Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)


Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt



tải về 1.21 Mb.
trang32/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Thuyết minh
Nước thải (NT) được chia thành hai dòng: nước thải từ việc tắm giặt của người dân trước khi cho vào hệ thống xử lý tập trung sẽ được cho qua lưới lọc rác. Nước thải từ các hầm tự hoại 3 ngăn và từ các nhà bếp, nhà hàng sau khi qua bể tách dầu theo hệ thống thoát nước riêng được dẫn đến bể tiếp nhận có đặt song chắn rác. Song chắn rác có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ có kích thước lớn, như bao ny lông, ống chích, bông băng, vải vụn… nhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía sau. Nước thải qua song chắn rác được bơm qua bể điều hoà bằng hệ thống 2 bơm chìm hoạt động luân phiên. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí 2 bơm chìm nước thải hoạt động luân phiên để bơm vào bể xử lý sinh học tiếp xúc. Trong bể sinh học hiếu khí kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor). Hỗn hợp này chảy đến bể lắng 2.
Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8.000 mg/L, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể sinh học (25-75% lưu lượng) để giử ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 2000 mg/L. Các thiết bị trong bể lắng gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống thanh gạt bùn - motour giảm tốc và máng răng cưa thu nước. Độ ẩm bùn hoạt tính dao động trong khoảng 98.5 - 99.5%. Lưu lượng bùn dư Qw thải ra mổi ngày được hút bỏ định kì.
Nước thải từ máng tràn, tiếp tục tự chảy vào bể chứa nước trung gian làm nhiệm vụ lưu chứa và bơm nước thải vào Bồn lọc áp lực. Bồn lọc áp lực có chức năng loại bỏ các cặn lơ lửng sau quá trình lắng, giảm độ màu, độ đục của nước thải. Từ bồn lọc áp lực, nước thải được dẫn sang bể tiếp xúc Clorine. Bể tiếp xúc được xây dựng với nhiều vách ngăn dạng zich-zắc nhằm xáo trộn dòng chảy, tăng cường khả năng tiếp xúc của nước thải và hóa chất khử trùng. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi. Hợp chất chlorine sử dụng ở dạng bột calcium hypochloride [Ca(OCl)2]. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng 3 - 15mg/L. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất. Nước thải sau khi khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn (TCVN 6772:2000) thải vào hệ thống thoát nước trong khu vực (rạch Mã Voi). Nước thải sau quá trình rửa lọc sẽ tuần hoàn trở lại bể tiếp nhận.
Bể chứa bùn tiếp nhận bùn dư từ bể lắng 2. Nhiệm vụ của bể chứa bùn làm giảm sinh khối của bùn họat tính, phần nước tách ra từ hỗn hợp bùn được dẫn về hầm bơm nước thải.

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương