Câu hỏi: Anh/chị cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam? Liên hệ bản thân?



tải về 22.77 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu15.04.2024
Kích22.77 Kb.
#57214
1   2   3   4
PHAN DAU TRO THANH DANG VIEN

Hai là, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn và kiên định mục tiêu, lý tưởng đã chọn; trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không bao giờ giao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Khí tiết của người cách mạng là “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Đồng thời bản lĩnh chính trị còn thể hiện ở tinh thần độc lập, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ. Trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng thế giới tạm lâm vào thoái trào, cần đặc biệt đến sự kiên định lập trường, quan điểm chính trị, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, với lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc. Bản lĩnh chính trị còn thể hiện ở ý thức độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; ý thức về hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; ý thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân…
Để có được bản lĩnh chính trị vững vàng mỗi người chúng ta cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin. Trước khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hướng chính trị và có thái độ, chính kiến rõ ràng, kiên định. Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập, nắm vững lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình. Bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua hoạt động thực tiễn nên mỗi đảng viên cần thường xuyên rèn luyện mình qua thực tế sản xuất, công tác, hoạt động chính trị - xã hội. Chỉ có dự hiểu biết sâu rộng, trải nghiệm dày dạn qua trường học đấu tranh thực tiễn, chúng ta mới trở nên vững vàng, kiên định. Cần thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Đạo đức cách mạng có nội dung hết sức phong phú, nhưng như lời Bác Hồ dạy: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, Đó là điều chủ chốt nhất”. Trong Đảng ta, biết bao đồng chí đã vì dân, vì Đảng mà hy sinh oanh liệt, đã nêu gương chói lọi về đạo đức cách mạng. Ngày nay đại bộ phận đảng viên vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, được nhân dân quý mến và tin cậy. Đạo đức cách mạng hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cá nhân, Chủ nghĩa cá nhân gây ra nhiều tai hại, có khi nghiêm trọng. Xây dựng đạo đức cách mạng phải đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Như Bác Hồ đã từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Đạo đức cách mạng là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời, không ngừng nghỉ, như Bác Hồ đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Ngày nay, đạo đức cách mạng còn là ý chí, quyết tâm và góp sức đưa đất nước ngày càng phát triển, trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh, nhân dân làm chủ xã hội và có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Không thể có đạo đức cách mạng nếu làm gì cũng tính toán thiệt hơn với Đảng, lúc nào cũng đòi hỏi hưởng thụ, muốn lựa chọn công việc theo ý thích và lợi ích cá nhân, sống cơ hội, thực dụng, coi đồng tiền là tất cả; lợi dụng cơ chế, chính sách để tham nhũng, lãng phí, làm giàu phi pháp…
Đạo đức cách mạng để rèn luyện thì cần phải gắn vào những việc làm cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo. Bác Hồ luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng để xây dựng con người cách mạng “vừa hồng, vừa chuyên”. Bác luôn gắn đạo đức với những hành động cụ thể, lời nói phải đi đôi với việc làm và hiệu quả trên thực tế. Bác nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói vô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ định vai trò, lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở thích riêng, đời sống riêng của bản thân của gia đình. Lợi ích riêng của cá nhân được tôn trọng khi nó không trái với lợi ích chung của cộng đồng. Đường lối của Đảng là kết hợp hài hòa ba loại lợi ích: lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Đảng luôn luôn tôn trọng và quan tâm đến lợi ích cá nhân, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân mình lên trên, lên trước lợi ích tập thể và toàn xã hội. Bác Hồ dạy: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi với quần chúng, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của tập thể, của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”.

tải về 22.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương