ChuyểN ĐỔi số trong dạy và HỌC ĐẠi họC


Vai trò của giảng viên trong thời đại chuyển đổi số



tải về 34.59 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu16.02.2024
Kích34.59 Kb.
#56560
1   2   3   4   5   6
L.N.Dung - Chuyển đổi số trong dạy-học đại học
82103-Article Text-188102-1-10-20230729
4.2. Vai trò của giảng viên trong thời đại chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nên những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng trở thành công dân toàn cầu, trong đó có người thầy. Vai trò giảng viên trong thế kỷ XXI trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi mà tri thức hầu như vô tận.
Vai trò của người thầy sẽ là gì để giúp cho chính họ và sinh viên điều chỉnh những thay đổi xã hội trong giai đoạn hiện nay?
Thái độ đúng phải là chủ động, hào hứng đón nhận như một cơ hội đồng thời cũng là thách thức phải vượt qua. Người thầy xác định vấn đề cần quan tâm đặc biệt là đối tượng người học ngày nay rất khác trước, với động cơ tình cảm và sự quan tâm rộng hơn cả về không gian và thời gian. Nếu trước đây học để tham gia một vài lĩnh vực thì ngày nay, người học quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực nếu không nói là tất cả - chính sự khôn ngoan này giúp họ tồn tại trong xã hội thay đổi. Tri thức là vô tận do đó sự thay đổi đối với giảng viên là sống còn. Giảng viên cần gợi mở, định hướng nhiều hơn truyền đạt. Sinh viên học thực tế ảo mọi lúc, mọi nơi nên giảng viên cũng dạy thực tế ảo, tư duy sáng tạo (critical thinking); đáp ứng cái mới, sự thay đổi, cập nhật mới, khả năng tư duy nhận biết vấn đề, phản biện trước vấn đề mới, quản lý sự thay đổi, tiếp nhận tình huống có nghĩa là không ràng buôc vị trí thời gian, đa dạng nguồn (cá nhân hoá). Một môn dạy học thành công phải đáp ứng hai tiêu chí: tư duy môn học và kỹ năng mềm môn học. Vậy bộ công cụ đánh giá giảng viên là gi?
Nếu việc chuyển đổi số trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 về giáo dục có 3 trục chính là dạy học, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục thì năng lực của giảng viên trong bối cảnh chuyển đổi số cũng được đánh giá qua trục chính là năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, tiếng Anh và tin học.
*Năng lực chuyên môn
Gồm nền tảng kiến thứ chuyên môn đáp ứng yêu cầu cho việc giảng dạy, khả năng phát triển giáo trình giảng dạy phong phú, cập nhật thời đại, khả năng tổ chức lớp học đa dạng, ứng dụng công cụ công nghệ cho lớp học sinh động và tương tác đa chiều
* Năng lực sư phạm (quản lý giáo dục) và nghiên cứu khoa học
Năng lực hiểu sinh viên, năng lực chế biến, soạn giảng tài liệu học tập và năng lực tổ chức hoạt động, sử dụng phương pháp dạy, kỹ thuật dạy.
Có nhiều cách nghiên cứu khoa học. Hình thành hệ thống học liệu mở, chia sẻ thông tin cụ thể: giai đoan 1 là thế mạnh tập trung vào nhóm nhà khoa học, giai đoạn 2 là phát triển nhiều nhóm cộng đồng khác, giai đoạn 3 là phát triển hệ sinh thái mở rộng, trong nước và ngoài nước.
Đồng thời, giảng viên phải thể hiện rõ phẩm chất ở 5 lĩnh vực trách nhiệm: với sinh viên, với xã hội, với nghề nghiệp, với việc hoàn thành tốt công việc và với các giá trị cơ bản của con người.
5. Kết luận
Chuyển đổi số trong trường đại học nói chung, trong dạy và học đại học nói riêng cần được xem xét là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ, triệt để trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo, chứ không phải “nửa với” chỉ để ứng phó với đại dịch Covid. Trong chuyển đổi số thì quan trọng nhất không phải là công nghệ, kinh phí mà chính là quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu trường đại học và nhận thức sẵn sàng thay đổi của đội ngũ giảng viên. Chuyển đổi số thành công sẽ tạo ra bước đột phá trong quản lý, điều hành, tổ chức, cũng như trong nâng cao chất lượng giáo dục của trường đại học , tạo ra một hệ thống mở, linh hoạt, tạo điều kiện thực hiện chiến lược học tập suốt đời một cách hiệu quả hơn.



tải về 34.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương