Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company



tải về 351.65 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích351.65 Kb.
#34433
1   2

Mở tài khoản giao dịch

Để tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh, nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán tại một CTCK là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh. Nếu nhà đầu tư đã có sẵn tài khoản giao dịch chứng khoán thì chỉ cần mở thêm một tiểu tài khoản, nằm trong tài khoản sẵn có, để giao dịch phái sinh.

Kết cấu phiên và thời gian giao dịch

Khác với thị trường cổ phiếu chỉ có 2 phiên khớp lệnh liên tục và định kỳ đóng cửa, kết cấu phiên giao dịch hợp đồng tương lai gồm 3 phiên: phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa, phiên khớp lệnh liên tục, và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Thời gian thị trường phái sinh mở cửa sẽ sớm hơn thị trường cổ phiếu 15 phút, nhưng kết thúc cùng giờ với thị trường cơ sở, cụ thể như sau:

- Phiên sáng:

+ Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: 8h45 – 9h00

+ Phiên khớp lệnh liên tục: 9h00 – 11h30

Giao dịch thỏa thuận: 8h45 – 11h30

- Nghỉ trưa 11h30 – 13h00

- Phiên chiều

+ Phiên khớp lệnh liên tục: 13h00 – 14h30

+ Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: 14h30 – 14h45

Giao dịch thỏa thuận: 13h00 – 14h45

Ký quỹ giao dịch

Căn cứ vào quy mô hợp đồng, nhà đầu tư có thể tính toán lượng tiền ký quỹ ban đầu để mua một hợp đồng tương lai. Theo quy định của TTLKCK mức ký quỹ ban đầu là 10% giá trị hợp đồng, nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 thì nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra mức ký quỹ ban đầu là 7 triệu đồng để mua được 1 hợp đồng.

Đơn vị yết giá/Bước giá

Đơn vị yết giá không theo giá trị tính bằng tiền mà tính theo điểm chỉ số cơ sở của hợp đồng và được quy định theo từng mẫu hợp đồng cụ thể. Với hợp đồng chỉ số cổ phiếu là 0,1 điểm chỉ số.

Bước giá dao động tối thiểu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index là 0,1 điểm chỉ số, tương tự như bước giá giao dịch cổ phiếu. Ví dụ VN30-Index hiện có điểm số 700 điểm, nhà đầu tư có thể đặt lệnh ở các mức điểm số: 700,1 điểm, 700,2 điểm, 699,9 điểm và tương ứng là lượng tiền cần có để mua một hợp đồng tại bước giá đó.

Đơn vị giao dịch là 1 hợp đồng.

Biên độ dao động giá

Biên độ dao động giá hợp đồng tương lai được xác định cho từng hợp đồng cụ thể trong giới hạn giữa giá trần và giá sàn chứ không có một mức biên độ dao động cụ thể như trên thị trường cổ phiếu niêm yết hay UPCoM. Giới hạn lệnh, giới hạn vị thế được quy định theo từng hợp đồng, mẫu hợp đồng và được Sở GDCK Hà Nội công bố trước khi áp dụng. Đối với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, biên độ dao động giá là 7%.

Lệnh giao dịch

Các loại lệnh giao dịch hợp đồng tương lai cũng tương tự như giao dịch cổ phiếu gồm có lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MOK, MAK, MTL), lệnh ATO, ATC. Việc sửa hủy lệnh cũng được áp dụng giống như đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết.

Giá tham chiếu

Giao dịch hợp đồng tương lai không có giá đóng cửa cuối ngày như trên thị trường cổ phiếu, thay vào đó sẽ có giá thanh toán cuối ngày. Giá thanh toán cuối ngày là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL và do TTLKCK xác định và công bố. Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên do TTLKCK xác định.

Ngày giao dịch cuối cùng

Là ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, nếu trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn tháng đó sẽ được điều chỉnh sang ngày giao dịch liền trước đó.

Phương thức giao dịch và thanh toán

Phương thức giao dịch gồm khớp lệnh và thỏa thuận trên nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian.

Phương thức thanh toán: tiền mặt.

Khi giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư thanh toán tiền và cổ phiếu cho người bán qua hệ thống thanh toán bù trừ với giá trị đúng bằng giá trị cổ phiếu khớp lệnh. Đối với giao dịch hợp đồng tương lai, nếu nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN30-Index sẽ tăng/giảm trong thời gian tới, nhà đầu tư đó sẽ đặt lệnh mua một hợp đồng tương lai.

Khi chỉ số đó tăng/giảm đúng như dự đoán thì có thể bán hợp đồng đó đi để chốt lãi. Thực chất là nhà đầu tư thực hiện một lệnh bán một hợp đồng tương lai cùng kỳ hạn với hợp đồng đang nắm giữ, tức là nhà đầu tư đang cân bằng vị thế với hợp đồng đang có và tổng vị thế bằng 0, số tiền lãi sẽ được thu về bằng tiền mặt. Nếu nhà đầu tư chưa nắm giữ hợp đồng để cân bằng vị thế thì việc bán hợp đồng mới thực ra lại là mua. Nhà đầu tư sẽ phải trả tiền (tiền ký quỹ ban đầu) để có được một hợp đồng.

Để chốt lời/cắt lỗ với vị thế đã có thì giao dịch là đóng vị thế (cover/close) bằng hành động ngược với giao dịch trước đó ở hợp đồng có cùng kỳ hạn.

Tháng 6, chờ những cuộc đấu giá lớn

Thông qua 2 Sở GDCK Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HOSE), hiện mới có 3 doanh nghiệp (DN) ấn định thời điểm tổ chức đấu giá bán cổ phần trong tháng 6 này. Nhưng theo các kế hoạch được công bố trước đó, nhà đầu tư có thể chờ đón đợt IPO của các DN lớn như Vinafood II, Satra, PV Oil…

Sau khi đã hoàn tất việc xác định giá trị DN, quý II/2017 là thời điểm một số “ông lớn” đặt tin rằng, có thể thực hiện IPO sau nhiều năm trì hoãn.

Thông tin từ Hội nghị Triển khai công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đầu năm, trong năm 2017, Bộ này sẽ tiến hành IPO đối với Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) và Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam) trong quý II/2017. Tháng 5, Vigecam đã hoàn tất IPO, nếu đúng tiến độ, Vinafood 2 sẽ IPO trong tháng này.

Vinafood 2 tiền thân là Tổng công ty lúa gạo miền Nam, được thành lập năm 1976. Ngoài gạo, Vinafood 2 kinh doanh các sản phẩm chế biến khác như bột ngọt, nước tương, mì, bánh kẹo…, với thị trường nội địa là chủ yếu, chiếm 80-90% tổng sản lượng bán ra.

Vinafood 2 có vốn điều lệ 3.375 tỷ đồng, là “ông lớn” ngành nông nghiệp, nhưng có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả. Theo báo cáo năm 2016 của Vinafood 2, giai đoạn 2012-2015, tình hình sản xuất-kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh thu thường không đạt chỉ tiêu đề ra. Riêng 2 năm 2013 và 2014 lỗ nặng, tổng cộng hơn 1.158 tỷ đồng. Nguyên nhân được chỉ ra, ngoài yếu tố về thị trường còn là vấn đề trong công tác quản lý công nợ phải thu, năng lực điều hành yếu kém… Do đó, Vinafood 2 đã phải xin cơ chế đặc thù để xử lý nợ tại các công ty con, liên kết.

Vinafood 2 cho biết, sau khi thực hiện tái cơ cấu, tình hình đã khả quan hơn. Chẳng hạn, năm 2015 đã lãi trước thuế 26,5 tỷ đồng, năm 2016 lãi 134,16 tỷ đồng. Năm 2017, Vinafood 2 đặt kế hoạch doanh thu tổng hợp đạt 18.822,8 tỷ đồng, tăng 11,57% so với thực hiện 2016; lợi nhuận sau thuế đạt 202,9 tỷ đồng, tăng 55,93%.

Cũng dự kiến thực IPO trong quý II/2017 là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Đầu tháng 3 vừa qua, lãnh đạo DN này phát biểu trước báo giới rằng, Satra cùng đơn vị tư vấn đã hoàn thành việc xác định giá trị tài sản DNNN và trình Ban chỉ đạo cổ phần hóa Thành phố.

Theo thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về phương án sắp xếp DNNN trực thuộc UBND TP.HCM giai đoạn 2016-2018, vào cuối năm 2016, Nhà nước giữ trên 65% vốn điều lệ khi bán cổ phần lần đầu. Sau năm 2019 sẽ thoái vốn xuống dưới 50% vốn điều lệ tại Satra.

Satra là 1 trong 17 DNNN hàng đầu tại TP.HCM, với 60 công ty thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu và thương mại, dịch vụ... Năm 2016, doanh thu trên toàn hệ thống của Satra đạt 55.266 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2015; lợi nhuận đạt gần 11.100 tỷ đồng, tăng 26,2%. Riêng Công ty mẹ Satra đạt doanh thu 9.556 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 2.700 tỷ đồng.

Satra cho biết, trong năm 2017 sẽ đẩy mạnh triển khai các công trình trọng điểm như dự án Khu thương mại Bình Điền, trong đó có đầu tư kinh doanh dịch vụ logistic và hệ thống kho lạnh mới; dự án Sàn giao dịch hoa, cây cảnh (liên kết giữa 2 trung tâm giao dịch hoa của Đà Lạt và TP.HCM)…

Một DN lớn khác có kế hoạch IPO gây chú ý là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL). Theo thông tin mới nhất, PVOIL đang trình Bộ Công thương phê duyệt phương án cổ phần hóa mà Nhà nước sẽ chỉ giữ lại 35,1% vốn và chào bán toàn bộ 64,9% vốn còn lại ra thị trường.

Hiện tại, danh sách nhà đầu tư chiến lược quan tâm đến PVOIL gồm 10 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Nga, Đông Nam Á và 2 tổ chức trong nước.

Là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), PV Oil đang là nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 tại Việt Nam, với sản lượng trên 3 triệu m3/tấn/năm, chiếm thị phần khoảng 22% (sau Petrolimex là 50%). Đến thời điểm hiện tại, PV Oil có 31 công ty con sở hữu trên 50% vốn, 11 công ty liên kết và 7 chi nhánh trực thuộc.

Theo kết quả xác nhận của Kiểm toán Nhà nước, PVOIL được xác định có giá trị doanh nghiệp là 10.342 tỷ đồng. Ước tính kết quả kinh doanh hợp nhất 4 tháng đầu năm 2017, PVOIL đạt doanh thu hơn 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 250 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, PVOIL sẽ tiến hành IPO trong tháng 6 này. Nhưng theo một số nguồn tin, kế hoạch này có thể phải dời sang tháng 7.

Ngoài các “ông lớn” nói trên, trong tháng 6, có 3 DN xác định ngày thực hiện đấu giá bán cổ phần (đều tại HNX) là Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, CTCP Xây lắp và dịch vụ Bưu điện Cà Mau và CTCP Bến xe Kon Tum.

Đáng chú ý trong đó là đợt IPO của Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. DN này sẽ đưa hơn 6,8 triệu cổ phần (15,95% vốn điều lệ) đấu giá ra công chúng, vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa là 428 tỷ đồng.

Giao dịch repo trái phiếu Chính phủ vượt giao dịch outright

Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2016, thị trường trái phiếu Chính phủ ghi nhận bước tiến mới khi giá trị giao dịch repo (mua bán lại) gần bằng với giao dịch outright (giao dịch giao ngay), khi đạt gần 40% trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Diễn biến trên cho thấy thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu.

Sang năm 2017, xu hướng này tiếp tục được khẳng định khi 5 tháng đầu năm, giá trị giao dịch repo xấp xỉ giao dịch outright, chiếm tỷ trọng 48,23% so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Đặc biệt, từ tháng 3 đến nay, giá trị giao dịch repo vượt giao dịch outright. Theo đó, giá trị giao dịch outright trong 3 tháng qua đạt 214.007 tỷ đồng, trong khi giá trị giao dịch repo đạt 247.639 tỷ đồng.

Trong tháng 3/2017, giá trị giao dịch repo đạt mức cao nhất là 88.344 tỷ đồng, trong khi giao dịch outright là 81.061 tỷ đồng.

UPCoM sắp “bật sáng” theo cách mới

Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 23/6 tới, HNX sẽ công bố danh sách phân bảng UPCoM theo quy mô vốn. Phân bảng theo cách mới, nhà đầu tư sẽ dễ nhận diện cơ hội trên sàn này, nhưng khả năng tăng sức hấp dẫn các dòng vốn vào đây ra sao, vẫn là câu hỏi ngỏ.

UPCoM: vốn hóa 421.000 tỷ đồng, bằng 2,5 lần sàn niêm yết HNX

Khai mở vào ngày 24/6/2009, ngày Trung tâm GDCK Hà Nội chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Sở GDCK, sàn UPCoM có những năm đầu hoạt động rất ảm đạm, khi số doanh nghiệp (DN) tự nguyện lên sàn rất hạn chế.

Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2014, với việc Thủ tướng ban hành Quyết định 51/2014/QĐ-TTg bắt buộc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch và sau đó ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP cụ thể hoá quy định gắn chào bán cổ phần lần đầu với đăng ký giao dịch, niêm yết, câu chuyện về UPCoM bước sang trang mới.

Số lượng DN lên sàn tăng mạnh trong năm 2015 và sang năm 2016, loại DN thuộc diện phải đưa cổ phiếu vào giao dịch công khai được mở rộng hơn sang tất cả các công ty đại chúng.

Theo Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, các công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch; công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết phải đăng ký giao dịch trên UPCoM và công ty hủy niêm yết phải đăng ký giao dịch trên UPCoM nếu vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng.

Tính đến 23/5/2017, số lượng DN đăng ký giao dịch trên UPCoM là 540 DN, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2016. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, có 122 DN đăng ký giao dịch mới trên UPCoM. Từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch đạt 10,75 triệu CP/phiên và giá trị giao dịch đạt 203,4 tỷ đồng/phiên, tăng 10,2% về khối lượng và 62,4% về giá trị giao dịch so với nửa đầu năm 2016.

Về điểm số, mở cửa vào năm 2009 ở mức khởi đầu 100 điểm, đến nay, chỉ số UPCoM-Index đang ở quanh mốc 92 điểm, tuy có tăng 15,7% so với cuối năm 2016, nhưng vẫn chưa về “vạch xuất phát” điểm số ban đầu.

Nhiều DN lớn, tiền có chảy vào UPCoM?

Thống kê của HNX cho biết, TOP 30 doanh nghiệp (DN) lớn nhất sàn UPCoM đạt quy mô vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng/DN. Việc phân bảng UPCoM theo quy mô vốn, theo quan điểm của Sở, là phân loại và sắp xếp chứng khoán của các công ty đăng ký giao dịch vào các bảng theo tiêu chí tính theo quy mô, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc theo dõi các nhóm DN dễ dàng và có chọn lọc.

Đồng thời, đây cũng là bước chuẩn bị của HNX để sẵn sàng quản lý và giám sát một lượng lớn hàng hóa mới lên đăng ký giao dịch trên UPCoM. Hiện bộ nguyên tắc phân bảng UPCoM chưa được công bố, nhưng Sở cho biết, trong vòng ít nhất 30 ngày trước khi công bố danh sách phân bảng UPCoM theo quy mô vốn, HNX sẽ công bố ra thị trường bộ nguyên tắc phân bảng này.

Về dòng tiền, điểm đáng chú ý là vốn ngoại đã “để mắt” đến thị trường UPCoM. Tính đến hết ngày 23/5/2017, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt tổng cộng 45,4 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.900 tỷ đồng, trong đó giao dịch mua vào là 1.670 tỷ đồng, giao dịch bán ra là 886,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhìn tổng quan, dòng tiền chảy vào UPCoM còn rất dè dặt, mặc dù nhiều vấn đề kỹ thuật tại đây cởi mở hơn hẳn sàn niêm yết, đặc biệt là biên độ giá lên đến 15%. Tính riêng năm 2017, thanh khoản UPCoM có sự cải thiện rõ nét so với các năm trước đó, nhưng vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng. Tháng 2, giá trị giao dịch bình quân UPCoM chỉ đạt 188,3 tỷ đồng/phiên; tháng 3 đạt 233 tỷ đồng/phiên, nhưng sang tháng 4 chỉ còn 197 tỷ đồng/phiên.

Nhỏ không chỉ so với quy mô vốn hóa 421.000 tỷ đồng, mà còn quá nhỏ so với thanh khoản 3.000 - 5.000 tỷ đồng/phiên tại sàn niêm yết TP.HCM (HOSE). Để UPCoM “lớn đều đặn” (về quy mô, chất lượng minh bạch, thanh khoản) là câu chuyện nhà quản lý, cũng như giới chuyên gia hiến kế nhiều lần.

Tuy nhiên, các giải pháp kỹ thuật sẽ khó tạo ra sự bứt phá, nếu UPCoM không có các giải pháp khác, như nới dòng margin, thúc các DN minh bạch hay hỗ trợ các DN UPCoM tổ chức bộ phận quan hệ nhà đầu tư, tương xứng với trách nhiệm của những DN đại chúng vốn nghìn tỷ trên sàn.

Tình Hình Vĩ Mô Trong Nước

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và gieo trồng lúa hè thu ở các địa phương phía Nam. Tính đến ngày 15/5, cả nước đã gieo cấy được 3.075,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1.143,9 nghìn ha, bằng 98,9%; các địa phương phía Nam đạt 1.931,9 nghìn ha, bằng 100,3%. Diện tích lúa đông xuân ở miền Bắc giảm so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương chuyển một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác[1]. Bên cạnh đó, có trên 1.100 ha đất ruộng bị bỏ hoang tại một số tỉnh do lao động nông thôn chuyển sang các ngành sản xuất phi nông nghiệp cho thu nhập cao hơn[2] và 670 ha đất tại Bắc Ninh bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt, không canh tác được. Một số địa phương có diện tích lúa đông xuân giảm mạnh: Hà Nội giảm 2,6 nghìn ha; Hưng Yên giảm 1,7 nghìn ha; Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang và Thanh Hóa cùng giảm 1,3 nghìn ha.

Hiện nay, trà lúa đông xuân sớm ở phía Bắc đang trong giai đoạn trổ bông, chín sữa. Ước tính sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của các địa phương phía Bắc đạt 62,3 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng ước tính đạt 7,12 triệu tấn, giảm 134,5 nghìn tấn. Ở phía Nam, đến trung tuần tháng Năm các địa phương thu hoạch được 1.902,7 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 98,5% diện tích xuống giống và bằng 101,8% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong với diện tích đạt 1.539,5 nghìn ha, bằng 99%. Năng suất lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 62,6 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 9,63 triệu tấn, giảm 360,9 nghìn tấn, chủ yếu do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn từ năm trước cùng với hiện tượng mưa trái mùa liên tiếp xảy ra tại thời điểm lúa trổ bông và cho thu hoạch. Một số địa phương có sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều so với vụ đông xuân 2016: Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn tấn; Long An giảm 96,5 nghìn tấn; Cần Thơ giảm 59,1 nghìn tấn; Kiên Giang giảm 50,6 nghìn tấn.

Cùng với thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 1.169,3 nghìn ha lúa hè thu, bằng 114,4% cùng kỳ năm 2016, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.078,1 nghìn ha, bằng 114%. Lúa hè thu đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống sâu bệnh, hướng dẫn người dân chăm sóc lúa đúng kỹ thuật và đảm bảo lịch thời vụ.

Tính đến giữa tháng Năm, cả nước đã gieo trồng được 607,1 nghìn ha ngô, bằng 91,3% cùng kỳ năm trước; 78,6 nghìn ha khoai lang, bằng 96,6%; 142,2 nghìn ha lạc, bằng 97,6%; 40,6 nghìn ha đậu tương, bằng 96,4%; 610,2 nghìn ha rau, đậu, bằng 103,1%.

Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm không có nhiều biến động. Đàn trâu cả nước trong tháng ước tính giảm khoảng 0,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng 1,9%; đàn gia cầm tăng 2,8%. Chăn nuôi lợn vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù cơ quan chức năng thực hiện nhiều giải pháp tăng nhu cầu tiêu thụ ở thị trường trong nước nhưng giá thịt lợn vẫn ở mức thấp, người chăn nuôi tiếp tục chịu lỗ, dẫn đến tình trạng giảm đàn, bỏ đàn. Đàn lợn cả nước trong tháng ước tính giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 24/5/2017, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn ở Đắk Lắk.

Lâm nghiệp: diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 20,5 nghìn ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước

Trong tháng Năm, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 20,5 nghìn ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 11,2 triệu cây, tăng 0,9%; sản lượng gỗ khai thác đạt 878 nghìn m3, tăng 8,1%. Tính chung 5 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 77,1 nghìn ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 41,1 triệu cây, tăng 1,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.782 nghìn m3, tăng 6,8%; sản lượng củi khai thác đạt 11,2 triệu ste, tăng 0,9%. Một số tỉnh có sản lượng gỗ khai thác 5 tháng đạt khá: Bắc Giang đạt 226 nghìn m3, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; Phú Thọ đạt 201 nghìn m3, tăng 9,5%; Thanh Hóa đạt 206 nghìn m3, tăng 13%; Nghệ An đạt 168 nghìn m3, tăng 11,1%.

Mặc dù công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nhưng tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương. Trong tháng Năm, cả nước có 309,5 ha rừng bị thiệt hại, giảm 62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 72,4 ha; diện tích rừng bị chặt phá là 237,1 ha. Tính chung 5 tháng đầu năm, diện tích rừng bị thiệt hại là 747 ha, giảm 66,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 228 ha, giảm 87,8%; diện tích rừng bị chặt phá là 519 ha, tăng 32,4%.

Thủy sản: sản lượng thuỷ sản cả nước ước tính đạt 692 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước

Trong tháng Năm, sản lượng thuỷ sản cả nước ước tính đạt 692 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 529,5 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm đạt 69,2 nghìn tấn, tăng 11,1%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 380,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 298,5 nghìn tấn, tăng 5%; tôm đạt 48,3 nghìn tấn, tăng 15%.

Nuôi cá tra đang vào vụ thu hoạch nên sản lượng đạt khá, giá cá tra tiếp tục có xu hướng tăng. Sản lượng cá tra tháng Năm ước tính đạt 89,9 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Đồng Tháp đạt 34,5 nghìn tấn, tăng 0,8%; An Giang đạt 14,9 nghìn tấn, tăng 9,9%. Nuôi tôm nước lợ gặp nhiều thuận lợi về điều kiện thời tiết và giá cả, thị trường tiêu thụ. Sản lượng tôm sú và tôm thẻ trong tháng ước tính đạt 42,8 nghìn tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bạc Liêu đạt 6 nghìn tấn, tăng 2%; Sóc Trăng đạt 3,2 nghìn tấn, tăng 21%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng Năm ước tính đạt 311,3 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 295,3 nghìn tấn, tăng 5,4% (sản lượng cá ngừ đại dương đạt 2,1 nghìn tấn, tăng 9,1%). Tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2.600,2 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.243,1 nghìn tấn, tăng 3,1%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.357,1 nghìn tấn, tăng 4,3% (sản lượng khai thác biển đạt 1.285,6 nghìn tấn, tăng 4,4%).

Sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 7,8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,2%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tuy vẫn thấp hơn mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm 2016[3], nhưng cao hơn mức tăng 5,2% của 4 tháng đầu năm nay. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 9,1%, làm giảm 2 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất

5 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 36,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 10,7%; dệt tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 10,1%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,1%; khai thác than và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 0,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,3%.

Trong 5 tháng đầu năm, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 42,8%; sắt, thép thô tăng 29,6%; thép cán tăng 27,7%; phân u rê tăng 18,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,3%; sơn hóa học tăng 12,2%; sữa bột tăng 10,4%; điện sản xuất tăng 10,3%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 2,4%; than đá tăng 1,1%; thuốc lá điếu tăng 0,9%; đường kính tăng 0,7%; điện thoại di động và khí hóa lỏng (LPG) cùng giảm 0,6%; giày, dép da giảm 1,9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 7,7%; dầu thô khai thác giảm 13,6%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 20,5%; Thái Nguyên tăng 17%; Đà Nẵng tăng 10,8%; Bình Dương và Hải Dương cùng tăng 8,1%; Đồng Nai tăng 7,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,2%; Bắc Ninh tăng 6,5%; Hà Nội tăng 5,9%; Cần Thơ tăng 3,7%; Vĩnh Phúc tăng 2,5%; Quảng Nam tăng 2,2%; Quảng Ninh tăng 2%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 5%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2017 giảm 0,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 9,3%). Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 4 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 16,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,2%; sản xuất kim loại tăng 12,1%; sản xuất đồ uống tăng 9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,3%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 4,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 3,2%; sản xuất sản phẩm thuốc lá và dệt cùng tăng 0,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 2,8%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/5/2017 tăng 11% so với cùng thời điểm năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,7%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 1,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 0,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 0,1%; sản xuất trang phục giảm 0,3%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 1,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 5,6%; sản xuất thuốc lá giảm 16,3%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 43,1%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung: Sản xuất kim loại tăng 82,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 69,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 50,1%; sản xuất đồ uống tăng 40,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (chủ yếu là xi măng) tăng 31,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 26,2%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 4 tháng đầu năm 2017 là 71,6%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 113,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 106,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 99,4%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2017 tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,8%. Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,1%.

Lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2017 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương như sau: Bắc Ninh tăng 17,7%; Vĩnh Phúc tăng 16%; Bình Dương tăng 6,4%; Hải Dương tăng 6,3%; Hải Phòng tăng 5,6%; Thái Nguyên tăng 4%; Đà Nẵng tăng 1,2%; Quảng Ninh tăng 0,9%; Cần Thơ tăng 0,6%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 8,6%.

Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm ước tính đạt 23.049,7 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 5.145 tỷ đồng; vốn địa phương 17.904,7 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 88,8 nghìn tỷ đồng, bằng 30,6% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 19,5 nghìn tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch năm và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 11.355 tỷ đồng, bằng 36,3% và tăng 55,4%; Bộ Y tế 1.280 tỷ đồng, bằng 24,9% và tăng 23,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.094,3 tỷ đồng, bằng 28,6% và giảm 34,4%; Bộ Xây dựng 186,5 tỷ đồng, bằng 38,6% và giảm 37,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 164,2 tỷ đồng, bằng 29,4% và giảm 69,4%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 145,5 tỷ đồng, bằng 25,1% và giảm 17,8%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 115,1 tỷ đồng, bằng 26,3% và giảm 50,2%; Bộ Công Thương 74 tỷ đồng, bằng 30,3% và giảm 44,2%; Bộ Khoa học và Công nghệ 25,1 tỷ đồng, bằng 27,4% và giảm 63,9%; Bộ Thông tin và Truyền thông 23,2 tỷ đồng, bằng 25,6% và giảm 41,4%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, bằng 31,1% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, bằng 29,5% và tăng 4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 17,3 nghìn tỷ đồng, bằng 34,4% và tăng 12,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9% và tăng 8,1%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 10,9 nghìn tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch năm và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 5.965 tỷ đồng, bằng 17,5% và tăng 2,5%; Nghệ An 2.392 tỷ đồng, bằng 37% và tăng 13,2%; Vĩnh Phúc 2.101 tỷ đồng, bằng 35% và tăng 30,1%; Bình Dương 1.832 tỷ đồng, bằng 25,6% và tăng 10,1%; Thanh Hóa 1.771 tỷ đồng, bằng 37% và tăng 5,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1.702 tỷ đồng, bằng 32,3% và giảm 9,9%.

Trong tháng Năm các chủ đầu tư và đơn vị thi công đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án; vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình hình giải ngân và thực hiện nguồn vốn này trong 5 tháng đầu năm còn chậm. Các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm kế hoạch đề ra.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/5/2017 thu hút 939 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5.595,4 triệu USD, tăng 3,5% về số dự án và giảm 26,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 437 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.742,9 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2017 có 2.061 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 1.792 triệu USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 5 tháng đầu năm đạt 12.130,3 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng ước tính đạt 6,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 5 tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 2.863,4 triệu USD, chiếm 51,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành khai khoáng đạt 1.279 triệu USD, chiếm 22,8%; các ngành còn lại đạt 1.453 triệu USD, chiếm 26%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước và góp vốn, mua cổ phần thì tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 5 tháng đầu năm đạt 8.092,5 triệu USD, chiếm 66,7% tổng vốn đăng ký; ngành khai khoáng đạt 1.280,1 triệu USD, chiếm 10,6%; các ngành còn lại đạt 2.757,7 triệu USD, chiếm 22,7%.

Trong 5 tháng đầu năm, cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Kiên Giang có số vốn đăng ký lớn nhất với 1.304,7 triệu USD, chiếm 23,3% tổng vốn đăng ký cấp mới[6]; tiếp đến là Bình Dương 919,2 triệu USD, chiếm 16,4%; thành phố Hồ Chí Minh 341,7 triệu USD, chiếm 6,1%; Tây Ninh 331 triệu USD, chiếm 5,9%; Bắc Giang 305,7 triệu USD, chiếm 5,5%; Bình Phước 282,9 triệu USD, chiếm 5,1%; Thanh Hóa 248,3 triệu USD, chiếm 4,4%; Bắc Ninh 168,4 triệu USD, chiếm 3%; Đồng Nai 159,9 triệu USD, chiếm 2,9%; Hà Nội 139 triệu USD, chiếm 2,5%; Nghệ An 122,7 triệu USD, chiếm 2,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu 117,2 triệu USD, chiếm 2,1%; Hải Dương 102,9 triệu USD, chiếm 1,8%.

Trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng năm nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 1.538,6 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.259 triệu USD, chiếm 22,5%; Trung Quốc 756,6 triệu USD, chiếm 13,5%; Xin-ga-po 597,8 triệu USD, chiếm 10,7%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 322,4 triệu USD, chiếm 5,8%; CHLB Đức 321,7 triệu USD, chiếm 5,8%.

Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2017 ước tính đạt 416,7 nghìn tỷ đồng, bằng 34,4% dự toán năm, trong đó thu nội địa 334,9 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8%; thu từ dầu thô 16,6 nghìn tỷ đồng, bằng 43,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 65,1 nghìn tỷ đồng, bằng 36,2%. Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán năm; thu thuế thu nhập cá nhân 33,9 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 69,5 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 64,3 nghìn tỷ đồng, bằng 32%; thu thuế bảo vệ môi trường 12,7 nghìn tỷ đồng, bằng 28%; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 69,2 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2017 ước tính đạt 438,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1%; chi trả nợ lãi 41,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42%; riêng chi đầu tư phát triển mới đạt 72,4 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán năm. Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2017 ước tính đạt 77,7 nghìn tỷ đồng, bằng 47,4% dự toán năm.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính đạt 323,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 242,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 11,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 38,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% và tăng 16,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% và tăng 4,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 38,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% và tăng 10,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.600,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,4% (cùng kỳ năm 2016 tăng 7,9%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính đạt 1.203,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,1%; may mặc tăng 8,6%; phương tiện đi lại tăng 8,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 6,3%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 196,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng mức và tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do lượng khách quốc tế và khách du lịch trong nước tăng khá và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung năm 2016. Một số địa phương có doanh thu tăng khá cao: Thanh Hóa tăng 21,4%; Bình Dương tăng 20,7%; Bình Định tăng 20,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 9,4%; Hà Nội tăng 9,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,2%.

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng ước tính đạt 13 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó biến động doanh thu của một số địa phương như sau: Thanh Hóa tăng 24,4%; Khánh Hòa tăng 21,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,1%; Hà Nội tăng 2,5%; Phú Yên giảm 27,8%; Lào Cai giảm 24%; An Giang giảm 18,9%.

Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm ước tính đạt 188,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó một số địa phương tăng khá: Thanh Hóa tăng 18%; Đà Nẵng tăng 13%; Quảng Trị tăng 10,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,4%; Hà Nội tăng 6,9%.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 4/2017 đạt 17.536 triệu USD, cao hơn 836 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại và linh kiện cao hơn 783 triệu USD[7]; giày dép cao hơn 112 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 86 triệu USD; hạt điều cao hơn 36 triệu USD; sắt thép cao hơn 34 triệu USD; dầu thô thấp hơn 67 triệu USD; sắn và sản phẩm của sắn thấp hơn 47 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng thấp hơn 40 triệu USD; túi xách, va li, mũ, ô dù thấp hơn 35 triệu USD; cà phê thấp hơn 34 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Năm ước tính đạt 17,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 12,4 tỷ USD, giảm 3,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Năm tăng 19,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 22%. Kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện tăng 31,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 47,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 43,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,3 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 22,1 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 57,2 tỷ USD, tăng 19%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 16 tỷ USD, tăng 12%; hàng dệt may đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,4 tỷ USD, tăng 46,2%; giày, dép đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 5,1 tỷ USD, tăng 38,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3 tỷ USD, tăng 13,2%; thủy sản đạt 2,8 tỷ USD, tăng 11,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 11%; cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 13,5% (lượng giảm 14%); rau quả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 38,6%; dầu thô đạt 1,1 tỷ USD, tăng 18,5% (lượng giảm 12%). Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Hạt tiêu đạt 601 triệu USD, giảm 16,6% (lượng tăng 13%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 437 triệu USD, giảm 12,8% (lượng giảm 8,6%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 16 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là EU đạt 14,6 tỷ USD, tăng 9,5%; Trung Quốc đạt 10,5 tỷ USD, tăng 40,3%; ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, tăng 26%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 16,6%; Hàn Quốc đạt 5,7 tỷ USD, tăng 34,4%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 4/2017 đạt 17.350 triệu USD, thấp hơn 150 triệu USD so với số ước tính, trong đó chất dẻo thấp hơn 82 triệu USD; sắt thép thấp hơn 79 triệu USD; ô tô thấp hơn 72 triệu USD; phương tiện vận tải khác thấp hơn 34 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu thấp hơn 34 triệu USD; sản phẩm hóa chất thấp hơn 33 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác cao hơn 193 triệu USD; xăng dầu cao hơn 76 triệu USD; dầu thô cao hơn 57 triệu USD; điện thoại và linh kiện cao hơn 35 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Năm ước tính đạt 18,0 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,9 tỷ USD, tăng 1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng Năm tăng 23,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,5%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 82,0 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,4 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,6 tỷ USD, tăng 27,5%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 14,9 tỷ USD, tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,3 tỷ USD, tăng 27,5%; điện thoại và linh kiện đạt 5 tỷ USD, tăng 23,4%; sắt thép đạt 4,1 tỷ USD, tăng 36% (lượng giảm 10,8%); chất dẻo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 25,5% (lượng tăng 13,5%); kim loại thường đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,8% (lượng giảm 12,4%); sản phẩm chất dẻo đạt 2 tỷ USD, tăng 18,5%; sản phẩm hóa chất đạt 1,7 tỷ USD, tăng 18,1%; hóa chất đạt 1,6 tỷ USD, tăng 35,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 23,8%.

Về thị trường nhập khẩu 5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 51,9%[8]; ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16,6%; Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,5%; EU đạt 4,6 tỷ USD, tăng 13,9%; Hoa Kỳ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 22%.

Cán cân thương mại thực hiện tháng Tư xuất siêu 186 triệu USD; tháng Năm ước tính nhập siêu 800 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2017 nhập siêu trên 2,7 tỷ USD, bằng 3,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,65 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2017 giảm 0,53% so với tháng trước.

Có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI tháng Năm giảm so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,43% (lương thực giảm 0,06%[9]; thực phẩm giảm 2,27% do giá thịt tươi sống giảm[10], tác động làm CPI giảm 0,51%); giao thông giảm 0,34% do điều chỉnh giảm giá xăng, dầu tại thời điểm 5/5/2017 và 20/5/2017 (giá nhiên liệu giảm 0,71%, tác động làm CPI giảm 0,03%); bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có CPI tăng nhẹ: Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giáo dục tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2017 tăng 4,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2016[11]. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2017 tăng 0,37% so với tháng 12/2016 và tăng 3,19% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm 2017 tăng 1,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá vàng tháng 5/2017 giảm 0,10% so với tháng trước; tăng 2,91% so với tháng 12/2016 và tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2017 giảm 0,03% so với tháng trước; giảm 0,05% so với tháng 12/2016 và tăng 1,66% so với cùng kỳ năm 2016.



Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng Năm ước tính đạt 335,5 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và 15,2 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1%. Tính chung 5 tháng đầu năm, vận tải hành khách đạt 1.638,5 triệu lượt khách, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và 74,3 tỷ lượt khách.km, tăng 8,2%, trong đó vận tải hành khách đường bộ đạt 1.543,6 triệu lượt khách, tăng 9,2% và 50,4 tỷ lượt khách.km, tăng 7,7%; đường biển đạt 2,7 triệu lượt khách, tăng 8% và 138,7 triệu lượt khách.km, tăng 7,5%. Vận tải bằng đường hàng không đạt khá với 18 triệu lượt khách, tăng 10,7% và 21 tỷ lượt khách.km, tăng 10,2%. Vận tải đường sắt đạt 3,9 triệu lượt khách, giảm 6,3% và 1,5 tỷ lượt khách.km, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Vận tải hàng hóa tháng Năm ước tính đạt 118,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và 22 tỷ tấn.km, tăng 6,3%. Tính chung 5 tháng, vận tải hàng hóa đạt 586,2 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và 108,4 tỷ tấn.km, tăng 5,6%, trong đó vận tải trong nước đạt 572,5 triệu tấn, tăng 9,1% và 53,5 tỷ tấn.km, tăng 10,1%; vận tải ngoài nước đạt 13,7 triệu tấn, tăng 0,2% và 54,9 tỷ tấn.km, tăng 1,5%. Xét theo ngành vận tải, đường bộ đạt 455,6 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước và 28,4 tỷ tấn.km, tăng 11,3%; đường sông đạt 100,1 triệu tấn, tăng 6,9% và 21,3 tỷ tấn.km, tăng 6,4%; đường biển đạt 28,1 triệu tấn, tăng 9,7% và 57 tỷ tấn.km, tăng 2,6%; đường sắt đạt 2,3 triệu tấn, tăng 4,2% và 1,4 tỷ tấn.km, tăng 8%.

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Năm ước tính đạt 972,8 nghìn lượt người, giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 5.257 nghìn lượt người, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 4.359 nghìn lượt người, tăng 32,4%; đến bằng đường bộ đạt 730,2 nghìn lượt người, tăng 12,7%; đến bằng đường biển đạt 167,8 nghìn lượt người, tăng 43,9%.

Trong 5 tháng đầu năm nay, khách đến từ châu Á đạt 3.826,3 nghìn lượt người, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Khách đến từ Trung Quốc đạt 1.572,2 nghìn lượt người, tăng 55,5%; Hàn Quốc 889,2 nghìn lượt người, tăng 40,9%; Nhật Bản 323 nghìn lượt người, tăng 7,1%; Đài Loan 247,7 nghìn lượt người, tăng 22,6%; Ma-lai-xi-a 196 nghìn lượt người, tăng 19,9%; Thái Lan 134 nghìn lượt người, tăng 11,9%; Xin-ga-po 107 nghìn lượt người, tăng 7,4%.

Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 873,4 nghìn lượt người, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách đến từ Liên bang Nga 275,4 nghìn lượt người, tăng 52,8%; Vương quốc Anh 126,4 nghìn lượt người, tăng 12,7%; Pháp 123,6 nghìn lượt người, tăng 10,1%; Đức 94,2 nghìn lượt người, tăng 17,4%; Hà Lan 27,9 nghìn lượt người, tăng 16,7%; Thụy Điển 26,2 nghìn lượt người, tăng 22,6%; I-ta-li-a 25,4 nghìn lượt người, tăng 16,1%.

Khách đến từ châu Mỹ đạt 370,1 nghìn lượt người, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hoa Kỳ đạt 268,3 nghìn lượt người, tăng 9,2%. Khách đến từ châu Úc đạt 172,3 nghìn lượt người, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 154,5 nghìn lượt người, tăng 7,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 14,9 nghìn lượt người, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2016.
Kinh Tế Thế Giới

Chứng khoán Thế giới tháng 5

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày thứ Tư khi nhóm cổ phiếu tài chính trượt dốc, đồng thời xóa sạch đà tăng của nhóm cổ phiếu phòng thủ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư ngày 31/5, chỉ số Dow Jones mất 20.82 điểm (tương đương 0.1%) còn 21,008.65 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 1.1 điểm (tương đương 0.05%) xuống 2,411.81 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 4.67 điểm (tương đương 0.08%) xuống 6,198.52 điểm.

Trong tháng qua, Nasdaq Composite vọt 2.5% và có thành quả tốt nhất trong số các chỉ số chính, theo sau đó là S&P 500 với mức tăng 1.2%. Cả 2 chỉ số này đều chứng kiến tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2017. Dow Jones tiến 0.3%.

Chứng khoán Châu Âu

Thị trường chứng khoán châu Âu diễn biến ngược chiều nhau sau khi kết quả khảo sát đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư trước thềm cuộc bầu cử sớm tại Vương quốc Anh vào ngày 8/6 tới.

Chỉ số FTSE 100 giao dịch tại London (Anh) giảm 0.09% xuống 7,519.95 điểm, chỉ số CAC 40 ở Paris (Pháp) để mất 0.42% xuống 5,283.63 điểm. Trong khi đó, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt nhích nhẹ 0.13% lên 12.615,06 điểm.

Tính chung cả tháng 5 chỉ số FTSE 100 tăng 4.39%, chỉ số CAC 40 tăng 0.31%, chỉ số DAC 30 tăng 1.42%.

Tại Anh, đồng bảng Anh đã suy yếu theo sau bản khảo sát bất ngờ của YouGov dự báo đảng Bảo thủ có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ đủ nhiều và vượt đảng Lao động trong cuộc bầu cử vào tuần tới. Một đồng bảng Anh đổi được khoảng 1,2892 USD.

Chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau trong phiên 31/5, theo sau các yếu tố như số liệu lạc quan từ kinh tế Trung Quốc và “sự điều hướng mong manh” từ Phố Wall và châu Âu.

Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) và Liên đoàn Hậu cần và Mua sắm Trung Quốc (CFLP), Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) khu vực chế tạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mức 51,2 điểm trong tháng 5/2017 và là tháng tăng thứ 10 liên tiếp.

Số liệu mới nhất này chứng minh rằng nền kinh tế châu Á này dù có tăng trưởng chậm lại so với hồi đầu năm, nhưng hiện đang hướng tới mức ổn định để theo kịp mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% do chính phủ đề ra.

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm (31/5) của thị trường chứng khoán châu Á , tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải cộng thêm 0,23% (7,12 điểm) lên 3.117,18 điểm, song chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,16% (40,98 điểm) xuống 25.660,65 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,14% (27,28 điểm) xuống 19.650,57 điểm và là phiên mất điểm thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Sydney tăng 0,1%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,2%, còn chỉ số chứng khoán của Singapore và Jakarta cũng đều tăng 0,2%.

Hàng hóa TG tháng 5/2017: Giá dầu và kim loại giảm

Năng lượng: Giá dầu Brent giảm tháng thứ 5, WTI giảm tháng thứ 3

Phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần sau số liệu cho thấy sản lượng của OPEC trong tăng lần đầu tiên trong năm nay.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu Brent giao tháng 7/2017 giảm 1,53 USD (3%) xuống 50,76 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn giảm 1,34 USD (2,7%) xuống 48,32 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 12/5.

Tính chung cả tháng 5, giá dầu Brent giảm gần 3%, là tháng thứ 5 liên tiếp giảm. Dầu WTI cũng giảm liên tiếp 3 tháng với mức giảm trong tháng 5 là trên 2%.

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) cùng một số cường quốc dầu mỏ, trong đó có Nga, tuần trước đã họp và thống nhất kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng khai thác dầu thêm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày cho tới cuối quý I/2018. Tuy nhiên, một số thành viên OPEC, trong đó có Libya, Nigeria và Mỹ không tham gia thỏa thuận này, do đó vẫn có khả năng các nước này gia tăng sản lượng khai thác.

Theo khảo sát của hãng tin Reuters, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tháng 5 đã tăng tháng đầu tiên trong năm nay do sự gia tăng sản xuất và khai thác dầu tại Libya.

Thị trường dầu lửa thế giới đang hoài nghi cao độ về khả năng thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga có thể đưa tương quan cung-cầu dầu về trạng thái cân bằng.

Theo tin từ CNBC, giới phân tích nói rằng các nhà giao dịch dường như đang gia tăng mạnh số vị thế bán khống dầu. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm, tâm lý bi quan về giá dầu gia tăng khi có tin Libya đã tăng sản lượng dầu lên mức 827.000 thùng/ngày, cao nhất trong 3 năm.

Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia (NOC) của Libya cách đây ít ngày cho biết sản lượng khai thác dầu của Lybia dự đoán tăng lên 800.000 thùng/ngày trong tuần này, qua đó có khả năng làm tăng lượng dầu nước này đẩy ra thị trường. Tính từ đầu năm tới nay, Lybia xuất khẩu trung bình 500.000 thùng dầu/ngày, so với mức chỉ 300.000 thùng dầu/ngày trong năm 2016.

Theo các phương tiện truyền thông, sản lượng dầu của Libya là 784.000 thùng/ngày do vấn đề kỹ thuật tại mỏ Sharara, nhưng dự kiến sẽ bắt đầu tăng lên 800.000 thùng/ngày từ thứ Ba (30/5).

Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) cho biết sản lượng dầu thô của nước này đã tăng lên 827.000 thùng/ngày, vượt qua mức cao nhất trong ba năm (800.000 thùng/ngày) đạt được hồi đầu tháng Năm.

Các nhà phân tích cho hay sản lượng dầu của Libya tăng sẽ càng làm cho các nhà đầu tư e ngại về nguồn cung dư thừa. Việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới là chưa đủ để có thể đạt được cân bằng về cung-cầu, khi Mỹ đang gia tăng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

Chuyên gia thị trường dầu lửa John Kilduff thuộc Again Capital cho rằng thị trường đã coi cuộc họp vừa rồi của OPEC là một thất bại lớn, đặc biệt là ở việc các bên không đưa ra được hạn chế sản lượng nào đối với Libya, Nigeria và Iran. Mức xuất khẩu dầu của Libya đã đạt trung bình 500.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, so với 300.000 thùng/ngày vào năm ngoái.

Bên cạnh các nhà sản xuất dầu đá phiến, Nigeria và Libya thời gian qua đã chứng tỏ là những “nhân tố bất ngờ” trên thị trường dầu lửa bởi giới phân tích không thể đoán chắc hoạt động khai thác dầu của các nước này có thể phục hồi ra sao sau thời gian bị gián đoạn bởi nội chiến.

Với công nghệ cải tiến, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã đưa sản lượng dầu của họ lên ngưỡng của năm 2015 một cách khá dễ dàng, nhằm tranh thủ mức giá dầu 50 USD/thùng. Trừ phi giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo có thể tái lập kỷ lục vào cuối năm nay, từ mức khoảng 9,3 triệu thùng/ngày hiện nay.

Theo hãng tin Bloomberg, một nguồn cung khác có thể gây sức ép với giá dầu là dầu thô khai thác từ các giếng ở vùng biển sâu.

Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nói rằng việc khai thác dầu ở vùng biển sâu đang trở nên rẻ hơn nhờ các nhà sản xuất tinh giản hoạt động và ưu tiên khoan ở các giếng chính. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần giá dầu 50 USD/thùng là các giếng dầu này có thể hoạt động đến sang năm, từ ngưỡng giá cần có để hòa vốn là 62 USD/thùng vào quý 1 năm nay và mức 75 USD/thùng vào năm 2014.

Kim loại quý: Giá giảm nhẹ trong tháng

Phiên giao dịch cuối tháng, giá vàng dao động nhẹ trong bối cảnh USD giảm so với euro và các đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng giao ngay tăng 0,7 US cent lên 1.271,14 USD/ounce, tính chung cả tháng giá tăng khoảng 0,2%. Vàng giao sau giảm 5,7 USD (tương đương 0,45%) trong phiên cuối tuần, xuống còn 1.265,70 USD/ounce.

Tính từ đầu tháng, giá vàng đã giảm 0,4%.

Về những kim loại quý khác, bạc tăng giá 0,6% trong tháng, bạch kim kết thúc tháng 5 giảm giá tháng đầu tiên trong năm nay, trong khi palađi tăng nhẹ 0,3% trong tháng 5 nhưng tính chung cả tháng cũng giảm tháng đầu tiên trong năm, với mức giảm ước khoảng 2%.

Chỉ số đồng USD giảm 0,3% xuống còn 97,29. Chỉ số này là thước đo giá trị của đồng USD so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy USD giảm nhưng giá vàng cũng vẫn giảm bởi có nhiều đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất trong tháng Sáu này. Giới giao dịch dự đoán có 88,8% khả năng Fed sẽ nâng lãi suất khi nhóm họp trong hai ngày 13-14/6 tới. Lãi suất tăng sẽ hỗ trợ đồng USD và tác động tiêu cực tới nhu cầu vàng khi kim loại quý này được định giá bằng đồng USD trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phải tốn thêm chi phí khi mua bằng các đồng tiền khác. Theo công cụ theo dõi thị trường FedWatch của CME Group, xác suất Fed tiến hành tăng lãi suất vào tháng Sáu hiện đã lên tới gần 89%.

Tuy nhiên, căng thẳng chính trị tại Mỹ và châu Âu là yếu tố hỗ trợ giá vàng và đã phòng ngừa các tổn thất lớn cho kim loại quý này.

Kim loại cơ bản: Giá nickel xuống thấp nhất 11 tháng

Phiên giao dịch cuối tháng, giá nickel giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng do các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng nguồn cung gia tăng từ các nước sản xuất lớn nhất thế giới là Indonesia và Philippines trong bối cảnh nhu cầu yếu từ các nahf máy thép không gỉ của Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây đã bổ nhiệm một lãnh đạo quân đội làm Bộ trưởng Bộ Môi trường. Bộ trưởng bị thay thế là người đã lệnh đóng cửa hơn một nửa các mỏ khai thác ở nước cung cấp quặng nickel lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia cũng nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel thô – áp dụng từ đầu năm 2014. Những yếu tố này gây lo ngại về nguồn cung.

Khoảng 2/3 tổng cung nickel trên toàn cầu dùng sản xuất thép không gỉ, chủ yếu ở Trung Quốc. Lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc tháng 5 tăng trưởng ổn định so với tháng trước, nhưng dự báo có thể giảm trong những tháng tới.

Tồn trữ nickel hiện ở mức cao cũng tác động lên giá. Tồn trữ hiện ở mức trên 378.000 tấn, chiếm gần 20% tổng tiêu thụ toàn cầu – khoảng gần 2 triệu tấn mỗi năm.

Nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá sẽ tiếp tục thấp từ nay tới cuối năm 2017, kéo dài sang 2019 do dư thừa khoảng 37.000 tấn trong năm 2017 và khoảng 100.000 tấn trong năm 2018. Tuy nhiên, nhà phân tích của SocGen tin rằng giá sẽ không giảm nhiều hơn nữa vì hiện giá đã mấp mé chi phí sản xuất, nên sẽ duy trì khoảng 10.300 – 10.400 USD/tấn.

Người đoạt giải Nobel Kinh tế cho rằng TTCK Mỹ có thể nhảy vọt thêm 50% từ thời điểm này

Với tư cách một chuyên gia kinh tế thắng giải Nobel năm 2013, Robert Shiller, khuyên các nhà đầu tư nên tiếp tục sở hữu chứng khoán bởi vì thị trường sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Mike Santoli của hãng tin CNBC, ông Shiller đã được hỏi về triển vọng thị trường trong thời gian tới.

Ông cho biết: “Tôi sẽ nói là hãy sở hữu chứng khoán trong danh mục của bạn. Vì chúng có thể tăng tới 50% kể từ thời điểm này. Đây là những gì đã xảy ra trong năm 2000, sau khi thị trường chạm tới mức này, thì nó lại tăng vọt thêm 50%. Tôi không phải là người phản đối hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán khi bạn xem xét các phương án lựa chọn khác. Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu một ai đó muốn đa dạng hóa thì Mỹ là sự lựa chọn tốt vì có hệ số CAPE cao. Trên thực tế, bạn có thể xem các quốc gia khác trên thế giới nhưng hệ số CAPE sẽ thấp hơn. Thậm chí, chúng ta có thể chứng kiến tỷ số CAPE lên mức kỷ lục mới, đây không phải là dự báo gì cả”.

Ông Shiller đã phát triển hệ số P/E đã được điều chỉnh theo yếu tố chu kỳ của nền kinh tế (cyclically adjusted price-to-earnings ratio - CAPE). Hệ số Shiller CAPE được tính toán sử dụng giá chia cho lợi nhuận bình quân 10 năm của chỉ số đã được điều chỉnh theo lạm phát. Nghiên cứu của Giáo sư kinh tế Robert Shiller tại Đại học Yale cho thấy tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán trong 10 năm tới có tương quan âm so với hệ số CAPE cao trên cơ sở tương đối.

Tuy nhiên, ngay cả khi tỷ số CAPE hiện nay ở mức 29 - cao hơn mức bình quân lịch sử là 17, ông Shiller vẫn không cho rằng thị trường sẽ sụt giảm.

“Tôi cho rằng có khả năng rất thực là giá chứng khoán và giá nhà ở sẽ đồng loạt leo dốc trong nhiều năm tới, nhưng không phải là tôi đang dự báo cho tương lai”, ông nói thêm.

Được biết, Robert Shiller là giáo sư kinh tế danh giá tại Đại học Yale và đã góp phần tạo nên chỉ số được biết rộng rãi là chỉ số giá nhà ở S&P/Case-Shiller. Trong năm 2013, ông Shiller cùng với 2 người khác là Eugene Fama và Lars Peter Hansen được trao giải Nobel công trình về định giá và sự không hiệu quả của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, ông Shiller nổi tiếng vì đã dự báo chính xác một cả hai bong bóng lớn nhất trong lịch sử: bong bóng dot – com và bong bóng nhà đất./.

Việt Nam sẽ ký thỏa thuận thương mại 15-17 tỷ USD với Mỹ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết những hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ trị giá 15 đến 17 tỷ USD sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của ông tới Washington D.C.

Theo hãng tin Reuters, những mặt hàng Việt Nam sẽ ký thỏa thuận với Mỹ chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ. “Việt Nam sẽ tăng cường nhập khẩu công nghệ cao và dịch vụ từ Mỹ và nhân chuyến thăm này, nhiều thỏa thuận quan trọng sẽ được ký”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong bữa tiệc chiêu đãi của Phòng Thương mại Mỹ.

Trong chuyến công du 3 ngày tới Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump vào ngày 31/5 theo giờ Mỹ. Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam từ chối cung cấp thêm thông tin về các thỏa thuận mà Việt Nam và các đối tác Mỹ sẽ ký kết.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời Steve Bolze, giám đốc điều hành của General Electric cho biết công ty sẽ ký thỏa thuận mới trị giá 6 tỷ USD với Việt Nam. Tuy nhiên, phía GE cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.

Tuyên bố về các thỏa thuận được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra sau khi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bày tỏ quan ngại về thâm hụt thương mại Mỹ - Việt Nam và cho rằng đây là thách thức lớn cho hai nước. Phía Mỹ cũng mong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Theo các số liệu từ phía Mỹ, trong thập kỷ qua, thâm hụt thương mại song phương của phía Mỹ đã tăng từ 7 tỷ USD lên 32 tỷ USD.

Chinhphu.vn đưa tin, trong cuộc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp Mỹ, Thủ tướng cũng dẫn ra bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp Mỹ được lợi lớn khi đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, giày Nike đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ với số lượng 138 triệu đôi/năm. Thủ tướng cho rằng, nếu một đôi giày đó có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD còn 78 USD là Hoa Kỳ hưởng.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và ưu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ và mong muốn thu hút nhiều hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng… đồng thời nhấn mạnh đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư tài chính vào Việt Nam.

Hiện tại, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch năm 2016 là 50 tỷ USD.

Chỉ số Caixin PMI tháng 5 của Trung Quốc xuống đáy 11 tháng

Chỉ số Caixin PMI tháng 5 của Trung Quốc cho thấy sự thu hẹp lần đầu tiên trong 11 tháng qua, khi sản lượng công nghiệp và số lượng đơn đặt hàng tăng trưởng chậm lại, CNBC cho hay.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Trung Quốc do công ty truyền thông Caixin và Hãng nghiên cứu IHS Markit phối hợp thực hiện đã rơi xuống mức 49.6 trong tháng 5/2017, thấp hơn mức dự báo 50.1 của các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters và thấp hơn cả kết quả tháng trước là 50.3.

Được biết, chỉ số này trên 50 cho thấy sự mở rộng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và ngược lại, nếu chỉ số này dưới 50 thì sẽ cho thấy sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất.

“Tốc độ tăng trưởng chậm lại của sản lượng công nghiệp phản ánh sự tăng trưởng tương đối yếu ớt của số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 5/2017”, công ty Caixin và IHS Markit cho biết.

Họ nói thêm: “Hơn nữa, tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng mới cũng ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016. Dữ liệu cho thấy nhu cầu khách hàng tương đối ảm đạm ở cả trong nước và nước ngoài”.

Kết quả của chỉ số PMI của Caixin trái ngược với một chỉ số chính thức vừa được công bố trong ngày thứ Năm. Cụ thể, chỉ số PMI tháng 5 chính thức ở mức 51.2, cao hơn cả mức dự báo 51 và bằng với kết quả tháng 4/2017. Trong khi đó, chỉ số PMI dịch vụ chính thức của Trung Quốc cũng tăng lên 54.5 trong tháng 5/2017, cao hơn mức 54 trong tháng 4/2017.

So với dữ liệu PMI chính thức, cuộc thăm dò của Caixin và Markit thường tập trung nhiều hơn vào các nhà sản xuất vừa và nhỏ, qua đó cho thấy các công ty có quy mô mỏ hơn đang chịu nhiều áp lực hơn các công ty lớn hơn và có sự hỗ trợ từ nhà nước./.

Lối đi nào cho "TPP không có Mỹ"?

Năm ngoái, Mỹ đặt bút ký vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng sau đó lại tuyên bố rút khỏi TPP. 11 quốc gia còn lại đã tự đưa ra hạn chót cho bản thân phải quyết định nên huỷ bỏ hay tiếp tục TPP vào tháng 11 năm nay, thời điểm hội nghị APEC sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, có lẽ, họ không cần nhiều thời gian tới vậy. Rõ ràng, TPP là một hiệp định tích cực.

Khác với nhiều cảnh báo trước đây, sự vắng mặt của Mỹ không ảnh hưởng lớn đến mức toàn bộ hiệp định này sẽ bị phá hủy. Điều khoản của TPP quy định hiệp định sẽ chỉ có hiệu lực khi các quốc gia chiếm 85% GDP của 12 quốc gia thành viên phê chuẩn. Chỉ riêng Mỹ đã chiếm 60%, do đó nhiều người cho rằng Mỹ rút thì TPP cũng tan vỡ. Nhưng các quốc gia vẫn có thể lựa chọn sửa đổi điều khoản đó. Ngoài ra, những điều khoản khác liên quan tới Mỹ cũng cần sửa đổi hoặc loại bỏ. Nếu 11 quốc gia TPP còn lại mong muốn hiệp định này, họ hoàn toàn có thể làm được những điều trên.

Trên thực tế, ngoài một số lĩnh vực như dệt may, giày dép, nông nghiệp hay một số sản phẩm tự động, thị trường Mỹ khá cởi mở với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nếu không có Mỹ, mở rộng thương mại nội vùng sẽ không đem lại lợi ích lớn, nhưng TPP vẫn có tác động tích cực.

Ví dụ, TPP đòi hỏi cải cách cơ cấu nông nghiệp ở Nhật Bản. Nhật Bản hiểu rõ rằng những thay đổi này là cần thiết nếu muốn tăng năng suất cũng như nâng cao mức sống; tuy nhiên, về mặt chính trị, đây lại là thách thức. Và TPP có thể là một giải pháp cho vấn đề này.

Bên cạnh đó, ngoài thuế quan thấp hơn, TPP cũng đem lại nhiều lợi ích khác. TPP cung cấp một bộ quy tắc thiết lập tiêu chuẩn kinh doanh toàn cầu trong thế kỉ 21, bao gồm nhiều lĩnh vực như tài sản trí tuệ, thương mại số và bảo vệ môi trường.

Nếu TPP được tiến hành, tiềm năng phát triển của các nước thành viên sẽ được thúc đẩy. Hiện nay, Hàn Quốc và Indonesia đang có ý định tham gia TPP. Trong tương lai, các quốc gia nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương có thể sẽ áp dụng các quy tắc của TPP nhằm duy trì khả năng cạnh tranh.

Với kịch bản này, người thiệt hại duy nhất lại chính là Mỹ. Mỹ sẽ bỏ lỡ nhiều lợi ích thương mại, và thậm chí, có thể mất đi vị thế vốn có trong các cuộc đàm phán thương mại cùng Nhật Bản, Canada và Mexico trong tương lai. Một vài doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển hoạt động sang các nước TPP nhằm tận dụng những lợi ích đã đạt được trong các đàm phán trước đây. Nếu kịch bản này thực sự xảy ra, thì có lẽ Mỹ sẽ đề nghị tái gia nhập TPP.

Malaysia đã đề xuất một phương hướng khác, đó là tái đàm phán hiệp định. Tuy nhiên, đây dường như không phải là một phương án khả thi. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các quốc gia đã phê chuẩn TPP như Nhật Bản hay New Zealand, và sẽ kéo dài thời gian trì hoãn thực hiện TPP tới cuối năm nay.

Phương án có lợi nhất hiện nay là bảo toàn những gì đã đạt được và tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở đó. Dù không thể đạt được thành công dự tính ban đầu, nhưng TPP vẫn có thể đem đến nhiều thành tựu đáng kể.

Cổ phiếu Amazon lần đầu vuợt mốc 1.000 USD

Cổ phiếu hãng thương mại điện tử này đã đạt 1.001,2 USD trong phiên giao dịch hôm qua, tăng 40% so với một năm trước.

Hôm qua, cổ phiếu Amazon lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD. Động thái này đánh dấu cột mốc mới cho công ty thu hút các nhà đầu tư bằng cách thống trị thị trường thương mại điện tử và điện toán đám mây.

Cổ phiếu của hãng đã đạt 1.001,2 USD, tăng 40% so với một năm trước và gấp đôi mức tăng 15% của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ.

Sau đó, giá cổ phiếu này đã hạ xuống 996,7 USD khi thị trường Mỹ đóng cửa. Các cổ đông đang hy vọng Amazon có thể phát triển hơn nữa khi mà doanh nghiệp này đang mở rộng tại nhiều quốc gia bên ngoài nước Mỹ.

Chuyên gia John Blackledge tại Cowen and Company LLC nhận định cổ phiếu Amazon có thể tăng cao hơn nữa khi mà hãng thương mại điện tử này phát triển nhanh chóng trên toàn cầu.

Không có dấu hiệu nào cho thấy sự phát triển sẽ chậm lại vì thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi và các doanh nghiệp đã suy nghĩ lại về cách triển khai công nghệ.

John Blackledge chia sẻ: “Amazon có rất nhiều lợi thế. Họ đang có một thị trường bán lẻ và điện toán đám mây khổng lồ. Mọi thứ sẽ tiếp tục phát triển tốt và các nhà đầu tư đang mong đợi nhiều hơn”.

Giá trị vốn hóa của Amazon hiện đạt 478 tỷ USD, gấp đôi đối thủ cạnh tranh trực tiếp Wal-Mart. Dù Wal-Mart hiện là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh số gấp ba lần Amazon trong năm nay.

Theo EMarketer Inc, các nhà đầu tư đặt cược nhiều hơn vào hệ thống phân phối của Amazon so với các cửa hàng của Walmart.

Vì chi tiêu trực tuyến sẽ lớn gấp 4 lần bán lẻ trong năm nay, người tiêu dùng sẽ tiếp tục chuyển từ các cửa hàng sang các trang website.

Doanh nghiệp của tỷ phú Jeff Bezos đang thống trị thị trường thương mại điện tử với dịch vụ Amazon Prime có giá 99 USD một năm. Người sử dụng dịch vụ này sẽ nhận được khuyến mại, ảnh, nhạc và video trực tuyến hàng tháng.

Theo hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners, Amazon hiện có 80 triệu người đăng ký sử dụng Prime, tăng 38% so với một năm trước.

Sự phát triển của Amazon đã khiến cho các cửa hàng bán lẻ gặp khó khăn. Đầu tiên là các cửa hàng sách, đồ điện tử và gần đây ảnh hưởng hơn đến ngành hàng thời trang, tạp hóa.

Các chuỗi bán lẻ như Macy’s và Sears đang dừng hoạt động nhiều cửa hàng, sa thải nhân viên vì doanh thu sa sút. Trong khi, nhiều trung tâm mua sắm nhỏ khác phải tổ chức các buổi ca nhạc và lễ hội để cố gắng thu hút khách hàng.

Một mảng lợi thế khác của Amazon là điện toán đám mây Amazon Web Services cũng đang sinh lợi và phát triển nhanh.

Theo Gartner, các doanh nghiệp trên thế giới sẽ chi khoảng 246,8 tỷ USD cho Amazon và các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong năm nay, tăng 18% so với năm ngoái.

Bezos nhận được sự khen ngợi từ các tỷ phú tự thân Warren Buffett và Mark Cuban. Ông Cuban nhận định: “Cổ phiếu Amazon sẽ có giá hơn 1.000 USD". Trong khi một nhà đầu tư khác cho rằng: "Amazon có cơ hội để trở thành công ty thống trị thế giới".

Fed có thể sớm tăng lãi suất

Cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được công bố ngày 24/5 cho thấy Fed sẽ sớm tăng lãi suất nếu nền kinh tế tiếp tục được cải thiện.

Theo biên bản cuộc họp của Fed, phần lớn các nhà hoạch định chính sách tham dự cuộc họp đánh giá rằng nếu tình hình kinh tế Mỹ tiếp tục diễn biến như mong đợi, với lương và tỷ lệ việc làm tiếp tục tăng dẫn tới chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh phục hồi, việc tăng lãi suất sẽ thích hợp.

Tuy nhiên, sẽ phải chờ đến khi xác định được tăng trưởng kinh tế yếu hồi đầu năm chỉ là tạm thời và như vậy, khả năng tăng lãi suất có thể phải lùi lại cho đến sau tháng 6.

Fed đã tăng lãi suất 2 lần vào tháng 12/2016 và tháng 3/2017, trong bối cảnh có tín hiệu lạc quan về những ngày đầu nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, với cam kết cắt giảm thuế, bãi bỏ một số quy định, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lớn.

Các quan chức Fed cho rằng kế hoạch chi tiêu của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể thúc đẩy kinh tế hơn dự báo hiện nay, dù chi tiết và thời gian của kế hoạch "vẫn không chắc chắn cao".

Bên cạnh đó, cũng có quan ngại về kế hoạch nới lỏng các quy định về ngân hàng, theo đó có thể làm tăng các nguy cơ đối với ổn định tài chính.

Tại cuộc họp này, Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã nhất trí thông qua việc giữ nguyên lãi suất liên bang ở mức 0,75-1% như dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, đồng thời xác định rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I/2017 ở mức 0,7% - mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua - chỉ là yếu tố nhất thời.

Bên cạnh đó, các quan chức Fed cũng cho rằng trong thời gian tới thị trường lao động tiếp tục phát triển mạnh, chi tiêu năng lượng giảm do mùa Đông ấm áp và kinh tế sẽ có bước phát triển do nhu cầu của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ trong bối cảnh các nguy cơ từ phát triển kinh tế và tài chính toàn cầu "lùi xa hơn".

Hầu hết các nhà phân tích dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm 2017, với lần tăng kế tiếp có thể diễn ra trong cuộc họp chính sách tới vào ngày 13-14/6 và một lần trong tháng 9. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp trên của Fed đã làm nảy sinh một số hoài nghi về thời điểm tăng lãi suất.

Startup giá trị nhất Đông Nam Á chuẩn bị IPO tỷ USD

Sea - hãng công nghệ với tên trước đây là Garena - có khả năng huy động được 1 tỷ USD sau khi IPO.

Theo một nguồn tin thân cận, Sea đã nộp đơn xin IPO lên Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Hãng công nghệ này đang cân nhắc niêm yết vào đầu năm sau.

Hiện tại, Sea đang hợp tác với 2 ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley để bàn về việc bán cổ phiếu. Theo một đạo luật của Mỹ, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD một năm có thể tự nộp đơn IPO lên SEC và không cần công bố thông tin chi tiết ra bên ngoài.

Sea dự kiến huy động được 1 tỷ USD đợt này. Đồng thời, đây có thể là thương vụ IPO công nghệ lớn nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là cơ hội cho các cổ đông như Tencent.

Đầu tháng này, Sea đã nhận được thêm 550 triệu USD trong vòng huy động vốn để cạnh tranh với gã khổng lồ Alibaba tại Indonesia. Các nhà đầu tư của Sea là các công ty giàu nhất trong khu vực như GDP Venture hay JG Summit Holdings. GDP Venture được điều hành bởi con trai ông trùm Indonesia - Budi Hartono, còn JG Summit được tỷ phú người Philippine - John Gokongwei sáng lập.

Năm 2009, doanh nhân Forrest Li thành lập công ty này (tiền thân là Garena) với mục đích kinh doanh trò chơi trực tuyến. Sau đó, Sea đã phát triển sang lĩnh vực mua sắm trên di dộng và các dịch vụ thanh toán.

Việc Sea niêm yết tại nước ngoài có thể là một đòn đánh mạnh vào tham vọng của Singapore. Quốc gia này đang rất muốn các hãng khởi nghiệp niêm yết tại thị trường trong nước để tạo thành một trung tâm cho các doanh nghiệp phát triển nhanh và sáng tạo.

Hiện tại, sàn chứng khoán Singapore gần đạt được thoả thuận với các nhà quản lý để phát triển một hệ thống để kết nối các startup với các nhà đầu tư nhằm khuyến khích họ IPO tại đây.

Dân số già quá nhanh trước khi giàu, kinh tế Trung Quốc ra sao?

Không giống như Nhật hay phương Tây, người Trung Quốc đã già quá nhanh trước khi họ giàu đủ để xây nên một hệ thống các nhà dưỡng lão cần thiết để đáp ứng cho nhóm dân số già.

Đã nhiều thập kỷ qua, tập đoàn Nestle SA đã cố gắng để bán thật nhiều sản phẩm sữa bột trẻ em vào thị trường Trung Quốc với lời hứa trẻ em sẽ khỏe mạnh, thông minh hơn khi dùng sản phẩm của họ.

Và nay họ đang cố gắng làm tương tự với những người già. Trong tuần trước, tập đoàn đã cho chạy chương trình quảng cáo sữa bột cho người già trên nhiều phương tiện truyền thông.

Với 222 triệu người già trên 60 tuổi, hiện nay Trung Quốc là nước có cộng đồng người già đông đảo nhất thế giới. Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ vẫn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

Theo nhiều tính toán, đến năm 2050, giá trị hàng hóa dịch vụ phục vụ cho riêng đối tượng người già sẽ có thể lên tương đương 33% GDP Trung Quốc.

Bloomberg dự báo nếu xu thế này tiếp tục, đến giữa thế kỷ hiện tại, ngành dịch vụ chăm sóc cho người già tại Trung Quốc sẽ có quy mô vượt trội. Điều này tiềm ẩn nhiều thách thức đối với chính phủ Trung Quốc nhưng cùng lúc đó cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đã từ lâu, chính phủ Trung Quốc muốn định hướng lại nền kinh tế theo hướng giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và chú trọng nhiều hơn đến tiêu dùng. Người đứng đầu trang du lịch trực tuyến lớn của Trung Quốc, ông Fan Min, dự báo người già sẽ trở thành đối tượng chính của ngành du lịch Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hiện nay, mỗi năm Trung Quốc có 5 triệu khách đi du lịch nước ngoài, và đến năm 2030, con số đó có thể tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn nữa. Ngành du lịch Trung Quốc đang phải chuyển mình để thích nghi với đối tượng khách người già này, ví như họ đưa ra thêm nhiều lựa chọn tour du lịch giá rẻ với khách sạn chi phí thấp.

Không chỉ ngành du lịch đang phải tự điều chỉnh khi đối tượng khách cao tuổi đông đảo hơn, hàng loạt các ngành kinh doanh ô tô hay các bán hàng hóa trực tuyến cũng đang phải thích nghi với dân số ngày một nhiều người già của Trung Quốc.

Ngành y tế của Trung Quốc cũng đang thay đổi. Không giống như Nhật hay phương Tây, người Trung Quốc đã già quá nhanh trước khi họ giàu đủ để xây nên một hệ thống các nhà dưỡng lão cần thiết để đáp ứng cho nhóm dân số già. Nhưng khi hệ thống chăm sóc sức khỏe công không đủ để đáp ứng nhu cầu, các doanh nghiệp tư nhân không hề đứng ngoài cuộc.

Doanh nghiệp Trung Quốc đang chạy đua để phát triển các sản phẩm thông minh phục vụ cho người già, ví như các thiết bị có sẵn kết nối Internet để theo dõi sức khỏe của người dùng. Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị mở rộng thử nghiệm một chương trình cho phép theo dõi các giỏ hàng để đánh giá về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của đối tượng khách hàng các độ tuổi.

Là một “ông lớn” trong ngành kinh doanh các sản phẩm thiết yếu, Nestle thừa hiểu tất cả những xu thế này. Khi quảng bá về các sản phẩm sữa, Nestle mượn chính câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Về lâu dài, thái độ đó đồng nghĩa với việc đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự tham gia đầu tư quyết liệt của nhóm tập đoàn mạnh bao gồm Alibaba hay Baidu sẽ làm thay đổi ngành chăm sóc sức khỏe Trung Quốc.

Thế nhưng ngành bất động sản được dự báo sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất bởi nhóm dân số già. Tính đến năm 2015, Trung Quốc chỉ có 26 giường bệnh phục vụ cho 1.000 người già. Trong những thập kỷ tới, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không thể nhanh chóng xây dựng thêm được nhiều nhà dưỡng lão để đáp ứng cho nhu cầu của nhóm dân số già. Chính vì vậy cả chính phủ và doanh nghiệp sẽ cần phải sáng tạo hơn mới có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của nhóm dân số già.

Đã có nhiều sáng kiến được thử nghiệm và áp dụng, có thể kể đến việc cho dùng thử robot chăm sóc người già ở thành phố Hàng Châu hay hệ thống chăm sóc sức khỏe có kết nối Internet giúp phục vụ nhanh nhất cho nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, hệ thống sử dụng chip điện tử và công nghệ để phân tích dữ liệu cũng đang được phát triển rộng rãi hơn.

Với quy mô thị trường cực lớn, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không gặp quá nhiều khó khăn nếu họ muốn sản xuất ra thêm các thiết bị hỗ trợ người già có thể hoạt động tốt ở trong nước cũng như nước ngoài khi người già đi du lịch.


(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; cafef.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đ chính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.






_______________________________________________________________________________

FSC 20/11/2017



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 351.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương