Dau Nanh Va Kha Nang Ngan Ngua Benh Tim Mach Hong Le Tho



tải về 315.59 Kb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích315.59 Kb.
#36496
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

Phần 2 - Natto là gì ?


“Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao và bền (chứa nhiều Acid Glutamic), có mùi nồng nặc (của nước tiểu) rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt. Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống. Ngày nay Natto còn được chế biến trong các món ăn xào nấu với thịt, làm sandwich kẹp natto hay bánh mì gọi là Natto-burger (!) .

Natto là một đặc sản thiên nhiên, không qua chế biến (nấu, xào, hấp …) vì vậy những tố chất bổ dưỡng cho sức khỏe đều được giữ nguyên vẹn trong đó enzym Nattokinase là một hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men tự nhiên được xem là hoạt chất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch--một phát hiện vô cùng lý thú bởi nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật bản nổi tiếng, GS Sumi Hiroyuki vào năm 1980 (xem phần 3).

Từ trước đến nay, có nhiều thức ăn từ đậu nành lên men như các loại Tương (miso), Chao.. bằng những con men như Aspergillus, Rhozipus hay Actinomucos nhưng chỉ có Natto là lên men từ vi khuẩn (active protease enzymes) Bacillus Subtilis có trong rơm rạ và được gọi phổ biến là Bacillus Natto.

Natto là chữ ghép của Nat (nộp) và To (đậu) với nghĩa là “đậu nành lên men” ngày nay, đã xuất hiện ở Nhật vào năm 1068 . Đậu nành ngoài làm thức ăn, là loại đậu dùng để ‘cúng dường” đức Phật (nassho—nộp vào chùa) trong nhà chùa và đưa vào bếp chế biến thức ăn cho tăng lữ, ni sư . Ngày nay vào ngày lập xuân (tết cổ truyền theo âm lịch) tại Nhật bản, các chùa thường quăng rãi những hạt đậu trước cổng chính cho khách hành hương đến viếng, hay các cụ lớn tuổi vẫn giữ tục lệ ném hạt đậu nành trước cửa để trừ tà ( ma quỉ), rước “hên” (may mắn) vào nhà.

---o0o---


Каталог: downloads -> thuyet-phap -> an-chay
an-chay -> Huyền thoại và SỰ thật về Ăn chay nguyên Tác: Dr. D. P. Atukorale Chuyển Ngữ: Tâm Diệu o0o Nguồn
an-chay -> Quan đIỂm về Ăn chay củA ĐẠo phật biên Soạn: Tâm Diệu Sửa Chữa Bản In: Liên Hương Và Tâm Linh Hoa Sen Xuất Bản 10. 400 cuốn tại Hoa Kỳ và 000 cuốn tại Việt Nam
an-chay -> LẬp trưỜng dứt khoát nguyên tác: taking a stand
an-chay -> Ăn rau hay ăn thịt mỹ Đức Phạm Kim Dung o0o Nguồn
an-chay -> Dinh dưỠng ngăn ngừa bệnh tật biên Soạn: Tâm Diệu và Tâm Linh
an-chay -> Bí Quyết Ðể Sống Khỏe Trần Anh Kiệt Sưu tập & Chuyển ngữ
an-chay -> Hòa thượng thích giác nhiên tổ ĐÌnh minh đĂng quang phật lịch-2551
an-chay -> Ý Nghĩa Ăn chay Ttrong Phật Giáo Là Gì ?

tải về 315.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương