel Post hiện đang sở hữu một trung tâm logistics, 6 trung tâm khai thác, 1.000 kho vệ tinh 

tại các tỉnh thành, thường xuyên được đầu tư, nâng cấp 

Không chỉ trong nước, tại thị trường nước ngoài, Viettel Post cũng đã đẩy mạnh mạng lưới của 

mình với 2 công ty thành viên: MyGo Campuchia và MyGo Myanmar. Lực lượng lao động lõi 

tại doanh nghiệp có hơn 22.000 nhân sự, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 52%. 

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, lĩnh vực thanh toán điện tử là một trong những lĩnh vực đã 

lên ngôi. Ngân hàng số ViettelPay cũng là một trong những sản phẩm đã phát triển nhanh chóng 

trong bối cảnh đó.  

Theo báo cáo “Ứng dụng di động 2021” được Appota công bố, ứng dụng ví điện tử ViettelPay 

đã tăng 61% lượt tải so với thời điểm năm 2019, trong khi hai đối thủ khác là Momo và ZaloPay 

tăng trưởng lần lượt 50% và 40%.  

Khảo sát của Q&Me công bố cuối năm 2020 cũng cho thấy, khoảng 88% thị phần ví điện tử tại 

Việt Nam thuộc về 4 cái tên: Momo, ViettelPay, AirPay (nay là ShopeePay) và ZaloPay

Giới chuyên gia đánh giá, hoạt động Fintech tại Việt Nam càng trở nên sôi động cơ quan quản lý 

thành lập Ban chỉ đạo Fintech nhằm tạo ra hành lang pháp lý, chính sách tạo điều kiện cho đơn vị 

trong ngành phát triển. 

Khác với các ví điện tử khác, ViettelPay tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng ở nông thôn 

ngay từ khi thành lập. Đây là thị trường chiến lược nơi các dịch vụ ngân hàng số chưa hiện diện. 

Để khai phá thị trường này, Viettel đã thiết kế sản phẩm có thể dùng với điện thoại cơ bản tại 

nhiều mạng viễn thông (không cần sim Viettel) và không cần kết nối Internet. Người dân chưa có 

smartphone hoàn toàn sử dụng được dịch vụ ngân hàng số. 

Lợi thế lớn của ViettelPay so với các ví điện tử khác chính là hệ sinh thái viễn thông cho phép 

chuyển tiền qua số điện thoại.  

Theo thống kê từ nền tảng SocialHeat của YouNet Media vào tháng 9/2021, “Sự tiện lợi” và 

“Dịch vụ liên kết” là 2 yếu tố được người dùng phản hồi tích cực về thương hiệu ViettelPay.  

Cụ thể như “thanh toán mùa dịch tiện lợi”, “nhiều voucher hoàn tiền nạp card, thanh toán điện 

nước”. Mặc dù vậy, ViettelPay vẫn đang nhận được một số phản hồi tiêu cực về “trải nghiệm sử 

dụng” như “Chuyển tiền vào ngân hàng phải chờ rất lâu” hoặc “Quy trình phức tạp”. 

Qua đó có thể thấy rằng, là một tập đoàn phát triển trên nhiều lĩnh vực, Viettel chịu rất ít áp lực 

trong việc tìm kiếm sản phẩm thay thế. Bởi lợi thế lớn của doanh nghiệp này chính là hệ sinh thái 

viễn thông rộng khắp, cho phép dễ dàng triển khai các hoạt động khác như logistic hay fintech.  




 

2.2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 

tải về 239.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương