Dao Phat Sieu Khoa Hoc Minh Giac Nguyen Ngoc Tai


THUYẾT SIÊU TƠ TRỜI (STT) VÀ THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT



tải về 1.67 Mb.
trang21/164
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.67 Mb.
#37822
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   164

THUYẾT SIÊU TƠ TRỜI (STT) VÀ THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT


Siêu Tơ Trời là một thuyết Vật lý Lượng tử cho rằng những Lượng tử Căn bản (Elementary Particles) là những vật được phóng dài theo đường thẳng y như nhửng sợi dây thay vì những Hạt tử vi tế, không Trọng khối, ở trong Không-thời như đã được các thuyết khác chủ trươmg.

   Năm 1980, thuyết STT được phổ biến như sau khi Michael Grêen thuộc Ðại học Quêen Mary ở Luân Ðôn, và John Schwarz thuộc Viện Kỹ Thuật California (California Institute of Technology Caltech), trình bày rằng vài loại học thuyết này có thể đưa đến một thuyết về Lượng tử đẩy đủ và thích hợp trong việc mô tả Trọng tường cũng như các Lực yếu, mạnh và Ðiện từ lực.

   Việc triển khai thuyết Lượng tử thống nhất này là mục tiêu hàng đầu của những thuyết Vật lý Lượng tử.  Những Lượng tử Căn bản trong thuyết STT là những sợ dây một chiều, không Trọng khối và chiều dài 10-33 cm, hay 1/1000 tỉ tỉ của 1cm.  Khoảng cách này gọi là chiều dài của Planck, mà tại đây những tác dụng của những Lượng tử trong Trọng trường không thể bỏ qua được.  Những sợi dây rung lên, và mỗi điệu rung tương ứng với một Lượng tử khác.  Những sợi dây STT cũng có thể Tương tác một cách tương tự với những Tương tác của những lượng tử khác.

   Những thuyết nói về những Lượng tử Căn bản đã được giới thiệu vào đầu năm 1970 với mục đích mô tả Lực mạnh.  Mặc dầu Nguyên lượng Sắc Ðộng học (Quantum Chromodynamics – QCD) được sớm công nhận là một thuyết rất đúng của Lực mạnh, thuyết STT có thêm một bộ mặt mới khi được bổ thêm việc Siêu Ðối Xứng  (Supersymmetry).  Siêu Ðối Xứng là sự đối xứng giữa Fermions và Bosons.  Fermions là những phân tử có Nửa Ðộ Quay Tự Nội (hay Spin Bán Nguyên), và Bosons là những Phân tử có Ðộ Quay Tự Nội (hay Spin Nguyên Vòng). 

   Thuyết STT không những bao quát mọi Lực căn bản mà còn được mà còn được coi như một thuyết thống nhất các Lượng tử và các Lực.  Lúc đầu, thuyết này đã nói nhiều về vấn đề Không-thời với Không gian mười chiều thay vì ba chiều không gian và một chiều thời gian như mọi người đã biết.  Còn sáu chiều kia, hình như có thể đã bị thu hẹp hay làm cong đến một mức độ quá nhỏ khiến không thể thấy được.

   Tuy nhiên, thuyết STT vẫn có khuyết điểm là chưa cắt nghĩa được Trọng khối của những phân tử đã biết.  Ngoài ra, thuyết STT hé mở cho ta thấy sự hiện diện của một Phân tử dưới dạng thức “Bóng Vật Thể” mà những Vật thể thường có thể Tương tác nhờ Trọng trường.

   Tachyon

   Tachyon là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử bay nhanh hơn ánh sáng (Ánh sáng bay 300,000 km/giây, hay 186,000 dậm/giờ).  Tuy chưa được thử nghiệm, sự hiện diện của Tachyon rất phù hip với thuyết Tương đối, và thuyết này lúc đầu chỉ được áp dụng cho những vật bay dưới tốc độ của ánh sáng.

   Cũng như những Phân tử khác như Âm điện tử (Electron) chỉ có thể tồn tại nếu bay dưới tốc độ của ánh sáng.  Với Tachyon, muốn tồn tại, nó phải bay nhanh hơn tốc độ của ánh sáng, và lúc bấy giờ nó sẽ trở nên một Phân tử có Trọng khối thật sự.

   Cũng xin nhắc lại là theo Einstein, không một vật nào có thể bay nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.  Nếu vật đó bay gần với tốc độ của ánh sáng, thời gian được rút ngắn lại, nhưng Trọng khối lại gia tăng.  Nếu bay bằng vơi tốc độ của ánh sáng, Trọng khối của Vật đó sẽ tăng lên đến vô giới hạn.

   Ðể kết luận, Tachyon chỉ là một giả thuyết cũng như Neutrino và Hố đen (Blackhole) trước kia cũng chỉ là những giả thuyết, cho nên đến ngày nay Tachyon vẫn không có thật.

   Về thuyết Siêu Tơ Trời, theo thiển nghĩ, rất phù hợp với thuyết Sát Na và Quang Minh của nhà Phật.  Trong các kinh Ðại thừa, nhất là kinh Ðịa Tạng và kinh Hoa Nghiêm đã nói rất nhiều về quang minh.  Trong kinh Hoa Nghiêm, hâu hết các trang đều nói đến việc Phật phóng quang.

   Ngay đến 12 danh hiệu của đức Phật A Di Ðà, danh hiệu nào cũng có chữ quang.

   Vì cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh và cụ Nghiêm Xuân Hồng đã nói quá tỉ mỉ về quang minh, tôi chỉ xin tóm tắt những ý chính của hai chữ quang minh của nhà Phật.

   Theo kinh Phật, Chánh báo (Chúng sinh) và Y báo (Cảnh vật) trong Pháp giới hữu hình hay vô thức đều được dệt bằng quang minh cả.  Nói rõ hơn, thân của chư Thiên, thân người, súc vật và cây cỏ cũng đều dệt bằng quang minh.  Chỉ có khác là quang minh của chư Phật và chư vị Bồ Tát tràn đầy và sáng rỡ hơn quang minh của người thế tục.   Rồi quang minh của người lại sáng hơn quang minh của súc vật và thảo mộc.  Lý do là thần thức của con ngưới đã thăng hoa hơn là thần thức của động vật và thảo mộc mà nhà Phật gọi là “phi tình thần thức”.

   Ðiều để hiểu là khi Y báo và Chánh báo đều được dệt bằng quang minh thì cả hai đều phát ra quang minh.

   Lý Tương sinh tương duyên trùng trùng duyên khởi của Phật giáo đã cắt nghĩa việc kết hợp nên thân căn của chúng ta và của vạn vật.  Muốn hiểu được lý này, cần hiểu những điều căn bản về thuyết Sát Na của nhà Phật.

   “Sát Na là những tia chớp nhoáng hiện lên và biến đi liên tục, không gián đoạn mà kinh Phật gọi là Ðẳng vô gián duyên, nghĩa là không kẽ hở.  Ví dụ, Tia B biến đi, tia A hiện lên, và cứ tương tợ tương tục như thề.  Lấy thí dụ cụ thể:  Một tia nước là sự kết hợp của vô vàn vô số những giọt nước nối liền với nhau tương tự như một chuỗi ngọc.  Một ngọn nến cháy cũng là do vô vàn số những tia chớp nhoáng phụt lên là do sự đốt cháy của cực vi sáp ong và cực vi không khí.”

   Thân căn của chúng ta cũng do vô vàn vô số những tia chớp nhoáng kết lại giống như những hình vẽ trong phim hoạt họa.

   Chẳng nói đến người, động vật, thảo mộc và khoáng vật cũng đều phát quang minh hạn hẹp và thấp kém.  Với loài người, càng tu cao bao nhiêu, quang minh càng tràn đầy, sáng rỡ và biến chiếu bầy nhiêu.  Vì thế kinh Hoa Nghiêm gọi “chư Phật là tạng quang minh.”  Bồ Tát Long Thọ, khi thuyết pháp ở bìa rừng, người nghe không thấy Ngài mà chỉ thấy hàng trăm Mặt trời sáng rỡ ở trên không trung.

   Các khoa học gia đã làm những thí nghiệm và khám phá ra những điều lý thú sau đây:

1.Một lá cây bị cắt đôi, nếu dùng kính đặc biệt sẽ thấy phấn bị cắt phóng ra quang minh tạo thành Hình chiếu (Projection) của phần lá bị cắt.’

2.Một lá cây ban đêm phóng quang minh trông như Thành phố Los Angeles hay San Francisco lộng lẫy ánh đèn về đêm.

3.Ðuôi con thằn lằn bị cắt cũng phát quang minh tạo Hình chiếu của phần đuôi bị cắt.

4.Khi cây bị chặt, nó tự động phát ra một luồng chấn động báo hiệu cho những cây khác ở chung quanh.  (Xin xem bài “Khi cái cây bị chặt sẽ phát ra tiếng kêu).

   Vì thế, Phật cấm các tu sĩ không được dẫm lên cỏ non.  Trong băng giảng, một sư cô kể rằng có một số tu sĩ không dám gĩa gạo, bóc vỏ chuối ăn, hoặc chà vỏ đậu.  Một số tu sĩ khác đã bị quở vì đào đất, cất chùa khiến giết chết một số côn trùng.  Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng quở những người ép dầu chờ có trùng mới ép để được nhiều dầu hơn.  Ngay việc uống nước có trùng Phật cũng coi như ăn thịt chúng sinh.  Vậy những vị thích ăn dưa chua, coi chùng ăn thịt chúng sanh đấ.

   Chẳng riêng động vật và thảo mộc có Phi tình thần thức mà sắt đá cũng biểu lộ sự mệt mỏi của nó.  Trong băng giảng về “La fatigue des méteaux” của cụ Hồng, nều ta nung đỏ một thanh sắt, lấy ra đập.  Ðập xong, bỏ vào nung, rồi lại lấy ra đập.  Làm vài lần như vậy, thanh sắt sẽ biểu lộ sự mệt mỏi của nó.


Каталог: kinh -> Ebooks -> Thuyet-Phap -> Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Minh Giác Nguyễn Học Tài Chùa Liên Hoa, California, usa ấn hành 1997 o0o MỤc lụC
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Thuyet-Phap -> Trần TrúcLâm những hộ pháp vưƠng của phật giáo trong lịch sử ẤN ĐỘ
Thuyet-Phap -> Thiền sư khưƠng tăng hội nguyễn Lang o0o Nguồn
Thuyet-Phap -> VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ tp. Hcm 2004
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> PHẬt giáo và khoa học phúc Lâm Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
Phat-Giao-Va-Khoa-Hoc -> CHÁnh niệm và ĐẠO ĐỨc giao thoa giữa khoa học và tâm linh ở Mỹ

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   164




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương